Tham vấn y khoa: Bác sĩ Ngô Thị Vinh | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Tư 25, 2021
Mục Lục Bài Viết
Thông thường, khi tính trọng lượng của thai nhi sẽ gồm cả bọc ối. Có nhiều nguyên nhân khác nhau ảnh hưởng đến hiện tượng thai nhi bị sụt cân, điển hình như sau:
Nhiều mẹ thắc mắc tại sao đã có khẩu phần ăn đủ chất, trọng lượng cơ thể tăng đều nhưng em bé vẫn bị sụt cân? Lý do chính là các dưỡng chất chỉ vào mẹ không vào con, vì cách ăn uống thiếu khoa học. Điển hình như bạn tiêu thụ nhiều bánh ngọt, thức ăn chiên xào thì chất dinh dưỡng trẻ nhận được rất ít, thậm chí không có. Nếu mẹ dùng thịt cá, rau xanh,… thì mới mang đến lợi ích cho thai nhi.
Khi siêu âm thai bị sụt cân nhiều khả năng em bé đã chuẩn bị chào đời, mẹ bầu cần cẩn thận. Vì trong thời điểm này, lượng nước ối sẽ giảm đi đáng kể, khiến mẹ lầm tưởng con yêu bị sụt cân. Mẹ bầu nên đến bệnh viện ngay khi xuất hiện những dấu hiệu chuyển dạ như gò bụng dưới, rỉ ối, đau lưng,…
Trong trường hợp mẹ bầu mắc phải một số bệnh lý như tăng huyết áp, suy tim, suy dinh dưỡng, thiếu máu,… thì cân nặng của thai nhi cũng bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, chất dinh dưỡng và máu sẽ không thể cung cấp đầy đủ cho con qua bánh nhau, nếu mẹ chịu ảnh hưởng từ hội chứng tiền sản giật trong 3 tháng cuối thai kỳ.
Chẳng may thai nhi mắc phải một số triệu chứng bẩm sinh như hở van tim, suy tim,… có thể làm quá trình trao đổi chất trong tử cung bị chậm. Từ đó, về lâu dài sẽ khiến thai nhi bị sụt cân.
Trên đây là các nguyên nhân dẫn đến tình trạng siêu âm thai bị sụt cân. Mong rằng đã mang đến cho mẹ bầu thông tin hữu ích.
Để giúp mẹ bầu có góc nhìn đa chiều hơn về vấn đề siêu âm thai bị sụt cân. Phòng khám Đa khoa Phương Nam sẽ chia sẻ đến bạn cân nặng thai nhi chuẩn theo từng giai đoạn, cụ thể như sau:
Dựa vào chiều dài đầu mông, cân nặng của bé sẽ được ước tính gián tiếp trong giai đoạn trước 14 tuần tuổi. Sau tuần thứ 14, chẩn đoán trọng lượng thai nhi thông qua các chỉ số như chu vi đầu, đường kính lưỡng đỉnh, chu vi bụng, chiều dài xương đùi, đường kính ngang bụng,… Lúc này, trọng lượng của thai nhi dao động từ 14 – 15 gam, dài khoảng 5,4 cm.
Em bé được 14 – 17 tuần ít có sự khác biệt về cân nặng và gia tăng trọng lượng đều đặn. Nếu so với mức tiêu chuẩn, cân nặng của bé có phần chênh lệch đôi chút mẹ bầu chỉ cần ăn uống đầy đủ hơn, tình trạng này sẽ được khắc phục. Thai nhi 18 tuần có trọng lượng khoảng 190 gam và chiều dài đầu mông là 14,2 cm. Bước sang tuần 22 cân nặng của trẻ đạt ở mức 430 gam và khoảng 875 gam ở tuần thứ 27.
Thời điểm em bé tăng trưởng nhanh nhất là từ tuần 28 đến lúc ra đời. Tuy nhiên, càng về cuối thai kỳ lượng nước ối sẽ sụt giảm khiến mức tăng cân của trẻ cũng chững lại theo. Khi em bé được 28 tuần sẽ nặng khoảng 1000 gam. Lúc thai nhi được 40 tuần, trọng lượng dao động từ 3200 – 3500 gam.
Vậy mẹ phải làm gì khi siêu âm thai mà bị bị sụt cân? Khi nào có thể tự điều chỉnh tại nhà? Và thời điểm nào cần sự hỗ trợ từ bác sĩ?
Trong trường hợp siêu âm thai bị sụt cân có chỉ số không quá chênh lệch so với tiêu chuẩn, mẹ bầu đừng quá lo lắng. Bên cạnh đó, nếu nguyên nhân sụt cân xuất phát từ chế độ ăn của mẹ hoặc sắp đến ngày sinh, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên cải thiện trọng lượng cho thai nhi tại nhà. Thông qua việc điều chỉnh khẩu phần ăn uống và khoa học hơn điển hình như:
Tuy nhiên, nếu tình trạng sụt cân của trẻ trở nên nghiêm trọng, chỉ số siêu âm quá thấp so với tiêu chuẩn. Hoặc nguyên nhân được xác định đến từ những bệnh lý mà mẹ và bé đang mắc phải, bạn cần trao đổi với bác sĩ để có chỉ định điều trị nhanh chóng, phù hợp nhất. Từ đó, giúp hạn chế những rủi ro vô cùng nguy hiểm.