Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Văn Hòa | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng năm 3, 2021
Mục Lục Bài Viết
Trước khi giải đáp thắc mắc có nên tiêm chủng bạch hầu cho người lớn không, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về nguy cơ lây nhiễm nhé.
Vi khuẩn hình que (Corynebacterium Diphtheriae) là tác nhân gây bệnh truyền nhiễm cấp tính bạch hầu. Đặc trưng bệnh lý là quá trình viêm kết hợp với sự hình thành màng Fibrin tại vị trí xâm nhập của ngoại độc tố, tác nhân vào máu, khiến cơ thể gặp biến chứng nặng do nhiễm độc.
Mức độ nguy hiểm truyền nhiễm của bạch hầu được đánh giá nằm ở nhóm B theo Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm. Dẫn đến những biểu hiện cấp tính như có giả mạc ở thanh quản, mũi, hầu họng,… Các biến chứng khi bị nhiễm bạch hầu phải kể đến cụ thể là:
Vi khuẩn bạch hầu Corynebacterium Diphtheriae là nguyên nhân gây bệnh. Thông qua đường hô hấp, bạch hầu rất dễ lây lan từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Ngoài ra, nếu bạn chạm vào vật dụng dính chất bài tiết của người nhiễm bạch hầu cũng có nguy cơ bị lây. Kể từ lúc nhiễm bạch hầu sau khoảng 6 tuần, bệnh nhân đã có khả năng truyền bệnh cho người khác, ngay cả khi không xuất hiện triệu chứng gì.
Từ khi mới sinh ra, trẻ em đã được tiêm phòng bạch hầu, nên bệnh rất hiếm gặp. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể lây lan ở những địa điểm có tỷ lệ tiêm vacxin bạch hầu thấp. Ở nơi đó, người già trên 60 tuổi và trẻ em dưới 5 tuổi rất dễ bị nhiễm bệnh. Nguy cơ mắc bệnh cao cũng xảy ra với những trường hợp sau:
Bạn thấy đấy, bất kỳ ai cũng có thể bị bạch hầu dù là người lớn hay trẻ em nếu chưa được tiêm phòng bệnh bạch hầu. Do đó, tiến hành tiêm chủng bạch hầu cho người lớn là vô cùng cần thiết.
Mọi người nên che miệng khi hắt hơi hoặc ho, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, hạn chế tiếp xúc với người đang nghi ngờ nhiễm bệnh hoặc người bệnh, giữ vệ sinh hằng ngày để tránh mắc bạch hầu.
Đặc biệt, tiêm vacxin là phương pháp để ngừa bệnh bạch hầu hiệu quả và an toàn nhất. Vậy người lớn có tiêm vacxin bạch hầu được không? Dù là người lớn hay trẻ em đều cần chủng ngừa bạch hầu theo đúng phác đồ. Vì gần như không có chống chỉ định cho vacxin bạch hầu.
Sau khi chủng ngừa, một số phản ứng của vacxin có thể xuất hiện như đau, sưng đỏ tại vị trí tiêm, sốt và sẽ tự khỏi trong vòng 1 – 2 ngày. Tuy nhiên, bạn cần đến ngay cơ sở y tế thăm khám khi đối mặt với triệu chứng phát ban trên da, sốt cao không đáp ứng thuốc, tím tái, khó thở, hôn mê, ngủ li bì,…
Tiêm chủng bạch hầu cho người lớn mang đến kháng thể chống lại mầm bệnh và nâng cao sức khỏe, giúp cơ thể tránh được những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Do đó, bạn cần nắm rõ lịch tiêm để thực hiện sớm nhất có thể.
Mũi tiêm bạch hầu cho người lớn cụ thể như sau:
Nếu bạn đã được chủng ngừa các mũi đơn giản trước đó, hãy tiêm 1 mũi và nhắc lại sau mỗi 10 năm/lần. Trong trường hợp không rõ tiền sử tiêm hoặc chưa từng chủng ngừa cần thực đủ 3 mũi:
Lưu ý thêm, phụ nữ mang thai từ tuần 27 đến dưới 35 tuần, có thể chủng ngừa nhắc lại vacxin bạch hầu để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và em bé thật tốt.
Trên đây là lịch tiêm chủng bạch hầu cho người lớn cơ bản. Tùy theo độ tuổi, tình hình sức khỏe của từng cá nhân,… bác sĩ sẽ có chỉ định tiêm và gợi ý phác đồ phù hợp nhất.
Hiện nay, tại Việt Nam có hai loại vacxin dành cho người lớn được sử dụng rộng rãi là:
Cả hai loại vacxin kể trên đều được đánh giá cao về chất lượng và mức độ an toàn. Bên cạnh khả năng ngăn ngừa vi khuẩn bạch hầu, Adacel và Boostrix còn phòng được bệnh uốn ván, ho gà hiệu quả. Vậy tiêm bạch hầu bao nhiêu tiền? Sẽ phụ thuộc vào loại vacxin và cơ sở tiêm chủng, vì thế trước khi tiêm ngừa bạn cần liên hệ với cơ sở y tế để tìm hiểu rõ. Riêng tại Phương Nam Nam, tiêm vacxin bạch hầu có giá từ khoảng 1.300.000 – 1.350.000 VNĐ/mũi.