[Giải Đáp] Mẹ Cảm Cúm Có Nên Cho Con Bú Không?

Trang chủ > Chuyên khoa > Sản phụ khoa > Sản khoa > [Giải Đáp] Mẹ Cảm Cúm Có Nên Cho Con Bú Không?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Văn Hòa | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng sáu 3, 2021

Mắc bệnh cảm cúm là điều không ai mong muốn đặc biệt là chị em trong giai đoạn cho con bú. Vì lo lắng trẻ sẽ bị ảnh hưởng hoặc nhiễm bệnh khi bú. Vậy mẹ cảm cúm có nên cho con bú không? Mẹ nên làm gì để tránh lây cúm cho trẻ? Xem ngay bài viết này để tìm được đáp án mẹ nhé!

Tìm hiểu về virus cúm

Virus cúm (Influenza Virus) là tác nhân gây ra bệnh cúm, lây truyền qua đường hô hấp. Bệnh cúm có khả năng lây lan nhanh và vô cùng nguy hiểm nếu không được chữa trị đúng cách, kịp thời. Trẻ sơ sinh là một trong những đối tượng dễ mắc cúm nhất, vì có hệ miễn dịch yếu. Trẻ có thể đối mặt với những biến chứng nghiêm trọng do bệnh cúm gây ra như viêm phổi, viêm phế quản, viêm tai, viêm não,… thậm chí dẫn đến tử vong. Vậy mẹ cảm cúm có nên cho con bú không? Liệu có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của trẻ?

me-cam-cum-co-nen-cho-con-bu-1
Virus cúm chủ yếu lây truyền qua đường hô hấp

Mẹ cảm cúm có nên cho con bú không? Vì sao?

Để giải đáp được thắc mắc mẹ cảm cúm có nên cho con bú không, chúng ta cần hiểu rõ về quá trình xâm nhập của virus cúm. Theo nghiên cứu, virus cúm đặc biệt mẫn cảm với đường hô hấp và thông quá đó xâm nhập vào cơ thể. Tuy nhiên, việc gây bệnh không diễn ra dễ dàng. Chúng sẽ đối mặt với nhiều rào cản phòng ngự như đại thực bào luôn tuần tra canh gác cẩn thận, tế bào có thẩm quyền miễn dịch như Lympho và kháng thể IgA có sẵn trong dịch nhầy của đường hô hấp. Vì thế, khả năng xâm nhập vào tế bào của virus cúm sẽ bị giảm đáng kể.

Tuy nhiên, cũng có một tỷ lệ nhỏ các virus cúm thành công chui vào tế bào biểu mô hầu, họng, mũi,… Sau đó, bắt các tế bào này tổng hợp những virus mới và giải phóng ra thế hệ virus con cháu. Ở đường hô hấp, sự hủy hoại mang tính đồng loạt xuất hiện, do các virus này tiếp tục xâm nhập vào các tế bào liền kề. Virus sẽ đi vào máu và dẫn đến tình trạng nhiễm virus huyết nếu vượt qua mọi rào cản bảo vệ.

me-cam-cum-co-nen-cho-con-bu-2
Virus cúm có khả năng xâm nhập vào máu

Thế nhưng, hiện tượng nhiễm virus huyết rất khó xảy ra. Chỉ những đối tượng bị suy giảm miễn dịch nghiêm trọng hoặc có hệ miễn dịch yếu mới nhiễm virus huyết. Ở những trường hợp này, ngay cả khi các cơ quan như thận, tim, não bị tổn thương, thì việc virus cúm sinh tồn trong tuyến sữa là rất hiếm, có thể nói là không thể xảy ra. Vậy mẹ cảm cúm có nên cho con bú không?

me-cam-cum-co-nen-cho-con-bu-3
Mẹ có thể cho con bú khi bị cúm nhưng phải thật thận trọng

Chưa có bất kỳ bằng chứng khoa học nào chỉ ra rằng mẹ bị cúm sẽ truyền virus qua sữa. Tức là virus cúm không lây lan cho trẻ qua đường sữa mẹ. Nên mẹ vẫn có thể cho con bú mà chẳng cần lo lắng. Mặc dù virus cúm không truyền qua sữa, nhưng mẹ đừng chủ quan. Vì bệnh cúm lây truyền rất nhanh qua đường hô hấp. Trẻ sơ sinh sẽ dễ bị nhiễm cúm chỉ qua cái vuốt ve môi mũi hoặc hắt hơi của mẹ.

Thế nên trong giai đoạn cho con bú, mẹ hãy chăm sóc sức khỏe bản thân thật tốt để tránh mắc bệnh cúm. Nếu chẳng may nhiễm cúm, mẹ phải thật cẩn trọng nhằm ngăn ngừa khả năng lây lan cho con. Thắc mắc mẹ cảm cúm có nên cho con bú không đã được giải đáp. Vậy mẹ nên làm gì để tránh lây cúm cho trẻ?

Mẹ nên làm gì để tránh lây cúm cho trẻ?

me-cam-cum-co-nen-cho-con-bu-4
Mẹ bị cúm nên rửa tay thường xuyên

Nếu triệu chứng cảm cúm chỉ ở mức độ nhẹ, mẹ vẫn có thể cho con bú bình thường. Trong trường hợp biểu hiện bệnh chuyển biến nặng, liên tục hắt hơi, ho, chảy nước mũi, mệt mỏi,… mẹ nên tập trung chữa trị và dừng cho con bú.

Mẹ có thể cho bé bú trở lại khi các triệu chứng thuyên giảm, nhưng phải tuân thủ nguyên tắc cách ly. Tránh hắt hơi hay ho trực tiếp trước mặt trẻ, đeo khẩu trang khi cho con bú. Lau mũi hoặc ho vào khăn dùng 1 lần, thường xuyên dùng xà phòng rửa tay. Mẹ nên dùng nước ấm vệ sinh đầu ti sạch sẽ, tiêu diệt vi khuẩn trước khi cho con bú.

Mẹ không nên ngủ cùng con khi bị cúm, tốt nhất hãy ngủ ở phòng riêng. Mẹ chỉ nên tiếp xúc với bé nếu các triệu chứng cúm đã khỏi hẳn vào 2 tuần sau đó. Mẹ phải ngưng cho con bú ngay để nhập viện điều trị, nhằm tránh các biến chứng nguy hiểm khi mắc cúm nặng như viêm gan, viêm phổi, đồng nhiễm Virus Herpes, HIV hoặc tổn thương đầu ti. Mẹ có thể tự vắt sữa và nhờ người thân cho con bú bình. Nếu cần dùng thuốc, hãy tham khảo ý kiến từ bác sĩ trước.

Tóm lại, mẹ cảm cúm có nên cho con bú không sẽ phụ thuộc vào tình hình sức khỏe của mẹ. Nếu bệnh cúm diễn biến nhẹ, mẹ có thể cho trẻ bú bình thường, ngay cả khi phải dùng thuốc với liều lượng được chỉ định. Tuy nhiên, nếu bệnh chuyển biến nặng, mẹ nên dừng cho con bú và tập trung chữa trị trước. Để được tư vấn thêm, vui lòng liên hệ với Phòng khám Đa khoa Phương Nam qua Hotline 1800 2222 nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ