Tham vấn y khoa: Bác sĩ Cao Thị Bích Chi | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng sáu 5, 2021
Mục Lục Bài Viết
Trước khi tìm hiểu cách trị mụn cóc bằng nước muối, chúng ta nên biết những thông tin tổng quan về mụn cóc.
Mụn cóc hay còn gọi là mụn cơm. Mụn cóc là những khối u lành tính, u nhú trên bề mặt da, sần sùi, thông thường có kích thước nhỏ chỉ từ 2 mm – 2 cm. Đa phần màu của mụn cóc tiệp với màu da, đôi khi có màu xám đục, nâu hoặc đen. Mụn cóc tập trung nhiều hơn ở vùng xung quanh mắt, mặt, bàn chân, bàn tay,…
Mụn cóc là bệnh lý về da liễu khá phổ biến, theo thống kê, có hơn 40% dân số trên thế giới đối mặt với tình trạng này. Thủ phạm chính gây ra mụn cóc là Human Papillomavirus (Virus HPV). Virus sẽ xâm nhập vào cơ thể qua vết thương hở do chấn thương, trầy xước, bệnh tật làm hệ miễn dịch bị suy yếu hoặc dùng chung đồ cá nhân với người bị mụn cóc.
Nếu không được chữa trị kịp thời, mụn cóc sẽ mọc tràn lan khắp nơi, rất xấu xí, gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng. Do đó, ngay khi có những dấu hiệu ban đầu của bệnh, cần can thiệp xử lý sớm. Vậy trị mụn cóc bằng nước muối có hiệu quả như lời đồn không, cách thực hiện ra sao?
Hoạt chất trong nước muối mang đến khả năng kháng khuẩn, sát trùng cao. Do đó khi sử dụng, tế bào chết sẽ được tẩy rửa rất hiệu quả. Vì thế, nhiều người đã tin tưởng dùng nước muối trị mụn cóc và đạt được hiệu quả nhất định.
Để thực hiện cần chuẩn bị 1 cốc nước ấm và 1 ít muối tinh. Các bước cụ thể như sau:
Bước 1: Pha muối và nước ấm đến khi tan ra hết, tạo thành dung dịch nước muối loãng.
Bước 2: Dùng nước sạch vệ sinh vùng da bị mụn cóc thật kỹ, rồi lau khô lại cho ráo.
Bước 3: Dùng bông gòn thấm dung dịch nước muối vừa pha thoa lên khu vực bị mụn cóc, giữ yên khoảng 10 phút rồi dùng nước rửa sạch lại.
Để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất, nên kiên trì thực hiện phương pháp này đều đặn 2 – 3 lần/ngày và áp dụng liên tục trong vòng 1 tháng.
Làn da sẽ bị mất thẩm mỹ nghiêm trọng do mụn cóc. Tùy vào tình trạng của mụn cóc nhẹ hay nặng mà chọn cách xử lý sao cho phù hợp. Nếu áp dụng phương pháp dân gian như trị mụn cóc bằng nước muối tại nhà, cần phải kiên trì mới mang đến hiệu quả. Trong trường hợp mụn cóc viêm nhiễm nặng, bạn nên đến cơ sở y tế uy tín để được chữa trị kịp thời.
Sau khi tìm hiểu về cách trị mụn cóc bằng nước muối, mời mọi người cùng khám phá tiếp một số phương pháp khác giúp chữa mụn cóc tại nhà nhé!
Tỏi là nguyên liệu thiên nhiên giúp chữa mụn cóc hiệu quả. Vì trong thành phần có chứa Allicin mang đến khả năng sát trùng, tiêu diệt virus HPV và làm bong tróc các tế bào sừng. Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm 2 – 3 tép tỏi tươi và băng cá nhân.
Đầu tiên, bạn hãy bóc vỏ tỏi rồi giã nát ra. Sau đó bôi tỏi lên nốt mụn cóc và dùng băng cá nhân cố định lại, để qua đêm. Để phát huy hiệu quả tối ưu, bạn nên duy trì thực hiện liên tục trong vòng 1 – 2 tuần. Mụn cóc biến mất nhanh hay chậm sẽ phụ thuộc vào cơ địa của từng người.
Giấm táo giúp mài mòn mụn cóc nhờ chứa nhiều loại Axit làm mềm da, có tính sát khuẩn và khả năng tẩy tế bào chết cao. Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm có băng cá nhân, bông gòn và giấm táo. Cách thực hiện cũng rất đơn giản, bạn hãy dùng bông gòn thấm giấm táo và bôi vào vùng da bị mụn cóc. Sau đó, nhẹ nhàng dùng băng cá nhân bịt lại, để yên qua đêm. Thông thường, mụn cóc sẽ tự rụng mất sau 1 – 2 tuần áp dụng, mà không gây đau đớn gì.
Theo nghiên cứu khoa học, trong nhựa chuối có nhiều khoáng chất, sở hữu tính kháng viêm cao, giúp bào mòn các biểu bì sần sùi trên da. Bên cạnh đó, Kali trong vỏ chuối có tác dụng tiêu diệt virus HPV (tác nhân gây ra mụn cóc). Để thực hiện cách này, bạn nên tìm vỏ chuối sống và cắt một miếng nhỏ. Sau đó, chà xát vỏ chuối lên mụn cóc từ 3 – 5 lần/ngày. Hoặc bạn có thể đắp vỏ chuối lên mụn cóc, rồi cố định lại bằng băng cá nhân, để qua đêm.