Các Bệnh Về Da Ở Trẻ Em Thường Gặp Nhất Và Cách Phòng Ngừa

Trang chủ > Chuyên khoa > Trị liệu > Bệnh Da Liễu > Các Bệnh Về Da Ở Trẻ Em Thường Gặp Nhất Và Cách Phòng Ngừa

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Cao Thị Bích Chi | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng sáu 14, 2021

Các bệnh về da ở trẻ em sẽ không nguy hiểm nếu bố mẹ nắm cách nhận biết, hiểu rõ nguyên nhân và tuân thủ phương pháp chăm sóc khoa học. Vì thế, để trở thành những bậc phụ huynh thông thái, bạn hãy xem ngay bài viết này của Phòng khám Đa khoa Phương Nam nhé!

Tìm hiểu các bệnh về da ở trẻ em thường gặp nhất

Dưới đây là các bệnh về da ở trẻ em thường gặp, bố mẹ hãy cùng tìm hiểu ngay thôi.

Bệnh chạm sữa

Trẻ sau 3 tháng tuổi thường gặp bệnh chàm sữa. Khi mắc bệnh sẽ xuất hiện mụn nhỏ li ti ở hai bên má rồi từ từ lan đến trán và cằm. Chúng nhanh chóng vỡ ra khiến da bị rớm dịch và ửng đỏ. Trẻ rất dễ bị nhiễm khuẩn nếu không giữ gìn vệ sinh sạch sẽ. Trẻ cảm thấy khó chịu vì ngứa ngáy, da đỏ hơn và vết vỡ tiến hành đóng vảy. Có thông tin cho rằng bệnh nổi theo tuần trăng và tái phát nhiều lần.

cac-benh-ve-da-o-tre-em-2
Biểu hiện của bệnh chàm sữa

Rất khó để xác định nguyên nhân gây bệnh chạm sữa vì khá phức tạp. Di truyền được xem cho là một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến bệnh lý này. Thế nhưng, chàm sữa không phải là bệnh quá nguy hiểm. Bệnh có thể biến mất và chẳng để lại dấu tích gì khi bé được khoảng 2 tuổi.

Cách chăm sóc

  • Đưa bé đến cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám và nhận toa thuốc, thường là thuốc kháng Histamin và kem chống viêm.
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với thức ăn, bột giặt, chó, mèo,…
  • Cắt móng tay trẻ thật ngắn để ngăn ngừa hành động cào làm tổn thương da. Đồng thời thoa kem làm mềm da cho trẻ.
  • Đừng cho bé mặc đồ len, ưu tiên quần áo bằng cotton.
  • Đảm bảo quần áo của bé được xả thật kỹ với nước, nhằm hạn chế khả năng lưu lại nước xả vải, bột giặt.
  • Tránh dùng xà bông tắm cho trẻ. Nếu nhất định phải tắm, mẹ nên thêm vào nước tắm thuốc thoa dạng dịch lỏng sệt (Cetaphil).

Bệnh chốc lỡ

Biểu hiện của bệnh là xuất hiện những bóng nước dẹp, hình tròn. Bóng nước đục dần, có mủ vỡ ra, rồi đóng vảy màu vàng. Đây là tình trạng nhiễm khuẩn da nguyên phát, do vi khuẩn hoặc liên cầu khuẩn gây ra. Vùng cổ, mặt, cổ thường chịu tổn thương. Chốc có thể dẫn đến viêm hạch bạch huyết và lây lan sang vùng kề cận, cũng như để lại vết thâm lâu dài sau khi bong vảy.

cac-benh-ve-da-o-tre-em-1
Bệnh chốc ở trẻ nhỏ

Cách chăm sóc

  • Để được kê thuốc thuốc kháng sinh, kem thoa và đồ băng bó, mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ.
  • Dùng nước ấm rửa sạch vùng da đóng vảy và thấm khô.
  • Để tránh lây bệnh, nên dùng khăn tắm, khăn mặt loại sử dụng một lần rồi bỏ.
  • Nếu bé đã đi học, mẹ nên cho con nghỉ ở nhà điều trị đến khi khỏi hẳn. Vì trong các các bệnh về da ở trẻ em, chốc là loại rất dễ lây.

Bệnh mụn nhọt

Mụn nhọt chủ yếu do tụ cầu gây ra. Đây là tình trạng toàn bộ nang lông bị viêm và cả tổ chức xung quanh. Đỏ sưng rồi nóng gây đau nhức là biểu hiện ban đầu, dần dần mềm vỡ ra chảy mủ và tạo thành sẹo. Bất kỳ đâu trên cơ thể cũng có khả năng bị mụn nhọt, khiến trẻ quấy khóc, giảm chất lượng giấc ngủ vì đau nhức. Trẻ rất dễ mắc bệnh nếu tiêu thụ nhiều đồ ngọt, ăn ít trái cây, rau xanh, uống thiếu nước, sống trong môi trường kém vệ sinh, nóng bức và ẩm thấp.

cac-benh-ve-da-o-tre-em-3
Mụn nhọt khiến trẻ đau đớn

Cách chăm sóc

  • Khi trẻ có một trong những dấu hiệu bất thường như nhọt xuất hiện nhiều và gây đau đớn hơn, bắt đầu lan rộng, sau 2 – 3 ngày nhưng nhọt không bể ra, bố mẹ cần nhanh chóng đưa con đến bác sĩ thăm khám.
  • Nếu tình trạng bệnh diễn biến nhẹ, có thể dùng thuốc sát trùng hoặc cồn 70 – 90 độ chấm nhẹ vào vùng da nổi nhọt. Sau đó, dùng một miếng gạc che kín lại.
  • Tránh cố ý làm cho nhọt vỡ ra. Vì sẽ tạo điều kiện cho nhiễm trùng lan rộng và gây đau đớn.

Bệnh ghẻ

Trong các bệnh về da ở trẻ em, ghẻ cũng là bệnh dễ lây lan, vì làn da của con yêu vốn dĩ rất non nớt. Nhất là khi gia đình có người bị ghẻ thì nguy cơ trẻ mắc bệnh càng cao hơn. Triệu chứng thường gặp là xuất hiện mụn nước ở chân, kẽ tay, bộ phận sinh dục, bụng. Vào ban đêm gây ngứa nhiều khiến bé khó chịu, quấy khóc.

cac-benh-ve-da-o-tre-em-6
Bệnh ghẻ rất dễ lây lan

Cách chăm sóc

  • Để tránh lây nhiễm cho cộng đồng, trẻ bị bệnh ghẻ cần được điều trị sớm. Thậm chí người chăm sóc bé cũng nên được chữa trị dự phòng.
  • Nhằm phòng tránh bệnh, tốt nhất người thân trong gia đình không nên ngủ chung, dùng chung quần áo, chăn màn với trẻ.
  • Dùng xà phòng vệ sinh cá nhân cho bé mỗi ngày, đặc biệt là ở bẹn, rốn, kẽ ngón tay, chân,…

Bệnh viêm da do tã lót

Trẻ từ 9 – 12 tháng tuổi thường mắc bệnh. Trẻ là con gái và béo lại càng dễ bị viêm da do tã lót. Nguy cơ mắc bệnh của trẻ được nuôi bằng sữa bò cao hơn so với trẻ bú mẹ. Do nồng độ pH trong phân của bé uống sữa bò cao. Biểu hiện bệnh là xuất hiện các dát đỏ tại vùng tiếp xúc với quần tã như bụng dưới, đùi trên, mông,… Dấu hiệu cấp tính ở da vùng quấn tã là dát bóng, màu đỏ tươi, tiết dịch, sau đó bị bong vảy.

cac-benh-ve-da-o-tre-em-4
Trẻ dùng tã lót không thông thoáng, kém vệ sinh dễ bị viêm da

Trong các bệnh về da ở trẻ em, viêm da do tã lót có nhiều triều chứng khác nhau, phải kể đến là vết trợt, giảm sắc tố, u hạt lan tỏa, vảy nến, đỏ da, gây viêm hạch bẹn, tổn thương vùng sinh dục, viêm nhiễm hệ tiết niệu cấp tính ở trẻ nam.

Cách chăm sóc

  • Không cho vùng da bị viêm tiếp xúc với nước tẩy rửa, xà bông. Tránh gãy và luôn giữ vệ sinh khu vực viêm da.
  • Biện pháp phòng bệnh quan trọng nhất là vệ sinh cơ thể.
  • Sau khi trẻ đi đại, tiểu tiện, các mẹ hãy nhớ lau khô vùng mông, bẹn bằng nước ấm. Đồng thời chú ý thay tã lót thường xuyên, hạn chế dùng bỉm.
  • Tập cho bé ăn nhiều rau xanh, trái cây, uống đủ nước. Nếu mẹ còn cho con bú, hãy nâng cao chất lượng sữa thông qua khẩu phần ăn khoa học, nhiều khoáng chất và Vitamin hơn.
  • Để tránh gây bội nhiễm nguy hiểm, nếu trẻ mắc bệnh bố mẹ nên đưa con đến bác sĩ thăm khám và nhận chỉ định điều trị. Không nên tự ý chữa tại nhà.

Bệnh rôm sảy

Trong các bệnh về da ở trẻ em, rôm sảy rất phổ biến. Biểu hiện của bệnh là xuất hiện nhiều nốt đỏ và cứng thành mảng. Tiếp đó, phát ban ở những khu vực ra nhiều mồ hôi, dễ bị nóng như phía sau đầu gối, nách, khuỷu tay, bẹn, mặt, cổ,… Trẻ sẽ luôn cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, nhất là khi mồ hôi ra nhiều, thời tiết nóng bức. Nguyên nhân là do tuyến mồ hôi của bé bị tắc nghẽn.

cac-benh-ve-da-o-tre-em-5
Trẻ dễ bị rôm sảy khi thời tiết nóng bức

Cách chăm sóc

  • Hé mở cửa sổ để không khí lưu thông, tránh để nhiệt độ trong phòng cao quá.
  • Đừng quấn nhiều tã hay mặc quần áo dày cho trẻ.
  • Không nên để trẻ ăn nhiều đồ ngọt. Nhớ cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày.
  • Dùng nước khổ qua hay nước ấm sạch tắm bé và nhớ thấm khô.

Bệnh tay chân miệng

Trong các bệnh về da ở trẻ em phổ biến, tay chân miệng tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời. Virus Coxsackie là tác nhân gây bệnh. Tay chân miệng diễn ra nhiều vào đầu mùa thu và mùa hè. Sốt là dấu hiện ban đầu, sau đó gây phát ban ở chân, tay, miệng cũng như nhiều nơi trên cơ thể.

cac-benh-ve-da-o-tre-em-7
Tay chân miệng gây nguy hiểm nếu không chữa trị kịp thời

Bệnh có thể khiến miệng trẻ bị lỡ, tạo thành những vết loét đau đớn, làm khả năng ăn uống gặp khó khăn. Thông qua đường tiếp xúc bệnh rất dễ lây lan, đặc biệt là hắt hơi và ho.

Cách chăm sóc

  • Cho trẻ uống nhiều nước mát và dùng thức ăn lỏng.
  • Ngoại trừ các loại thuốc hạ sốt thông thường. Nếu cần cho trẻ dùng thuốc khác đều phải dựa theo chỉ định của bác sĩ.
  • Vệ sinh cơ thể cho bé mỗi ngày bằng nước sạch để tránh gây ra tình trạnh nhiễm khuẩn.
  • Dùng dung dịch sát khuẩn vết thương hở do bỏng nước để tránh bội nhiễm.
  • Người lớn khi chăm sóc bé nên đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng. Để tránh lây nhiễm cộng đồng, nên cách ly trẻ.
  • Bố mẹ nên theo dõi sát sao diễn biến bệnh của con. Nếu phát hiện bất thường cần thông báo ngay với bác sĩ.

Trên đây là dấu hiệu, nguyên nhân và cách chăm sóc đối với các bệnh về da ở trẻ em. Mong rằng đã mang đến cho quý phụ huynh những thông tin hữu ích.

Các phòng ngừa các bệnh về da ở trẻ em

Để phòng ngừa các bệnh về da ở trẻ em, bố mẹ nên lưu ý thực hiện một số cách như sau:

cac-benh-ve-da-o-tre-em-8
Mẹ nên tắm trẻ thật sạch sẽ mỗi ngày

Tăng cường rau củ, trái cây vào chế độ ăn

  • Mẹ nên cho bé dùng các thực phẩm nguyên chất bao gồm ngũ cốc, rau củ, trái cây,… khi con yêu bắt đầu ăn dặm.
  • Đặc biệt là măng tây và chuối, vì sở hữu nhiều Prebiotic, hỗ trợ nâng cao sức đề kháng cho trẻ.

Chủ động tăng sức đề kháng cho bé

  • Thông qua việc chủng ngừa vacxin, bổ sung HMO.
  • Nếu được hãy cho con bú suốt 2 năm đầu đời.

Tập cho con chơi đùa ngoài trời

  • Khuyến khích bé khám phá và chơi đùa bên ngoài. Để tạo điều kiện cho bé tiếp xúc với nhiều loại vi khuẩn khác nhau. Nhờ thế, hệ miễn dịch sẽ trở nên hoàn thiện hơn.
  • Sau khi trẻ chơi ngoài trời vào, vừa đi vệ sinh xong, lúc ốm hoặc trước bữa ăn, bố mẹ cần rửa tay cho con thật sạch sẽ.

Giữ vệ sinh giúp bé mỗi ngày

  • Để tránh các bệnh ngoài da, nên thường xuyên lau chùi, thay tã cho bé.
  • Mỗi ngày đều phải tắm trẻ thật sạch sẽ.

Các bệnh về da ở trẻ em sẽ không còn là vấn đề nguy hiểm, tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu bố mẹ có nền tảng kiến thức tốt trong quá trình chăm sóc bé. Mong rằng bài viết này sẽ giúp quý phụ huynh có thêm những thông tin hữu ích. Từ đó, hỗ trợ bé nhanh chóng hồi phục khi mắc bệnh da liễu. Nếu còn thắc mắc cần tư vấn, vui lòng liên hệ với Phòng khám Đa khoa Phương Nam qua Hotline 1800 2222 nhé!

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ