Cảm Cúm Uống Thuốc Gì Nhanh Khỏi? Lưu Ý Gì Khi Dùng Thuốc?

Trang chủ > Chuyên khoa > Nội khoa > Bệnh truyền nhiễm > Cảm Cúm Uống Thuốc Gì Nhanh Khỏi? Lưu Ý Gì Khi Dùng Thuốc?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Văn Hòa | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng sáu 21, 2021

Khi mắc cảm cúm, dù người lớn hay trẻ nhỏ cũng đều rất khó chịu vì phải đối mặt với các triệu chứng khác nhau. Đương nhiên, chúng ta ai cũng muốn tìm ra phương pháp chữa trị hợp lý. Vậy cảm cúm uống thuốc gì nhanh khỏi? Hãy cùng Phòng khám Đa khoa Phương Nam tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Nhận biết dấu hiệu bị cảm cúm

Để giải đáp thắc mắc cảm cúm uống thuốc gì nhanh khỏi, chúng ta cần biết được dấu hiệu của bệnh trước. Khi virus cúm tấn công, bạn sẽ đối mặt với một số triệu chứng như chảy mũi, nhức đầu, sốt, ho, đau họng, đau cơ (thậm chí là khắp cơ thể),… Những dấu hiệu này rất phổ biến và thường dễ nhận thấy ở trẻ em. Ở một số đối tượng có thể xuất hiện tình trạng sốt, sốt từ nhẹ, vừa đến cao hoặc rất cao. Đồng thời bị đổ mồ hôi, ớn lạnh, nhạy cảm hơn với ánh sáng, nước mắt sẽ chảy ra khi tiếp xúc với ánh sáng.

cam-cum-uong-thuoc-gi-nhanh-khoi-1
Chảy nước mũi là triệu chứng cảm cúm thường gặp

Bệnh cúm bùng phát mạnh mẽ vào thời điểm giao mùa từ thu sang đông, vì thời tiết ẩm thấp là môi trường lý tưởng để virus cúm phát triển. Đối với con người, hệ miễn dịch sẽ suy yếu khi thời tiết lạnh, nên rất dễ bị kích ứng, nhiễm bệnh. Triệu chứng của bệnh cúm sẽ giảm sau 1 – 2 tuần, rồi từ từ khỏi hẳn. Lúc này những biểu hiện đau đầu, sổ mũi, nhức mỏi cơ thể,… sẽ dần tan biến, sức khỏe của bạn hồi phục nhanh chóng. Vậy cảm cúm uống thuốc gì nhanh khỏi?

Cảm cúm uống thuốc gì nhanh khỏi?

Cảm cúm vốn là bệnh lý không gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và phổ biến. Bệnh nhân hầu hết đều có thể tự điều trị tại nhà theo chỉ định của bác sĩ. Trong trường hợp sốt cao hoặc đối mặt với các biến chứng nguy hiểm khác, cần đến cơ sở y tế thăm khám gấp. Tính đến thời điểm hiện tại, cảm cúm vẫn chưa có thuốc chữa trị đặc hiệu. Chỉ có thể dùng một số loại thuốc hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng, giúp bệnh nhân nhanh chóng khỏi bệnh. Cụ thể gồm có:

cam-cum-uong-thuoc-gi-nhanh-khoi-2
Nhóm thuốc nhức đầu, đau họng, giảm sốt sẽ được chỉ định khi mắc cảm cúm

Nhóm thuốc nhức đầu, đau họng, giảm sốt

Nhức đầu, đau họng, sốt khi cảm cúm uống thuốc gì? Cảm cúm nhức mỏi toàn thân uống thuốc gì? Trong trường hợp này, thuốc phổ biến nhất là Paracetamol. Thuốc này được đánh giá khá an toàn, giúp giảm đau, hạ sốt ở mức độ vừa và nhẹ hiệu quả, chỉ cần hướng dẫn liều dùng, không cần kê đơn.

Viên thuốc được chia liều uống cho từng đối tượng trẻ em và người lớn. Liều dùng Paracetamol dựa theo cân nặng. Cần sử dụng Paracetamol có khoảng cách giữa các lần hợp lý và đúng liều. Thông thường, mỗi lần dùng thuốc nên cách nhau 4 – 6 tiếng. Nếu lạm dụng Paracetamol sẽ dẫn đến tác dụng phụ, nhất là tổn thương gan mà không hề làm tăng hiệu quả điều trị.

Nhóm thuốc làm giảm triệu chứng ngạt mũi

Ngạt mũi khi bị cảm cúm uống thuốc gì nhanh khỏi? Các loại thuốc co mạch sẽ được áp dụng trong trường hợp này, dùng dưới dạng nhỏ mũi như Naphazolin, Xylometazolin,… Khi sử dụng hỗ trợ làm thông thoáng hốc mũi, co động mạch nhỏ, mao mạch và tĩnh mạch hang, đẩy máu đi nơi khác,…

Khi bị cảm cúm, những loại thuốc nhỏ này được khuyến khích dùng trong 3 – 5 ngày. Nếu lạm dụng kéo dài sẽ dẫn đến tác dụng phụ như làm khả năng ngửi kém, đau đầu, phù nề, viêm mũi,… Có nhiều loại thuốc làm giảm triệu chứng ngạt mũi với nồng độ khác nhau, nhất định phải chọn đúng để phù hợp với độ tuổi bệnh nhân.

Nhóm thuốc giảm ho

Mắc triệu chứng ho cảm cúm uống thuốc gì? Cảm cúm rát họng uống thuốc gì? Người bệnh sẽ không cần dùng thuốc nếu chỉ ho ít, ho nhẹ. Vì cơ bản, ho chỉ là phản ứng của cơ thể nhằm mục đích loại bỏ dị vật trong đường thở ra ngoài. Thuốc giảm ho sẽ được chỉ định khi ho thường xuyên, ho nhiều gây khó chịu, mệt mỏi và rát cổ họng. Trường hợp ho khan sẽ được điều trị hiệu quả bằng thuốc chứa thành phần Dextromethorphan hay Codein.

Cảm cúm sổ mũi uống thuốc gì? Để điều trị ho khan kèm theo ngạt mũi, sổ mũi, có thể dùng thuốc chứa Rhumenol, Atussin, Decolgen,… Những loại thuốc giảm ho Dextromethorphan chứa hoạt chất kháng Chlorpheniramine, Fexofenadine còn có khả năng giảm nhanh triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi. Mọi người nên lưu ý, không vận hành máy mọc hoặc lái xe sau khi dùng thuốc kháng Histamin, vì dễ khiến bản thân mất tập trung, buồn ngủ.

Nếu người bệnh cảm cúm ho có đờm, nên sử dụng thuốc chứa Acetylcystein, Bromhexin, Ambroxol,… giúp làm tiêu đờm, long đờm, hỗ trợ cơn ho bớt khó chịu hơn. Ngoài ra, súc họng bằng nước muối mỗi ngày, nhỏ mũi, uống trà gừng, nước chanh và mật ong nóng cũng giúp giảm ho, dịu họng, làm ấm cơ thể hiệu quả. Thắc mắc cảm cúm uống thuốc gì nhanh khỏi đã được giải đáp xong. Mong rằng đã mang đến cho bạn thông tin hữu ích.

Lưu ý khi sử dụng thuốc chữa cảm cúm

cam-cum-uong-thuoc-gi-nhanh-khoi-5
Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc cảm cúm

Để thuốc chữa cảm cúm phát huy tối ưu hiệu quả, bạn cần lưu ý thêm một số vấn đề dưới đây:

Người bị cao huyết áp không nên dùng thuốc thông mũi, bạn hãy trao đổi với bác sĩ về tình hình bệnh của mình. Đừng dùng thuốc thông mũi trị cảm quá 3 ngày, vì hiệu quả sẽ bị giảm xuống. Nếu sử dụng quá lâu có thể gây viêm màng nhầy mạn tính.

Dùng Paracetamol quá mức có thể làm tổn thương gan. Nên hãy dùng Paracetamol đúng liều lượng, không nên lạm dụng.

Nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi dùng thuốc cảm cúm. Vì nếu dùng nhiều loại thuốc trị cảm cùng một lúc không có liều lượng thích hợp sẽ gây hại cho sức khỏe.

Khi bị cảm cúm, bạn không nên uống thuốc kháng sinh, vì chẳng mang đến tác dụng gì. Dùng thuốc kháng sinh không đúng bệnh sẽ khiến bạn dễ đối mặt với tác dụng phụ.

Nếu trẻ nhỏ bị cảm cúm, tất cả các loại thuốc cho con dùng đều phải nhận được chỉ định từ bác sĩ, để tránh gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Thắc mắc cảm cúm uống thuốc gì nhanh khỏi vừa được Phòng khám Đa khoa Phương Nam giải đáp xong. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp sức khỏe của bạn nhanh chóng hồi phục, đẩy bệnh cúm lùi xa. Nếu còn câu hỏi khác cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1800 2222 nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ