[Phải Biết] Thai Nhi Lấy Dinh Dưỡng Từ Mẹ Như Thế Nào?

Trang chủ > Chuyên khoa > Sản phụ khoa > Sản khoa > [Phải Biết] Thai Nhi Lấy Dinh Dưỡng Từ Mẹ Như Thế Nào?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Ngô Thị Vinh | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng sáu 28, 2021

Dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của thai nhi. Do đó, bản thân mẹ bầu cần trang bị những kiến thức hữu ích để đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho thai kỳ. Em bé và nguồn dưỡng chất từ mẹ luôn có sự liên kết chặt chẽ không thể tách rời. Vậy thai nhi lấy dinh dưỡng từ mẹ như thế nào? Nhu cầu năng lượng cho bà bầu ra sao? Hãy cùng khám phá trong bài viết này nhé!

Sự phát triển của thai nhi

Để tìm hiểu thai nhi lấy dinh dưỡng từ mẹ như thế nào, chúng ta cần biết tiến trình phát triển của em bé trước, cụ thể như sau:

Quá trình thụ thai: Quá trình thụ tinh diễn ra khi tinh trùng từ bố xâm nhập vào trứng của mẹ. Tiếp theo, em bé cũng được hình thành. Trứng thụ tinh thành công sẽ phân chia thành nhiều tế bào, rồi di chuyển đến tử cung. Sau đó, phôi thai sẽ làm tổ và gắn vào nội mạc tử cung.

Thai nhi trong tháng đầu tiên: Túi ối và nhau thai bắt đầu xuất hiện trong tháng đầu tiên. Túi ối có nhiệm vụ tạo điều kiện cho em bé phát triển bình thường. Còn nhau thai truyền dinh dưỡng từ cơ thể người mẹ sang em bé để giúp ích cho tiến trình phát triển, đồng thời vận chuyển chất thải ra ngoài. Một số bộ phận cơ thể hình thành như tế bào máu, cổ họng, miệng, hệ thống tuần hoàn,…

thai-nhi-lay-dinh-duong-tu-me-nhu-the-nao-1
Ở tháng thứ 4 tay chân của bé đã dần hoàn thiện

Thai nhi trong tháng thứ 2: Kích thước của em bé dài khoảng 1,5 – 1,6 cm khi bước sang tháng thứ 2. Bên cạnh những cơ quan bên ngoài, các bộ phận ở trong cơ thể cũng đang phát triển như đường tiêu hóa, ống thần kinh và cơ quan cảm giác.

Thai nhi trong tháng thứ 3: Trong tháng thứ 3, ngón chân, ngón tay trở nên rõ rệt. Đồng thời, cơ quan sinh dục bắt đầu xuất hiện. Nhịp tim của thai nhi cũng có thể được bác sĩ đo được. Hệ tiết niệu, tuần hoàn và các cơ quan bên trong dần hoàn thành ở giai đoạn này.

Thai nhi trong tháng thứ 4: Vào tháng thứ 4, tay và chân của con đã dần hoàn thiện, bộ phận sinh dục cũng hiện lên rõ ràng hơn. Song song đó, tóc, lông mi, mí mắt bắt đầu phát triển. Hệ thần kinh của con yêu cũng đi vào hoạt động.

Thai nhi trong tháng thứ 5: Sang tháng thứ 5, một lớp gây hình thành trên da bé, lông tơ cũng mọc lên. Nhiều thai nhi có trọng lượng khoảng 300 gam và phát triển nhanh chóng, khiến bụng mẹ to hơn.

Thai nhi trong tháng thứ 6: Cơ thể con yêu gần như hoàn thiện trong giai đoạn này, nhất là khuôn mặt. Em bé đã có thể cảm nhận được ánh sáng và âm thanh. Thai nhi biết chuyển động để hồi đáp lại khi bạn giao tiếp với con.

Thai nhi trong tháng thứ 7: Trọng lượng của bé trong giai đoạn này đạt khoảng 1 – 1,5 kg. Khả năng phản xạ với âm thanh và ánh sáng nhạy cảm hơn nhiều. Chuyển động cũng mạnh mẽ và dễ để mẹ bầu cảm nhận. Thời điểm này nguy cơ sinh non rất cao. Do đó, mẹ bầu cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, sinh hoạt điều độ để bảo vệ sức khỏe bản thân và con yêu.

Thai nhi trong tháng thứ 8: Cơ thể bé gần như hoàn thiện ở tháng thứ 8, riêng phổi là chưa. Chuyển động của con vô cùng rõ ràng. Mẹ bầu nên dành thời gian khám thai 2 lần ở giai đoạn cuối thai kỳ, nhằm chuẩn bị kỹ lưỡng cho thời điểm lâm bồn. Lúc này, bé nặng khoảng 2 kg, lớp mỡ dưới da tiếp tục phát triển.

Thai nhi trong tháng thứ 9: Não và phổi của con phát triển cực nhanh chóng ở tháng thứ 9, các cơ quan khác đã hoàn thiện. Trọng lượng của bé dao động từ 2,9 – 3,5 kg.

Nhìn chúng, trong bất kỳ giai đoạn nào bé cũng cần được mẹ bảo vệ và cung cấp dưỡng chất để phát triển. Nếu thiếu hụt chất dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và phát triển của thai nhi, tiềm ẩn nhiều rủi ro nguy hiểm. Vậy thai nhi lấy dinh dưỡng từ mẹ như thế nào?

Thai nhi lấy dinh dưỡng từ mẹ như thế nào?

Nhằm giải đáp thắc mắc thai nhi lấy dinh dưỡng từ mẹ như thế nào. Phòng khám Đa khoa Phương Nam sẽ mô tả lại con đường đi của thức ăn đến thai nhi.

thai-nhi-lay-dinh-duong-tu-me-nhu-the-nao-3
Dưỡng chất ngấm vào máu mẹ bầu rồi truyền sang con qua nhau thai

Ban đầu, thức ăn sẽ đi qua thực quản của mẹ. Sau khi di chuyển xuống dạ dày, thức ăn phân chia thành Protein, chất béo và Glucose. Tiêu hóa xong, dưỡng chất sẽ ngấm vào máu của mẹ bầu, rồi truyền sang cho con qua nhau thai.

Các yếu tố gây hại cho thai nhi sẽ bị loại bỏ trong quá trình thẩm thấu hiệu quả. Song song đó, những nguyên tố khác được giữ lại như chất cồn, Cafein, khoáng chất, Vitamin, Protein, chất béo, Glucose, Oxy,… Các dưỡng chất này sẽ truyền sang thai nhi thông qua dây rốn, bằng cách đi qua đường máu. Trong quá trình nhận dưỡng chất, nhau thai đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Quá trình trao đổi chất giữa mẹ và em bé diễn ra như sau: Máu của mẹ bầu chảy qua các mao mạch bên trong nhau thai, đồng thời mang theo những dưỡng chất như Oxy, chất béo, Protein, Glucose,… chuyển đến bào thai. Yếu tố gây hại bị loại bỏ, chất dinh dưỡng thì vượt qua và được hấp thụ bởi mạng lưới các mạch máu dày đặc trong nhau thai. Sau đó, thông qua dây rốn, chúng sẽ được chuyển vào cơ thể bé.

Bất kỳ thứ gì mẹ bầu ăn được cũng sẽ chuyển xuống ruột non và hấp thụ vào máu trong thời gian mang thai. Tiếp theo, nguồn máu giàu dinh dưỡng sẽ được vận chuyển đến nhau thai, rồi thông qua dây rốn truyền cho em bé. Bây giờ bạn đã hiểu thai nhi lấy dinh dưỡng từ mẹ như thế nào rồi phải không. Mong rằng các thông tin trên sẽ hữu ích với bạn.

Nhu cầu năng lượng và dinh dưỡng cho bà bầu

Sau khi tìm hiểu thai nhi lấy dinh dưỡng từ mẹ như thế nào. Chúng ta hãy cùng khám phá nhu cầu năng lượng và dinh dưỡng mẹ bầu cần trong thai kỳ thông qua bảng dưới đây nhé.

Giai đoạn thai kỳ Trọng lượng thai nhi Số cân mẹ bầu cần tăng Nhóm chất thiết yếu mỗi ngày và nhu cầu năng lượng cho phụ nữ mang thai
Năng lượng (Kcal) Chất bột đường (gam) Chất đạm (gam) Chất béo (gam) Chất xơ (gam)
Trước mang thai 2050 290 – 360 60 45 – 57 25
3 tháng đầu 100 gam 0 – 1 kg 2100 300 – 370 61 46,5 – 58,5 28
3 tháng giữa 1 kg 4 – 5 kg 2300 325 – 400 70 52,5 – 64,5 28
3 tháng cuối 2 kg 5 – 6 kg 2500 385 – 430 91 60 – 72 28
Tổng 9 tháng 9 – 12 kg

(Chi tiết!)

Chỉ số cân nặng cần tăng cao hơn đối với những mẹ bầu mang song thai và bác sĩ sẽ đưa ra khuyến cáo về tốc độ tăng trưởng sao cho phù hợp.

Những quan niệm sai lầm về chế độ ăn cho bà bầu

Tất cả chúng ta đã biết thai nhi lấy dinh dưỡng từ mẹ như thế nào. Đồng thời, Đa khoa Phương Nam cũng vừa cung cấp thêm cho bạn nhu cầu năng lượng và dinh dưỡng mà mẹ bầu cần trong thai kỳ. Trước khi kết thúc bài viết, hãy cùng nhau nhận ra những quan điểm sai lầm trong chế độ dinh dưỡng nhé.

thai-nhi-lay-dinh-duong-tu-me-nhu-the-nao-5
Nhịn ăn khi ốm nghén là quan điểm sai lầm

Ăn cho hai người

Nhiều thai phụ cố gắng ăn thật nhiều, gấp đôi nhu cầu năng lượng so với bình thường, bổ sung liên tục thực phẩm bổ dưỡng với mong muốn con yêu thêm to khỏe. Thế nhưng, lối suy nghĩ “mang thai ăn cho hai người” này dễ dẫn đến tình trạng tăng cân mất kiểm soát, làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh đột quỵ, tim mạch, tiểu đường, trầm cảm, vô sinh thứ phát,… Ngoài ra, việc chuyển dạ sẽ gặp khó khăn nếu thai nhi to quá mức. Không những thế, hành trình giảm cân sau sinh của chị em cũng trở nên gian nan hơn.

Nhịn ăn khi bị ốm nghén

Nhiều mẹ bầu mệt mỏi, khó chịu khi bị nôn mửa, ốm nghén trong thai kỳ. Có ý kiến cho rằng nếu thai phụ nhịn ăn, không nạp thêm thực phẩm sẽ tránh được tình trạng nôn mửa. Tuy nhiên, suy nghĩ này hoàn toàn phản khoa học. Việc nhịn ăn sẽ khiến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi bị ảnh hưởng. Thể trạng thai phụ nhanh chóng suy kiệt, còn em bé chậm phát triển. Để giảm tình trạng ốm nghén, mẹ bầu nên chia nhỏ khẩu phần ăn đồng thơi thay đổi phương pháp chế biến.

Thắc mắc thai nhi lấy dinh dưỡng từ mẹ như thế nào đã được Phòng khám Đa khoa Phương Nam giải đáp xong. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp mẹ bầu nâng cao kiến thức, từ đó có những quyết định đúng đắn hơn trong quá trình chăm sóc thai kỳ. Nếu còn câu hỏi khác cần tư vấn, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1800 2222 nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ