[Cần Biết] Mẹ Bị Tiểu Đường Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi Không?

Trang chủ > Chuyên khoa > Sản phụ khoa > Sản khoa > [Cần Biết] Mẹ Bị Tiểu Đường Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi Không?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Ngô Thị Vinh | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng sáu 28, 2021

Tiểu đường thai kỳ là một trong những bệnh lý thường gặp khiến các mẹ bầu lo lắng, vì tiềm ẩn nhiều rủi ro khó lường. Vậy mẹ bị tiểu đường có ảnh hưởng đến thai nhi và bản thân không? Nên điều trị và phòng ngừa bệnh như thế nào hiệu quả? Theo dõi ngay bài viết này để đi tìm câu trả lời bạn nhé!

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Trước khi tìm hiểu mẹ bị tiểu đường có ảnh hưởng đến thai nhi không, chúng ta cần biết thế nào là bệnh tiểu đường thai kỳ. Tình trạng tuyến tụy không sản xuất đủ lượng nội tiết tố Insulin nhằm đáp ứng nhu cầu của cơ thể gọi là tiểu đường thai kỳ. Muốn vận chuyển Glucose từ mạch máu vào tế bào cần có sự hỗ trợ của Insulin.

me-bi-tieu-duong-co-anh-huong-den-thai-nhi-1
Mẹ bầu ngoài 30 tuổi dễ bị tiểu đường thai kỳ

Phụ nữ mang thai sẽ bị tiểu đường thai kỳ nếu lượng đường trong máu quá cao. Dựa trên xét nghiệm đường huyết, tiểu đường thai kỳ được xác định cụ thể như sau:

  • Chỉ số đường huyết của người bình thường trước bữa ăn là 4 – 5,9 mmol/L. Sau bữa ăn ít nhất 90 phút chỉ số dưới 7,8 mmol/L.
  • Chỉ số đường huyết trước bữa ăn của người bị đái tháo đường type 1 từ 4 – 7 mmol/L. Sau bữa ăn ít nhất 90 phút chỉ số dưới 8,5 mmol/L.
  • Chỉ số đường huyết trước bữa ăn của người bị đái tháo đường type 2 từ 4 – 7 mmol/L. Sau bữa ăn ít nhất 90 phút chỉ số dao động từ 5 – 9 mmol/L.

Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường thai kỳ là:

  • Mẹ bầu có thai khi ngoài 30 tuổi.
  • Mẹ bầu có người thân trong gia đình mắc bệnh tiểu đường type 2.
  • Người bị béo phì, thừa cân trước và trong quá trình mang thai.
  • Mẹ bầu có tiền sử tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước đó.

Mẹ bị tiểu đường có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Mẹ bị tiểu đường có ảnh hưởng đến thai nhi không? Nhiều mẹ bầu vẫn có thể sinh con khỏe mạnh bình thường dù bị tiểu đường thai kỳ. Đa phần những trường hợp này được phát hiện kịp thời và nhanh chóng can thiệp bằng cách tập luyện, điều chỉnh chế độ ăn, đồng thời kiểm soát lượng đường trong máu thông qua phương pháp dùng thuốc.

Tuy nhiên, nếu không được chữa trị, bệnh tiểu đường của mẹ vẫn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến em bé. Vì nếu đường huyết tăng cao liên tục, lượng đường dư thừa sẽ tích tụ trong cơ thể con yêu. Lúc này, để xử lý lượng đường thừa, tụy của bé phải sản sinh nhiều Insulin.

me-bi-tieu-duong-co-anh-huong-den-thai-nhi-2
Bệnh tiểu đường thai kỳ có khả năng ảnh hưởng đến thai nhi

Quá nhiều Insulin và đường trong máu có thể khiến thai nhi bị thừa cân. Ngoài ra, trong giai đoạn chuyển dạ và mang thai, nếu chỉ số đường huyết cao tiềm ẩn nguy cơ khiến bé bị hạ đường huyết sau khi sinh. Nguyên nhân là do để đáp ứng với nồng độ đường huyết cao trong cơ thể mẹ, thai nhi đã phải sản xuất nhiều Insulin hơn. Khi trẻ bị hạ đường huyết sẽ xuất hiện những triệu chứng như co giật, mắt đảo, bú khó khăn, da xanh, có vấn đề hô hấp, lừ đừ, ngủ gà, tay chân mềm, khóc thét hoặc khóc yếu,…

Đối với em bé bị sinh non đồng thời có nồng độ đường huyết khó kiểm soát, sẽ dễ mắc phải những bệnh lý về hô hấp khi ra đời. Bên cạnh đó, nguy cơ bị vàng da của con cũng tăng cao hơn. Ngoài ra, tim và phổi của thai nhi có thể bị ảnh hưởng nếu mẹ bầu bị tiểu đường. Chức năng hô hấp và tim sẽ gặp vấn đề. Thêm vào đó, đái tháo đường thai kỳ đôi khi dẫn đến tình trạng trẻ không lấy đủ Oxy vào máu, thở nhanh hơn do cơ tim dày lên.

Thắc mắc mẹ bị tiểu đường có ảnh hưởng đến thai nhi không vừa được giải đáp xong. Mong rằng đã mang đến cho mẹ bầu những thông tin hữu ích. Vậy sức khỏe của mẹ bầu sẽ chịu tác động như thế nào từ bệnh tiểu đường thai kỳ?

Mẹ bị tiểu đường có nguy hiểm không?

Mẹ bị tiểu đường có ảnh hưởng đến thai nhi, đồng thời sức khỏe bản thân cũng chịu tác động tiêu cực. Thai phụ mắc đái tháo đường thai kỳ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn niệu, nếu kiểm soát Glucose huyết tương không tốt. Nhiễm khuẩn niệu đôi khi không có bất kỳ triệu chứng lâm sàng nào. Tuy nhiên, cần phải điều trị sớm vì bệnh làm Glucose huyết tương của thai phụ mất cân bằng. Nếu không nhanh chóng chữa trị sẽ dẫn đến biến chứng viêm đài bể thận cấp. Từ đó, gây ra hàng loạt tai biến khác như nhiễm trùng ối, sinh non, nhiễm Ceton,…

me-bi-tieu-duong-co-anh-huong-den-thai-nhi-3
Tiểu đường thai kỳ có thể gây ra biến chứng cho mẹ bầu

Theo một số nghiên cứu, phụ nữ có tiền sử tiểu đường thai kỳ sẽ đối mặt với nguy cơ mắc đái tháo đường type 2 trong tương lai. Ngoài ra, mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ sẽ dễ mắc lại bệnh lý này trong những lần mang thai tiếp theo. Họ cũng dễ tăng cân quá mức, béo phì sau sinh nếu không có chế độ luyện tập và ăn uống phù hợp. Bên cạnh đó, tiểu đường thai kỳ còn tiềm ẩn nhiều rủi ro khác như:

  • Nguy cơ sảy thai gia tăng.
  • Tăng khả năng gặp chấn thương trong quá trình sinh nở vì em bé quá lớn. Lúc này, thường được bác sĩ chỉ định sinh mổ.
  • Gia tăng nguy cơ mắc tiền sản giật.
  • Tăng khả năng bị băng huyết, nhiễm trùng sau sinh.
  • Gia tăng nguy cơ bị tiểu đường sau khi sinh.

Điều trị tiểu đường thai kỳ

Mẹ bị tiểu đường có ảnh hưởng đến thai nhi và sức khỏe của bản thân. Vậy bệnh lý này cần phải điều trị như thế nào?

me-bi-tieu-duong-co-anh-huong-den-thai-nhi-4
Mẹ bầu cần điều chỉnh chế độ ăn khi bị tiểu đường thai kỳ

Dùng thuốc

Để kiểm soát đường huyết, bệnh nhân tiểu đường thường dùng Insulin trước khi mang thai. Bác sĩ sẽ tăng liều Insulin trong thời kỳ mang thai. Insulin là loại thuốc không gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi và được đánh giá an toàn. Trước và trong thời kỳ mang thai, có thể áp dụng liệu pháp bơm Insulin. Tuy nhiên, bạn cần chuyển sang Insulin dạng tiêm trong một vài trường hợp. Nếu người bệnh tiểu đường thường kiểm soát đường huyết bằng thuốc uống, bác sĩ có thể đề nghị chuyển sang dùng Insulin hoặc đổi liều lượng thuốc trong giai đoạn mang thai.

Điều chỉnh chế độ ăn uống

Để có một thai kỳ khỏe mạnh, chế độ ăn uống hợp lý, cân bằng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vì sự phát triển và tăng trưởng của thai nhi phụ thuộc chủ yếu vào các thực phẩm mà mẹ bầu bổ sung mỗi ngày. Đối với mẹ bầu đang mắc bệnh tiểu đường thì vai trò của chế độ ăn uống lại càng lớn. Đường huyết có thể quá cao hoặc thấp nếu ăn uống sai cách, từ đó làm ảnh hưởng đến thai nhi và mẹ bầu. Thai phụ cần trao đổi kỹ lưỡng với bác sĩ để thiết lập một chế độ ăn phù hợp nhất.

Luyện tập thể dục

Nếu bị tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu nên dành thời gian luyện tập thể dục thường xuyên. Bằng cách này giúp giữ mức đường huyết nằm trong giới hạn bình thường, đồng thời mang đến những lợi ích khác như giảm triệu chứng đầy hơi, táo bón, đau lưng, cải thiện giấc ngủ, tăng cường thể lực và kiểm soát cân nặng.

Phòng chống bệnh tiểu đường thai kỳ

Mẹ bị tiểu đường có ảnh hưởng đến thai nhi cũng như sức khỏe bản thân, thế nên việc chủ động phòng chống là vô cùng cần thiết. Nhiều thai phụ vẫn mắc bệnh tiểu đường dù không ăn quá nhiều đồ ngọt, chất béo. Nguyên nhân là do cơ thể khi mang thai thay đổi, so với mức bình thường nhu cầu năng lượng cao hơn. Từ đó, lượng đường mà thể trạng cần để đáp ứng nhu cầu năng lượng cũng gia tăng.

Thế nhưng, lượng Insulin phù hợp để chuyển hóa đường trong cơ thể không được sản xuất kịp, khiến mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Ngoài ra, việc sản xuất Insulin trong cơ thể cũng bị ảnh hưởng vì nội tiết tố thay đổi, gây rối loạn nội tiết. Do đó, chị em phụ nữ nên có biện pháp phòng ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ hiệu quả, cụ thể như sau:

me-bi-tieu-duong-co-anh-huong-den-thai-nhi-6
Mẹ bầu nên thường xuyên vận động

Vận động thường xuyên

Các mẹ bầu chỉ nên tập luyện một cách nhẹ nhàng, giữ cho nhịp tim không vượt ngưỡng 140 lần/phút. Với 30 phút luyện tập hàng ngày sẽ hỗ trợ cơ thể dung nạp Glucose thuận lợi, khắc phục triệu chứng chuột rút, đau lưng và đẩy lùi tiểu đường,…

Áp dụng chế độ ăn uống khoa học

Mẹ bầu nên bổ sung vào bữa ăn những thực phẩm ít chất béo và Calo, giàu chất xơ. Đặc biệt, nên ăn các loại ngũ cốc, rau xanh và hoa quả. Kiểm soát lượng thực phẩm nạp vào cơ thể và không bỏ bữa.

Duy trì cân nặng tại mức ổn định

Hiện tượng kháng Insulin có thể xảy ra do tăng cân quá nhiều. Vì thế, thai phụ cần kiểm soát cân nặng sao cho mẹ bầu và con không tăng trên 12 – 14 kg. Nếu cần thiết, trước khi mang thai bạn nên giảm cân để thai kỳ diễn ra thuận lợi hơn.

Kiểm tra định kỳ

Để ngăn chặn và có biện pháp chữa bệnh tiểu đường thai kỳ phù hợp, mẹ bầu cần theo dõi những biến động của cơ thể bằng cách phòng tăng huyết áp, kiểm soát đường huyết ổn định HbA1c không quá 6,5, tránh tình trạng phù nề chân, tay, mặt,…

Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý

Mẹ bầu nên nghỉ ngơi nhiều hơn, hạn chế làm việc trong thời kỳ thai nghén. Không những thế, phải luôn giữ tâm trạng vui vẻ, thoải mái, tránh tâm lý buồn chán, lo lắng, stress,…

Tóm lại, mẹ bị tiểu đường có ảnh hưởng đến thai nhi và sức khỏe của bản thân. Do đó, mẹ bầu nên áp dụng biện pháp phòng ngừa và chữa trị sao cho hiệu quả, khoa học nhất, nhằm có được một thai kỳ thuận lợi, đảm bảo con yêu khỏe mạnh, an toàn. Nếu còn thắc mắc khác cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ với Phòng khám Đa khoa Phương Nam qua Hotline 1800 2222 nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ