Tham vấn y khoa: Bác sĩ Ngô Thị Vinh | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng bảy 12, 2021
Mục Lục Bài Viết
Trước khi giải đáp thắc mắc thai nhi nằm lệch bên trái có nguy hiểm không, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về túi thai nhé.
Túi thai hay túi nước ối là một túi chất lỏng nằm trong dạ con hỗ trợ bao bọc, nuôi dưỡng thai nhi từ lúc hình thành đến khi chào đời. Túi thai có chứa Protein, Phospholipid, Lipid, Carbohydrate và Ure để cung cấp cho bào thai, giúp bé dễ dàng cử động và di chuyển trong bụng mẹ, phòng tránh những va đập gây ra tổn thương.
Thông qua hình ảnh siêu âm, có thể nhìn thấy túi thai từ ngày thứ 17, đường kính rơi vào khoảng 2 – 3 mm. Chị em cũng đừng quá lo lắng nếu siêu âm sau 17 ngày vẫn chưa thấy túi thai, vì thời gian xuất hiện còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Mẹ sẽ biết chính xác sự có mặt của túi thai trong cơ thể trễ nhất là khoảng tuần thai thứ 5 – 6.
Phôi thai sẽ di chuyển về buồng tử cung để tiến hành làm tổ sau khi xảy ra quá trình thụ tinh. Đáy buồng tử cung là vị trí mà phôi thai thường làm tổ. Em bé sẽ phát triển không ngừng trong suốt 9 tháng 10 ngày và vị trí của túi thai vì thế cũng thay đổi theo. Ở 6 tháng đầu tiên, thai nhi sẽ thay đổi vị trí liên tục như xoay dọc, xoay ngang, lệnh bên trái hay phải, thậm chí nhào lộn,… do lúc này so với kích thước của bé, túi ối vẫn còn rộng rãi.
Kích thước túi thai sẽ to lên bắt đầu từ tháng thứ 7. Lúc này bé sẽ ít vận động hơn vì cảm thấy chật chội và đây cũng là giai đoạn định hình vị trị túi thai, nhằm chuẩn bị sẵn sàng cho kỳ sinh nở. Thông qua hoạt động của con, bạn sẽ cảm nhận được vị trí của đầu, chân thai nhi. Lúc em bé được 34 tuần sẽ có sự định hình ngôi thai mông hoặc đầu,… Vậy nếu thai nhi nằm lệch bên trái có nguy hiểm không?
Nhiều mẹ bầu khi đi siêu âm định kỳ nhận kết quả từ bác sĩ là thai nằm lệch trái trong buồng tử cung. Hiện tượng này nhìn chung có 2 trường hợp xảy ra như sau:
Thế thai nhi nằm lệch bên trái có nguy hiểm không? Vì thai vẫn nằm trong buồng tử cung nên cả 2 trường hợp đều không quá nguy hiểm. Do đó, mẹ bầu đừng lo lắng.
Ngoài ra, không ít mẹ bầu cảm thấy hoang mang khi bụng bỗng dưng lệch hẳn sang bên trái hoặc gồ lên về phía trái. Hiện tượng này thường xảy ra từ tuần thứ 24 trở đi. Trái ngược với sự bất an của chị em vì cho rằng thai có vấn đề. Tình trạng bụng mẹ bầu thỉnh thoảng bị lệch, xuất hiện chỗ gò lên như bàn chân, khuỷu tay của bé, thay đổi hình dạng,… là biểu hiện cho thấy thai nhi đang phát triển bình thường, khỏe mạnh. Bé chỉ đang đùa nghịch trong bụng và có phản ứng với âm thanh từ bên ngoài hoặc mùi vị đồ ăn.
Nếu thấy bụng mình lệch về bên trái, hơi biến dạng mẹ bầu đừng quá bận tâm. Rất nhanh sau đó bụng sẽ về lại hình dạng cũ khi bé trở mình.
Sau khi tìm hiểu thai nhi nằm lệch bên trái có nguy hiểm không, mẹ bầu hãy lưu ý thêm một số vấn đề dưới đây để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và con yêu trong bụng nhé.
Mẹ bầu nên khám thai 1 lần/tháng theo khuyến nghị của bác sĩ, nhằm kiểm tra tình hình sức khỏe của bản thân và em bé. Nếu chị em không thể thực hiện đúng lịch, thì vẫn phải đảm bảo thăm khám vào 3 mốc thời gian quan trọng là tuần 11 – 13, tuần 21 – 24 và tuần 30 – 32. Ngoài ra, nếu xuất hiện triệu chứng bất thường như đau bụng, ra huyết,… mẹ bầu phải đến gặp bác sĩ kiểm tra ngay.
Mẹ bầu cần có chế độ dinh dưỡng khoa học, đủ cho nhu cầu của bản thân và thai nhi. Ưu tiên các nhóm thực phẩm như tinh bột, chất đạm, rau xanh, trái cây, chất béo, bổ sung Axit Folic, Canxi, Sắt, Vitamin,… và uống 2 – 3 lít nước mỗi ngày. Đồng thời, chị em phải tránh món ăn nóng, tái sống, rượu bia, dứa, đu đủ xanh, nước dừa và rau ngót (trong ba tháng đầu),…
Ngày sinh thực tế có thể sớm hoặc muộn hơn dự đoán. Do đó, nếu đã đến ngày dự sinh mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ, bạn cũng đừng vội lo lắng. Tốt nhất, mẹ bầu nên khám thai định kỳ để được bác sĩ tư vấn kỹ lưỡng.
Sau cùng, để đảm bảo thai nhi phát triển tốt và duy trì tình trạng sức khỏe ổn định cho bản thân, mẹ bầu phải: