Xin chào bác sĩ! Em vừa có thai lần đầu được 1 tháng rưỡi nên vẫn còn nhiều bỡ ngỡ. Không biết có thai mấy tháng thì bụng to? Kích thước bụng bầu sẽ thay đổi thế nào trong thai kỳ? Bụng bầu lớn hơn thì có hiện tượng gì? Em cần lưu ý gì về kích thước của bụng? Mong rằng sẽ nhận được tư vấn từ bác sĩ. Em xin cảm ơn bác sĩ nhiều ạ!
Xin chào bạn Thái Trân, cảm ơn bạn vì đặt câu hỏi cho Đa khoa Phương Nam. Những thắc mắc của bạn sẽ được Bác sĩ Nguyễn Xuân Hòa – Giám đốc Phòng Khám Đa khoa Phương Nam giải đáp cụ thể như sau:
Có thai mấy tháng thì bụng to? Trên thực tế có thai mấy tháng thì bụng to còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người. Không thể khẳng định người này giống người kia và ngược lại. Nếu chị em có tạng người cao ráo, thon gọn thì mang thai ít thấy bụng. Ngược lại, người có sẵn lớp mỡ bụng dày, dáng nhỏ nhắn thì sẽ rất dễ thấy rõ bụng khi mang thai.
Bên cạnh đó, có thai mấy tháng thì bụng to còn phụ thuộc vào số lần mang bầu. Thông thường, trong lần đầu mang thai bụng sẽ lộ rõ hơn các lần tiếp theo. Nhìn chung, vào tháng thứ 3 của thai kỳ, chị em có thể nhận thấy bụng hơi nhô lên. Bụng sẽ nhô lên rõ hơn khi bước sang tháng thứ 4, 5. Mẹ nên bổ sung đầy đủ dưỡng chất trong khoảng thời gian này để thai nhi phát triển tốt.
Nhiều chị em gần như không có dấu hiệu tăng cân ở tam cá nguyệt đầu tiên. Nhưng lại tăng cân rõ rệt từ tháng thứ 4 trở đi. Đa khoa Phương Nam vừa giải đáp cho bạn câu hỏi có thai mấy tháng thì bụng to. Tiếp theo, bác sĩ sẽ gửi đến bạn những thông tin về kích thước bụng bầu qua từng giai đoạn của thai kỳ nhé.
Kích thước bụng bầu của mẹ qua từng tháng thai kỳ
Giai đoạn đầu thai kỳ
Có thai mấy tháng thì bụng to? Đa phần chị em có bầu 1 tháng sẽ không thấy bụng to. Một vài trường hợp đã bắt đầu bị ốm nghén từ giai đoạn này.
Đến tháng thứ hai, mẹ bầu sẽ cảm thấy mệt mỏi, có dấu hiệu “phát nhiệt”, bầu ngực to lên, đi tiểu nhiều, núm vú nhạy cảm hơn. Lúc này vòng 2 của bạn sẽ to hơn so với bình thường.
Ở tháng thứ 3, thai phụ thường bị tiêu chảy hoặc táo bón, bụng nhô rõ hơn và số lần đi tiểu tăng lên. Bên cạnh đó, đầu vú trở nên sậm màu, kích thước bầu ngực cũng gia tăng.
Giai đoạn giữa thai kỳ
Ở tháng thứ 4, tâm lý và cơ thể của mẹ bầu đã ổn định, mang đến cảm giác dễ chịu, thoải mái hơn. Trong giai đoạn này, âm đạo tiết dịch càng nhiều và tần suất đi tiểu tiện vẫn gia tăng. Lúc này cả mẹ và thai nhi đều cần được bổ sung thêm chất dinh dưỡng.
Có thai mấy tháng thì bụng to? Tại tháng thứ 5, bụng bầu sẽ lộ ra rất rõ, vì trọng lượng cơ thể của chị em gia tăng đáng kể. Bên cạnh đó, tử cung cũng “nở” lớn hơn, tạo áp lực chèn lên phần bụng phía trên, khiến thai phụ thường bị chướng bụng, tiêu hóa không tốt.
Vào tháng thứ 6, bụng ngày càng phát triển, cân nặng cũng gia tăng thêm. Mẹ bầu dễ cảm thấy mệt rã rời, vùng thắt lưng đau mỏi.
Giai đoạn cuối thai kỳ
Thân hình mẹ bầu có sự thay đổi rõ rệt ở tháng thứ 7, tử cung phát triển lớn hơn. Bên cạnh đó, thai phụ sẽ thường bị bí tiện, chuột rút cẳng chân, đau buốt vùng xương chậu và lưng.
Ở tháng thứ 8, thai phụ bắt đầu chửa “vượt mặt”, cử động tương đối nặng nề, cân nặng cơ thể tăng nhiều, có hiện tượng phù thũng.
Những hiện tượng khi bụng bầu lớn lên
Bụng bầu to theo từng giai đoạn thai kỳ chứng tỏ em bé đang phát triển tốt. Tuy nhiện mẹ bầu cũng sẽ đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe. Do đó, bên cạnh việc tìm hiểu xem có thai mấy tháng thì bụng to, bạn cần biết về những hiện tượng khi bụng bầu lớn lên, thông qua các yếu tố:
Cân nặng
Nhiều chị em cho rằng bản thân có thể ăn uống thoải mái khi mang thai. Tuy nhiên, mẹ bầu chỉ cần bổ sung khoảng 200 calo mỗi ngày. Thai phụ không nên ăn uống quá đà. Ngay cả khi số cân gia tăng trong thai kỳ của mỗi người là khác nhau. Nhưng đa phần thai phụ đều không tăng cân quá nhiều.
Các vết rạn
Nếu chị em không có vết rạn ở ngực, bụng khi mang thai thì điều đó thật sự may mắn. Vì đa phần mẹ bầu đều rất dễ bị rạn do làn da kéo căng quá mức. Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc tăng cân nhanh và quá mức trong thời gian ngắn. Những loại kem dưỡng ẩm và xoa bóp giàu Vitamin E có khả năng làm da bớt khô, dịu cơn ngứa nhưng không thể phòng vết ran. Do đó, yếu tố then chốt để ngăn ngừa rạn da là tăng cân vừa phải.
Dấu hiệu trên bụng
Chị em sẽ thấy một vệt đậm, dài trên bụng của mình. Đường này hình thành do sắc tố, Melanin được sản xuất quá nhiều trong tam cá nguyệt thứ hai. Dấu hiệu trên hoàn toàn bình thường, bạn không cần lo lắng, chúng sẽ mờ dần sau khi sinh xong.
Bé đạp bụng bầu
Từ tuần 20, các chuyển động đầu tiên của em bé sẽ xuất hiện và ngày càng mạnh hơn trong những tháng tiếp theo. Mẹ bầu thậm chí sẽ thấy những đường lượn sóng, hình bàn tay, bàn chân, thậm chí khuỷu tay xuất hiện trên bụng.
Những lưu ý về kích thước của bụng bầu
Chị em hãy nhớ rằng kích thước bụng nhỏ hơn so với mẹ bầu khác không có nghĩa là em bé phát triển kém, mà nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Do đó, mẹ bầu hãy lưu ý:
Chu vi vùng bụng tăng quá nhanh, đặc biệt trong giai đoạn gần đến ngày sinh, thì đó có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Bệnh lý này hoàn toàn không tốt cho cả em bé và thai phụ. Em bé bị tiểu đường sẽ có kích thước to lớn hơn, đối mặt với nguy cơ suy hô hấp, tụt đường huyết,…
Tăng cân ít hay nhiều sẽ phụ thuộc vào chế độ vận động, dinh dưỡng và tình trạng sức khỏe của mẹ bầu.
Nếu mẹ kiểm soát cân nặng ổn định thì sẽ có được thể trạng khỏe mạnh, cải thiện khả năng sinh nở,…
Hãy lắng nghe cơ thể chính mình và thu nạp thực phẩm lành mạnh. Không cần phải ăn một loại thực phẩm nào đó quá nhiều. Hãy dùng những món bạn thích nhưng phải kiêng thực phẩm gây hại.
Mẹ bầu hãy vận động đều đặn mỗi ngày để tránh bệnh tiểu đường thai kỳ, thừa cân.
Thắc mắc có thai mấy tháng thì bụng to và những câu hỏi liên quan khác đã được bác sĩ của Đa khoa Phương Nam giải đáp xong. Mong rằng bạn Thái Trân đã có thêm thông tin hữu ích. Từ đó chăm sóc thai kỳ thật tốt và lâm bồn bình an nhé. Nếu cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1800 2222!