Xét Nghiệm Nội Tiết Chuẩn Bị Mang Thai – Những Điều Cần Biết

Trang chủ > Chuyên khoa > Sản phụ khoa > Sản khoa > Xét Nghiệm Nội Tiết Chuẩn Bị Mang Thai – Những Điều Cần Biết

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trương Thị Hương | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng năm 5, 2022

Xét nghiệm nội tiết chuẩn bị mang thai có ý nghĩa rất quan trọng đối với các cặp vợ chồng chuẩn bị có con. Để hiểu hơn về phương pháp xét nghiệm nội tiết tố cũng như những vấn đề liên quan đến kỹ thuật này, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Xét nghiệm nội tiết tố là gì?

Trước khi tìm hiểu lý do vì sao nên xét nghiệm nội tiết chuẩn bị mang thai, chúng ta cùng tìm hiểu xét nghiệm nội tiết tố là gì nhé!

Xét nghiệm nội tiết tố là xét nghiệm kiểm tra nồng độ tiết tố trong cơ thể, từ đó phát hiện ra những bất thường hoặc tình trạng rối loạn nội tiết tố. Qua xét nghiệm này, bác sĩ sẽ đánh giá được khả năng sinh sản của một người cùng như phát hiện nguy cơ vô sinh, để có phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả, nâng cao khả năng mang thai.

xét nghiệm nội tiết chuẩn bị mang thai
Xét nghiệm nội tiết chuẩn bị mang thai có ý nghĩa rất quan trọng.

Xét nghiệm nội tiết chuẩn bị mang thai gồm những gì?

Xét nghiệm nội tiết chuẩn bị mang thai gồm có xét nghiệm nội tiết tố nam và xét nghiệm nội tiết tố nữ. Cụ thể như sau:

1/ Xét nghiệm nội tiết tố nam

Xét nghiệm nội tiết tố nam giúp kiểm tra nội tiết tố ở nam giới, giúp xác định chuẩn xác nguyên nhân việc thụ thai không hiệu quả. Xét nghiệm này gồm có:

Xét nghiệm Testosterone nam: Hormone Testosterone là loại hormone có thể làm tăng kích thích, khoái cảm ở nam giới. Do đó tiến hành kiểm tra Testosterone sẽ giúp đánh giá khả năng sinh dục cũng như hứng thú tình dục. Nếu nồng độ Testosterone thấp thì nguy cơ suy giảm ham muốn và chức năng sinh sản sẽ cao hơn.

Xét nghiệm FSH: Xét nghiệm này giúp tìm ra nguyên nhân nam giới không có tinh trùng, từ đó có phương pháp điều trị phù hợp.

2. Xét nghiệm nội tiết tố nữ

Xét nghiệm nội tiết tố nữ sẽ bao gồm nhiều kỹ thuật hơn so với xét nghiệm nội tiết tố nam giới, cụ thể như sau:

Xét nghiệm Testosterone: Trong cơ thể của nữ giới cũng có 1 lượng Testosterone nhất định, do đó, việc xét nghiệm Testosterone cũng giúp đánh giá ham muốn tình dục ở nữ giới. Thường thì nếu nồng độ Testosterone ở mức 15 – 70 mg/dL thì được xem là bình thường. Nếu nồng độ này cao hơn bình thường thì có nghĩa nữ giới đang có nguy cơ mắc u hoặc đa nang buồn trứng.

Xét nghiệm Progesterone: Xét nghiệm này giúp kiểm tra nồng độ Progesterone trong cơ thể nữ giới, xét nghiệm này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, bởi vớssi phụ nữ đang mang thai thì chỉ khi nồng độ Progesterone đủ cao, thai nhi mới được bảo vệ tốt hơn.

  • Progesterone ở mức 5 – 20 ng/ mL mới được xem là bình thường đối với phụ nữ đang trong chu kỳ kinh nguyệt bởi vì Progesterone có khả năng ức chế quá trình rụng trứng, thúc đầy sự tăng trưởng của niêm mạc tử cung và tuyến vú. Tuy nhiên, nếu nữ giới có mức Progesterone cao hơn mức trên ở những ngày bình thường sẽ dễ gây cảm giác mệt mỏi, đau ngực, trầm cảm, thậm chí là giảm ham muốn,…

Xét nghiệm Estrogen: Xét nghiệm này có thể đo lường được nồng độ Estradiol, tìm ra nguyên nhân gât rối loạn kinh nguyệt, đau đầu, rụng tóc,… Bởi nồng độ Estradiol bình thường sẽ ở mức từ 70 – 220 pmol/L hoặc 20 – 60 pg/mL.

Xét nghiệm LH: Xét nghiệm này nếu có kết quả ở mức 0,8 – 26 IU/L thì có nghĩa nồng độ LH đang ở mức bình thường. Xét nghiệm này cũng vô cùng quan trọng bởi nó giúp đánh giá khả năng làm chín noãn và giải phóng noãn. Thường thì nồng độ LH cao hơn mức bình thường, chị em phụ nữ sẽ rất dễ bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.

Xét nghiệm FSH: Đây là xét nghiệm đánh giá tình trạng dự trữ của buồng trứng, giúp quyết định khả năng mang thai ở nữ giới. Người có nồng độ FSH quá cao sẽ dễ bị đa nang buồng trứng. Nồng độ bình thường của FSH là 1,4 – 9,6 IU/L.

Xét nghiệm AMH: Xét nghiệm này giúp đánh giá tình trạng hiếm muộn ở cũng như khả năng sinh sản ở nữ giới. Nếu nồng độ AMH từ 2 – 6,8 ng/ml thì có nghĩa đang ở giới hạn an toàn.

Xét nghiệm Prolactin: Xét nghiệm Prolactin giúp đánh giá nguy cơ vô sinh và khả năng tiết sữa ở nữ giới. Nồng độ Prolactin từ 127 – 637 μU/mL thì có nghĩa là bình thường, nếu nồng độ này cao hơn thì phụ nữ rất dễ bị ảnh hưởng.

Xét nghiệm nội tiết chuẩn bị mang thai gồm những gì?
Xét nghiệm nội tiết chuẩn bị mang thai gồm có xét nghiệm nội tiết tố nam và nữ

Nên làm xét nghiệm nội tiết chuẩn bị mang thai khi nào?

Theo các chuyên gia y tế, việc xét nghiệm nội tiết chuẩn bị mang thai nên tiến hành càng sớm càng tốt, cụ thể, chị em càng phải đi xét nghiệm nội tiết nếu đang gặp phải các vấn đề sau:

  • Bị vô sinh, hiếm muộn, không thể thụ thai.
  • Bị vô kinh dù đã đến tuổi dậy thì.
  • Nữ giới từng cắt vỏ buồng trứng.
  • Nữ giới bị rối loạn kinh nguyệt thường xuyên, rong kinh kéo dài.
  • Người bị thiếu hụt nội tiết tố hoặc rối loạn nặng.
  • Người khó mang thai, phải can thiệp bằng thụ tinh ống nghiệm.
Nên làm xét nghiệm nội tiết chuẩn bị mang thai khi nào?
Phụ nữ có vấn đề về sinh nở nên đi xét nghiệm nội tiết chuẩn bị mang thai.

Thời điểm xét nghiệm nội tiết chuẩn bị mang thai

Khi có ý định xét nghiệm nội tiết chuẩn bị mang thai, tốt nhất bạn nên tiến hành vào các thời điểm sau:

  • Xét nghiệm Estrogen, Prolactin, Testosterone: Có thể tiến hành bất cứ lúc nào.
  • Xét nghiệm LH và FSH: Nên tiến hành từ ngày thứ 2 cho đến ngày thứ 4 của chu kỳ kinh nguyệt.
  • Xét nghiệm Progesterone: Những chị em có chu kỳ kinh nguyệt duy trì ở 28 ngày, nên thực hiện xét nghiệm Progesterone vào ngày 21, những người có chu kỳ ngắn hoặc dài hơn thì cần xin tư vấn cụ thể hơn từ bác sĩ.
Thời điểm xét nghiệm nội tiết chuẩn bị mang thai
Nên đi xét nghiệm nội tiết chuẩn bị mang thai vào thời gian phù hợp.

Quy trình xét nghiệm nội tiết chuẩn bị mang thai

Quy trình xét nghiệm nội tiết chuẩn bị mang thai được tiến hành khá đơn giản, chỉ cần qua 2 bước chính:

Bước 1: Thăm khám lâm sàng

  • Bác sĩ tiến hành thăm khám toàn diện cho nữ giới, hỏi thăm kỹ lưỡng tình hình sức khỏe, tiền sử bệnh lý, các vấn đề liên quan về chu kỳ kinh nguyệt, cân nặng, chiều cao, thể lực,…
  • Bước thăm khám lâm sàng này giúp bác sĩ đánh giá tình trạng nội tiết bị rối loạn ở mức tổng quan.

Bước 2: Xét nghiệm nội tiết tố

  • Sau khi kiểm tra lâm sàng, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm nội tiết tố để chẩn đoán tình trạng sinh sản, khả năng dự trữ buồng trứng, sự phát triển của noãn,…

Ảnh hưởng của rối loạn nội tiết ở nữ giới

Tình trạng rối loạn nội tiết tố khi mang thai gây rất nhiều tác hại xấu với sức khỏe. Cụ thể như:

  • Rối loạn nội tiết tố gây đau đầu, mệt mỏi, mất ngủ, nổi mụn.
  • Gây tăng cân, giảm ham muốn tình dục, rối loạn tiêu hóa.
  • Tình trạng rối loạn nội tiết kéo dài còn gây suy giảm chức năng tử cung, buồng trứng, gây vô sinh.
  • Ngoài ra, nội tiết tố bị rối loạn còn gây sạm da, nám da và gây tăng sản tuyến vú, dẫn đến ung thư vú.
Ảnh hưởng của rối loạn nội tiết ở nữ giới
Rối loạn nội tiết ở nữ giới có thể gây vô sinh, trầm cảm.

Cần làm gì trước khi xét nghiệm nội tiết chuẩn bị mang thai?

Khi tiến hành xét nghiệm nội tiết chuẩn bị mang thai, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Nam giới nếu đang sử dụng các loại thuốc điều trị cần ngưng uống khi tiến hành xét nghiệm nội tiết tố vì nó gây ảnh hưởng đến việc kiểm tra nồng độ Testosterone.
  • Báo với bác sĩ về tình trạng bệnh, các loại thuốc đang sử dụng hay những dấu hiệu bất thường ở cơ thể.
  • Nên ngủ đủ giấc, giữ tinh thần thoải mái, dễ chịu và nên đi xét nghiệm vào đúng thời điểm đã được chỉ định.

Xét nghiệm nội tiết tố nữ hết bao nhiêu tiền?

Hiện nay chi phí xét nghiệm nội tiết chuẩn bị mang thai phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố. Nhưng để bạn có cái nhìn tổng quan hơn, chúng tôi sẽ chia sẻ bảng giá cụ thể của một số loại xét nghiệm nội tiết.

Lưu ý là mức giá có thể sẽ thay đổi tùy vào thời gian hoặc chi phí vận hành.

Loại xét nghiệm Giá dịch vụ hoặc khám BHYT Giá dịch vụ theo yêu cầu có hẹn giờ trước
FSH 80.000 VNĐ 120,000 đồng
LH 80.000 VNĐ 120,000 đồng
Estradiol 80.000 VNĐ 120,000 đồng
Progesteron 80.000 VNĐ 120,000 đồng
Testosteron 93.000 VNĐ 120,000 đồng
Prolactin 80.000 VNĐ 120,000 đồng
Xét nghiệm nội tiết tố nữ hết bao nhiêu tiền?
Chi phí xét nghiệm nội tiết tố nữ phụ thuộc vào loại xét nghiệm sẽ tiến hành.

Xét nghiệm nội tiết cho nữ có cần nhịn ăn không?

Để đảm bảo kết quả chuẩn xác nhất thì các chuyên gia y tế khuyến khích mọi người không nên sử dụng chất kích thích trước khi tiến hành xét nghiệm nội tiết tố. Và xét nghiệm nội tiết tố cũng không ngoại lệ.

Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể ăn uống những thực phẩm khác mà không cần phải nhịn ăn. Điều này có nghĩa là xét nghiệm nội tiết tố không cần nhịn ăn nhé!

Xét nghiệm nội tiết là lấy máu ở đâu?

Thực tế thì có khá nhiều cảm thấy lo lắng khi tiến hành xét nghiệm máu nội tiết vì nghĩ nó khá đáng sợ. Tuy nhiên, bạn không cần quá băn khoăn đâu nhé! Vì giống như những phương pháp xét nghiệm khác, xét nghiệm nội tiết tố cũng chỉ cần lấy 1 lượng máu nhỏ ở cánh tay.

Xét nghiệm nội tiết là lấy máu ở đâu?
Xét nghiệm nội tiết lấy máu ở tay.

Một số xét nghiệm khác cần thực hiện khi chuẩn bị mang thai

Bên cạnh xét nghiệm nội tiết chuẩn bị mang thai thì nữ giới thường được khuyến khích tiến hành thêm các loại xét nghiệm như:

  • Xét nghiệm hormone tuyến giáp
  • Xét nghiệm tỷ lệ hồng cầu lắng
  • Thử nghiệm vitamin D3 và vitamin B12
  • Xét nghiệm máu toàn bộ
  • Xét nghiệm VDRL
  • Xét nghiệm đường huyết
  • Xét nghiệm Rubella IgG

Mong rằng những chia sẻ về xét nghiệm nội tiết chuẩn bị mang thai trên đây sẽ hữu ích với mọi người. Nếu còn thắc mắc nào liên quan cần tư vấn, vui lòng liên hệ đến hotline 1800 2222 hoặc của Đa khoa Phương Nam để được hỗ trợ tận tình hơn.

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ