Chụp X-quang Sau Bao Lâu Thì Nên Có Thai?

Trang chủ > Chuyên khoa > Sản phụ khoa > Sản khoa > Chụp X-quang Sau Bao Lâu Thì Nên Có Thai?

Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng ba 27, 2023

Nhiều người quan tâm đến vấn đề chụp X-quang sau bao lâu thì nên có thai. Mức độ ảnh hưởng của tia X phụ thuộc vào nồng độ tác dụng, số lần chụp cũng như thời gian tiếp xúc. Hãy cùng Đa khoa Phương Nam tìm hiểu ngay câu trả lời trong bài viết này bạn nhé!

Chụp X quang là gì?

Để có câu trả lời về vấn đề chụp X-quang sau bao lâu thì nên có thai thì trước tiên bạn cần hiểu rõ về bản chất của tia X là gì? 

Chụp X quang là gì?
Chụp X quang giúp bác sĩ thăm khám được vùng bên trong cơ thể

Tia X là những chùm bức xạ ngắn, khó nhìn thấy bằng mắt thường. Chúng có thể đi xuyên qua mô cơ thể và phóng ra khi thực hiện kỹ thuật chụp X quang. Đây là kỹ thuật được áp dụng phổ biến để chẩn đoán bệnh lý về xương khớp, phổi cũng như các cơ quan khác.

Tùy thuộc vào loại, mức độ và liều lượng bức xạ sử dụng mà sẽ có tác hại đến cơ thể khác nhau. Nguyên lý cơ bản của kỹ thuật chụp X quang là sử dụng tia X để đâm xuyên qua mô mềm, tế bào trong cơ thể.

Chụp X quang trước khi mang thai có nguy hiểm không?

Chụp X quang trước khi mang thai có nguy hiểm không?
Nhiều người thắc mắc chụp X quang trước khi mang thai có bị vấn đề gì không?

Đơn vị đo lường khả năng hấp thụ tia bức xạrad, 1 rad = 1,000 millirad. Mỗi ngày cơ thể con người nhận được liều phơi nhiễm từ mặt trời, trái đất là khoảng 100 millirad. Bên cạnh đó còn có lượng bức xạ từ các thiết bị điện tử như tivi, lò vi sóng,…

Tuy nhiên, những nguồn bức xạ này khá nhỏ và hiếm khi gây nguy hại đến cho mẹ. Theo các số liệu nghiên cứu chỉ ra rằng, mức độ từ 5 rad trở xuống thì nguy cơ ảnh hưởng tới thai nhi là không.

Khi ứng dụng tia X quang trong y khoa thường người ta không dùng quá 5 rad. Do đó các mẹ hoàn toàn có thể an tâm về mức độ ảnh hưởng. Tuy nhiên, nếu thai phụ phơi nhiễm với liều bức xạ là 10 rad thì em bé sẽ có nguy cơ ảnh hưởng tới trí não hoặc bất thường về mắt. Nếu con số tăng lên 15 rad thì thai nhi có nguy cơ bị dị tật rất cao.

Nếu mẹ bầu chụp X quang răng thì mỗi lần thực hiện liều bức xạ chỉ là 0,0001 rad. Trong khi đó đối với X quang ngực thì khả năng phơi nhiễm của thai nhi chỉ là 0,00007 rad. 

Chụp X quang sau bao lâu thì nên có thai?

Sở dĩ vấn đề này được chị em phụ nữ quan tâm rất nhiều vì họ vẫn không hoàn toàn tin tưởng về kết luận ảnh hưởng của tia bức xạ đối với thai nhi.

Chụp X quang sau bao lâu thì nên có thai?
Nên có bầu sau khi chụp X quang tối thiểu 4 tuần

Tuy nhiên, bác sĩ cho biết một người phụ nữ bình thường lúc mang thai thì cũng có nguy cơ từ tác động bên ngoài và ảnh hưởng đến thai bất cứ lúc nào.

Vì tia X có tính chất đâm xuyên, gây tôn thương đến các tế bào nên với những trường hợp thực hiện kỹ thuật chụp X quang với tần suất nhiều và cường độ mạnh sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe bệnh nhân. Thậm chí là gây hại chức năng sinh lý.

Các bác sĩ cũng cho biết tia X trong chẩn đoán y khoa thường được sử dụng với liều rất nhỏ, nguy cơ phơi nhiễm đến thai nhi rất thấp. Tuy nhiên, những tác hại từ chụp X quang không cao nhưng chuyên gia y tế cũng đề nghị bệnh nhân nên mang thai sau khi thực hiện phương pháp này tối thiểu 4 tuần để đảm bảo an toàn cho mẹ, bé.

Có bầu 1 tháng chụp X-quang có sao không?

Nhiều chị em có cùng câu hỏi “nhỡ may mang bầu rồi nhưng bắt buộc phải chụp X quang thì như thế nào”

Phụ nữ mang thai khá nhạy cảm trước nhiều tác nhân, vì thế chị em cần được bác sĩ tư vấn xem xét thật kỹ trước khi áp dụng bất cứ phương pháp xét nghiệm nào. Bởi chụp X quang ít nhiều cũng gây ảnh hưởng tới sự phát triển của bào thai.

Tia X khi chiếu vào cơ thể người mẹ cũng có thể ảnh hưởng đến bào thai, gây nên dị tật hoặc bất thường lúc trẻ chào đời. 

Ngoài ra, những điều kiện khác cũng ảnh hưởng đến trẻ bao gồm:

  • Liều lượng và cường độ tia X.
  • Tần suất chiếu tia X khi chụp X quang.

Do đó, trong những trường hợp cụ thể thì thai phụ cần phải có sự chỉ định của bác sĩ trước khi chụp X quang.

Bà bầu ngồi trong phòng chụp X-quang có sao không?

Hiện nay các trang thiết bị chụp X quang đều khá an toàn, chỉ cho phép tia bức xạ đi đúng vùng chụp chiếu và hạn chế phát xạ xung quanh.

Nếu mẹ bầu ngồi trong phòng chụp thì việc ảnh hưởng của tia X lên cơ thể vô cùng thấp, vậy nên bạn có thể an tâm về sức khẻo của thai kỳ. Tuy nhiên để đảm bảo thai kỳ luôn khỏe mạnh mẹ bầu cần đi khám thai định kỳ.

Bà bầu ngồi ngoài phòng chụp X-quang có sao không?

Nếu bà bầu ngồi bên ngoài phòng chụp X quang thì đừng lo lắng vì khoảng cách xa không đủ làm ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Ngoài ra, phương pháp chụp X quang liều thấp rất an toàn cho cơ thể.

Để an tâm hơn bạn nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín lúc thực hiện chụp X quang. Ngoài ra, bạn cần kiểm tra định kỳ nhằm xét nghiệm sàng lọc khi sinh nhằm đảm bảo sự phát triển của con.

Nếu đang có thai mà chụp X quang thì cần lưu ý những gì?

Chụp X quang hiếm khi gây ra tác hại đối với sức khỏe bệnh nhân. Tuy nhiên để quá trình thực hiện diễn ra tốt đẹp và đạt hiệu quả cao thì cần lưu ý một số điều sau:

  • Hạn chế chụp X quang nhiều lần vì có thể gây nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân.
  • Bệnh nhân cần đảm bảo sức khỏe để quá trình thực hiện diễn ra đạt hiệu quả.
  • Thông báo tình hình của bản thân như mang thai,… cho bác sĩ để có hướng giải quyết phù hợp.

Như vậy, Đa khoa Phương Nam vừa giải đáp thắc mắc chụp X-quang sau bao lâu thì nên có thai. Đây là phương pháp được áp dụng nhiều hiện nay để chẩn đoán bệnh lý tuy nhiên mẹ bầu cần cân nhắc kỹ trước khi thực hiện kỹ thuật này. Nếu có câu hỏi khác cần tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1800 2222 hoặc 0868 666 968.

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ