Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trương Thị Hương | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng sáu 3, 2022
Mục Lục Bài Viết
Theo thống kê của Bệnh viện Phụ sản Trung ương, từ năm 2013 – 2015 có đến hơn 800 mẹ bầu bị sảy thai liên tiếp. Tỷ lệ này chiếm khoảng 1% trên tổng số thai phụ. Những mẹ bầu từng bị sảy thai, lưu thai trước đó sẽ có nguy cơ sảy thai ở lần tiếp theo cao hơn.
Antiphospholipid hay kháng Phospholipid ASP là hội chứng bệnh lý liên quan đến vấn đề tắc mạch, thai lưu và liên tiếp sảy thai. Cùng với đó là tình trạng giảm tiểu cầu, gia tăng kháng thể kháng Phospholipid như ACL hay LA.
Hiện vẫn chưa tìm ra cơ chế rõ ràng của loại bệnh tự miễn này. Y học chỉ mới phát hiện được mối liên hệ của nó với tình trạng tắc mạch, sinh non, liên tiếp sảy thai, thai kém phát triển, thụ tinh trong ống nghiệm thất bại nhiều lần, tiền sản giật. Những biến chứng thai kỳ kể trên ở các mẹ bầu có Antiphospholipid sẽ không giống nhau.
Mối liên hệ giữa tình trạng sảy thai và kháng thể Antiphospholipid như sau: Các kháng thể gây hoạt hóa tế bào biểu mô, bạch cầu mono, tiểu cầu. Từ đó làm trung gian cho quá trình đông máu, khiến huyết khối ở tĩnh mạch và động mạch hình thành. Kháng thể cũng khiến quá trình xâm nhập của nguyên bào nuôi bị ảnh hưởng, làm bánh nhau hoạt động bất ổn, gây ra nguy cơ sảy thai.
Phụ nữ có kháng thể Antiphospholipid sẽ bị sảy thai một hoặc nhiều lần, suy thai, tiền sản giật, thai lưu dưới 10 tuần tuổi, sinh non dưới 34 tuần. Antiphospholipid xuất hiện vì một số nguyên nhân dưới đây:
Hội chứng đông máu rải rác và kháng nguyên Antiphospholipid đều là nguyên nhân kết hợp gây sảy thai liên tiếp, tiền sản giật, thai kém phát triển, mất tim thai đột ngột,… Vậy triệu chứng lâm sàng của hội chứng Antiphospholipid là gì? Khi nào cần thực hiện xét nghiệm Antiphospholipid 7 chỉ số?
Hội chứng Antiphospholipid có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng. Nhiều cơ quan có thể bị tổn thương với những triệu chứng chính như thiếu máu cục bộ, tắc mạch, nhồi máu ở các tổ chức và biến chứng thai nghén. Những dấu hiệu này có khả năng xuất hiện đồng thời hoặc độc lập với bệnh chính (hội chứng Antiphospholipid thứ phát). Các biểu hiện lâm sàng liên quan đến hội chứng này gồm có:
Khi nào cần xét nghiệm Antiphospholipid 7 chỉ số? Nếu bác sĩ thấy mẹ bầu có triệu chứng bất thường hoặc đã từng sảy thai liên tiếp nhiều lần chưa rõ nguyên nhân thì sẽ chỉ định cho thực hiện xét nghiệm Antiphospholipid 7 chỉ số:
Nếu kết quả dương tính cho thấy mẹ bầu có kháng thể Antiphospholipid trong máu. Xét nghiệm Antiphospholipid thường cho ra kết quả dương tính khi chị em đang có thai hoặc vừa sảy thai chưa quá 1 tháng.
Trường hợp nhận kết quả dương tính, cần tiến hành xét nghiệm Antiphospholipid lại 6 tuần/lần. Bác sĩ phải chẩn đoán khi dương tính tối thiểu 2 lần. Hai lần này cách nhau tối thiểu 12 tuần. Nếu nhiễm bệnh tự miễn, Lupus ban đỏ hệ thống thì kết quả xét nghiệm Antiphospholipid 7 chỉ số sẽ âm tính, cần thực hiện lại định kỳ.
Bên cạnh đó, cũng nên tiến hành làm xét nghiệm nội tiết nữ để hỗ trợ đánh giá khả năng dự trữ noãn và tình trạng hoạt động của buồng trứng. Ngoài ra, hình thức xét nghiệm này cũng có khả năng theo dõi hiện tượng rụng trứng trong chu kỳ và sự phát triển của nang noãn. Xét nghiệm nội tiết thường được thực hiện vào ngày thứ 2 – 3 của chu kỳ kinh nguyệt.
Nên làm xét nghiệm Antiphospholipid trong thời gian mang thai hoặc sau khi sảy thai 1 tháng. Thời gian trả kết quả xét nghiệm ở mỗi cơ sở y tế sẽ khác nhau. Vì quá trình thực hiện sẽ chịu ảnh hưởng từ rất nhiều yếu tố như:
Sau khi lấy mẫu, nhân viên y tế sẽ bảo quản cẩn thận và mang đến phòng xét nghiệm. Bệnh nhân sẽ được hẹn lịch để lấy kết quả. Thông thường, người bệnh sẽ nhận được kết quả xét nghiệm ngay trong ngày. Tuy nhiên cũng có trường hợp cần vài ngày mới cho ra kết quả.
Mức giá xét nghiệm Antiphospholipid sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố như sau:
Nếu bạn thực hiện xét nghiệm Antiphospholipid đầy đủ 7 chỉ số thì mức giá dao động từ 2.000.000 – 2.500.000 đồng. Thế nhưng mức giá này chỉ dùng để tham khảo. Bạn nên liên hệ trực tiếp với cơ sở y tế để được tư vấn chi tiết nhé.
Hiện nay vẫn chưa tìm được phương pháp chữa trị dứt điểm hội chứng Antiphospholipid. Chỉ có thể điều trị nhằm hạn chế khả năng phát triển của bệnh và không để khối máu đông hình thành. Do đó, các loại thuốc đông máu sẽ được sử dụng. Để kiểm tra nồng độ thuốc trong máu, bệnh nhân cần tiến hành xét nghiệm thường xuyên. Ngoài ra, nhằm mục đích ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm, cần kiểm soát những bệnh lý do hội chứng Antiphospholipid gây ra như Lupus ban đỏ hệ thống.
Trường hợp có khả năng mang thai nhưng lại dương tính với Antiphospholipid thì chị em cũng đừng quá lo lắng. Hãy tuân thủ phác đồ của bác sĩ để được theo dõi trước và ngay khi có thai. Tùy vào từng trường hợp bệnh lý, mẹ bầu sẽ được chỉ định chữa trị sao cho phù hợp. Ví dụ như kết hợp Hepatin và Aspirin trọng lượng phân tử thấp, có thể tiêm thuốc hỗ trợ chống đông máu Lovenox.
Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần siêu âm định kỳ 3 – 4 tuần/lần. Đồng thời kết hợp làm Doppler mạch rốn thai để kiểm tra xem em bé có bị suy yếu, kém phát triển hay không. Thai phụ cần được xét nghiệm máu định kỳ trong quá trình uống và tiêm thuốc để theo dõi lượng tiểu cầu. Nếu tiểu cầu giảm quá ⅔ so với định lượng bình thường thì phải ngưng sử dụng thuốc để tránh gặp tình trạng xuất huyết hoặc máu không đông.
Trong trường hợp đáp ứng tốt với phác đồ chữa trị và giữ gìn sức khỏe tốt, em bé và mẹ bầu sẽ bình an suốt thai kỳ. Khi điều trị hội chứng Antiphospholipid bằng thuốc chống đông máu bạn cần lưu ý tránh để bản thân bị chảy máu vì sẽ rất nguy hiểm.