Xét Nghiệm Ferritin Là Gì? Khi Nào Nên Thực Hiện?

Trang chủ > Chuyên khoa > Nội khoa > Huyết học > Xét Nghiệm Ferritin Là Gì? Khi Nào Nên Thực Hiện?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trương Thị Hương | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng sáu 27, 2022

Để đo lường lượng Sắt đang được dự trữ trong cơ thể, xét nghiệm Ferritin thường được bác sĩ chỉ định áp dụng. Thông qua hình thức xét nghiệm này, bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán bệnh lý và phương hướng chữa trị phù hợp. Vậy xét nghiệm Ferritin là gì? Khi nào nên thực hiện? Hãy cùng Phòng khám Đa khoa Phương Nam tìm hiểu bạn nhé!

Xét nghiệm Ferritin là gì?

Xét nghiệm Ferritin giúp bác sĩ đo lượng Ferritin có trong máu người bệnh. Ferritin là một loại Protein có khả năng dự trữ Sắt tồn tại chủ yếu ở trong tế bào miễn dịch và tế bào gan. Sắt sẽ được giải phóng ra từ Ferritin khi cơ thể cần Sắt cho quá trình chuyển hóa và tổng hợp.

xet-nghiem-ferritin-1
Xét nghiệm Ferritin giúp bác sĩ đo lượng Ferritin có trong máu người bệnh

Vì vậy, khi xét nghiệm Ferritin nếu thấy hàm lượng Ferritin biến đổi thì lượng Sắt trong cơ thể cũng biến đổi theo, ví dụ như:

  • Nếu Ferritin thấp hơn bình thường thì lượng Sắt dự trữ trong cơ thể cũng thấp. Và lúc này sẽ có hiện tượng thiếu Sắt.
  • Nếu Ferritin cao hơn bình thường thì có khả năng bệnh nhân đang đối mặt với một tình trạng khiến cơ thể lưu trữ quá nhiều Sắt. 

Ý nghĩa của xét nghiệm Ferritin là gì?

Xét nghiệm Ferritin có ý nghĩa cụ thể như sau:

  • Nồng độ Ferritin thấp là dấu hiệu nhận biết được khi cơ thể đang bị thiếu Sắt. Nguyên nhân có thể là do chảy máu, máu máu, thiếu máu dinh dưỡng,… Điều này khiến lượng Sắt bị thiếu hụt so với nhu cầu hàng ngày của cơ thể.
  • Nồng độ Ferritin có thể gặp trong một vài bệnh lý như Hemochromatosis, tích tụ quá nhiều Sắt ở mô cơ quan. Hoặc có thể gặp ở bệnh nhân bị viêm gan virus mạn tính, uống thuốc kéo dài mà không được thải Sắt, tiền sử truyền máu nhiều lần,…

Khi nào nên thực hiện xét nghiệm Ferritin?

Xét nghiệm Ferritin có thể được áp dụng để chẩn đoán một điều kiện y tế, ví dụ như tình trạng thiếu máu thiếu Sắt. Khi kết quả xét nghiệm máu của người bệnh chỉ ra mức độ Protein mang Oxy trong tế bào hồng cầu thấp hoặc tỷ lệ Hematocrit thấp thì bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện xét nghiệm Ferritin để khẳng định chẩn đoán. 

xet-nghiem-ferritin-2
Nên làm xét nghiệm Ferritin khi bị đau đầu, chóng mặt thường xuyên

Xét nghiệm Ferritin kết hợp với hình thức thử nghiệm Transferrin và kiểm tra tổng hợp Sắt sẽ cung cấp những thông tin bổ sung về Sắt trong cơ thể. Bác sĩ cũng có thể chỉ định cho người bệnh làm loại xét nghiệm này khi có triệu chứng của việc giảm Ferritin máu, ví dụ như:

  • Chóng mặt, đau đầu dai dẳng.
  • Mệt mỏi không rõ nguyên nhân.
  • Khó thở, ù tai.
  • Suy nhược cơ thể.
  • Thường cáu gắt.

Hoặc khi bệnh nhân có dấu hiệu của tình trạng thừa Ferritin, điển hình là:

  • Đau mỏi các khớp.
  • Đau bụng.
  • Tim đập nhanh, đau ngực.
  • Mệt mỏi và suy nhược cơ thể không rõ nguyên nhân.

Cách lấy mẫu xét nghiệm Ferritin

Dưới đây là cách lấy mẫu xét nghiệm Ferritin:

 Chuẩn bị: Người bệnh cần nhịn ăn trước khi lấy mẫu máu làm xét nghiệm Ferritin.

Tiến hành lấy mẫu máu: Mẫu máu sẽ được lấy từ tĩnh mạch. Sau đó mẫu được gửi đến phòng xét nghiệm để tiến hành phân tích, chẩn đoán. Người bệnh có thể hoạt động bình thường sau khi lấy mẫu.

Những lưu ý khi thực hiện xét nghiệm

Để nhận được kết quả chính xác, bạn cần nhịn ăn ít nhất 12 tiếng trước khi lấy mẫu. Nên làm xét nghiệm Ferritin vào buổi sáng, trước 10 giờ. Vì tại thời điểm này, lượng Sắt huyết thanh sẽ đạt nồng độ cao nhất. Vị trí thực hiện thường là tĩnh mạch tại cánh tay hoặc mu bàn tay. Sau đó, mẫu máu sẽ được chuyển đến phòng xét nghiệm và phân tích.

Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm Ferritin

Những yếu tố dưới đây có thể khiến nồng độ Ferritin trong máu tăng giảm, làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm:

  • Sau khi dùng các chất đồng vị phóng xạ để chụp xạ hình. 
  • Sau khi truyền máu.
  • Nạp vào cơ thể thức ăn chứa hàm lượng Sắt cao và các chất bổ sung Sắt.
  • Huyết thanh có nồng độ Lipid cao.

Kết quả của xét nghiệm Ferritin

Kết quả của xét nghiệm Ferritin sẽ phản ánh tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể nhé. 

xet-nghiem-ferritin-3
Kết quả của xét nghiệm Ferritin sẽ phản ánh tình trạng sức khỏe của bệnh nhân

Kết quả xét nghiệm Ferritin như thế nào là bình thường?

Đối với nam giới khỏe mạnh, lượng Ferritin sẽ dao động từ 20 – 250 ng/ml. Ở nữ giới, lượng Ferritin được xem là bình thường nếu dao động từ 10 – 120 ng/ml. Xét nghiệm Ferritin sẽ hỗ trợ bác sĩ biết được lượng Sắt mà cơ thể đang lưu trữ ở mức bao nhiêu. Nếu hàm lượng Ferritin trong máu thấp hơn bình thường nghĩa là dữ trữ Sắt của cơ thể bị thấp. Ngược lại, khi lượng Ferritin cao hơn bình thường, bệnh nhân có khả năng bị ứ Sắt. 

Kết quả xét nghiệm Ferritin cao cho biết điều gì?

Trường hợp kết quả xét nghiệm Ferritin cao hơn bình thường sẽ đồng nghĩa với việc cơ thể đang lưu trữ Sắt quá nhiều. Nồng độ Ferritin cao cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý như viêm khớp dạng thấp, viêm gan, Thalassemia, cường giáp, tiểu đường type 2, lạm dụng rượu, truyền máu nhiều lần mà không được thải Sắt, các bệnh viêm cấp và mạn tính, ung thư (lơ xê mi, u lympho ác tính, thần kinh, phế quản, tụy, gan). 

Ngoài ra, kết quả xét nghiệm Ferritin cao cũng có thể là do đột biến gen HFE. Gen HFE có 2 đột biến thường gặp là H63D và C282Y. Nếu cơ thể thừa hưởng 2 gen bất thường kể trên có khả năng phát triển bệnh thừa Sắt. Đột biến ở các gen này làm sụt giảm sự kiểm soát của quá trình hấp thụ Sắt khi tiêu hóa. Đồng thời nó làm thay đổi sự phân bố của Sắt đến những bộ phận trong cơ thể. Tuy nhiên, nhóm nguyên nhân này rất hiếm gặp ở người châu Á.

Cách xử lý khi kết quả xét nghiệm Ferritin cao

Khi kết quả xét nghiệm Ferritin cao hơn mức bình thường, bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân làm thêm một vài loại xét nghiệm khác để xác định nguyên nhân cơ bản và đề ra tiến trình chữa trị tối ưu nhất. Việc điều trị tình trạng nồng độ Ferritin cao sẽ còn phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản. 

Bác sĩ có thể áp dụng phương pháp chích máu tĩnh mạch để điều trị bệnh thừa Sắt di truyền. Đây là một thủ thuật lấy bớt máu ra khỏi cơ thể. Ban đầu, người bệnh sẽ được lấy khoảng 470 ml máu, từ 1 – 2 lần/tuần. Sau đó, khi nồng độ Sắt của bệnh nhân đã quay về định mức bình thường, việc lấy máu sẽ được thực hiện ít lại hoặc không cần phải truyền thải Sắt nữa. Tần suất và lượng máu loại bỏ sẽ khác nhau tùy vào sức khỏe, độ tuổi, mức Ferritin của từng bệnh nhân. Để duy trì nồng độ Ferritin trong máu bình thường, người bệnh sẽ cần chữa trị liên tục. 

Trường hợp xét nghiệm Ferritin cao xuất phát từ những nguyên nhân khác có thể chữa trị bổ sung. Ví dụ như dùng thuốc thải Sắt với người bệnh truyền từ 10 – 20 đơn vị máu. Hoặc bệnh nhân bị Thalassemia có nồng độ Ferritin huyết thanh > 1000 ng/ml hay kết hợp dùng thuốc để ngăn ngừa một số bệnh lý như tiểu đường,… 

Các cách phòng chống thiếu máu dinh dưỡng

xet-nghiem-ferritin-5
Hãy bổ sung thịt đỏ để phòng chống thiếu máu

Dưới đây là một số cách giúp phòng chống tình trạng thiếu máu dinh dưỡng:

  • Hãy dùng nhiều loại thức ăn khác nhau: nhất là nguồn thực phẩm chứa hàm lượng Sắt cao như tiết, trứng, thịt, rau quả giàu Vitamin C.
  • Kết hợp Protein với Sắt. Đặc biệt là Protein động vật có nhiều trong cá, thịt gà, thịt đỏ. Nếu chỉ bổ sung riêng thực phẩm chứa nhiều Sắt sẽ không thể làm gia tăng hàm lượng hồng cầu có trong máu.
  • Với người ăn chay: Bạn nên bổ sung những loại rau lá xanh như bạc hà, cải làn, cải chíp,… Đậu hà lan, mận khô, nho khô, khoai tây,… đều rất giàu chất Sắt. Bạn cũng có thể dùng những loại quả giàu chất Sắt khác như nho đen, chuối, mơ, lựu,…
  • Người có nguy cơ cao bị thiếu Sắt: Bạn nên bổ sung viên Sắt. Mẹ bầu cần kết hợp uống viên Sắt đều đặn và ăn uống khoa học trong suốt thai kỳ cho đến khi đã sinh 1 tháng. Với trẻ em, nếu muốn bổ sung Sắt cần có chỉ định của bác sĩ.
  • Tăng cường Sắt vào thực phẩm: Ngày nay, giới khoa học đang nghiên cứu đưa thêm Sắt vào thức ăn (nước mắm, bánh Biscuit,…) nhằm mục đích cung cấp một lượng Sắt đủ cho nhu cầu hàng ngày.
  • Phối hợp với những chương trình chăm sóc sức khỏe đại chúng: Vệ sinh môi trường sạch sẽ, phòng chống nhiễm khuẩn và giun sán.

Tóm lại, xét nghiệm Ferritin có vai trò quan trọng trong việc thăm khám thường quy, giúp bác sĩ chẩn đoán nhiều bệnh lý. Từ đó có thể đề ra phương pháp chữa trị phù hợp. Nếu còn thắc mắc khác cần tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với Phòng khám Đa khoa Phương Nam qua Hotline 1800 2222 nhé!

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ