Những Điều Cần Biết Về Xét Nghiệm Transferrin

Trang chủ > Chuyên khoa > Nội khoa > Huyết học > Những Điều Cần Biết Về Xét Nghiệm Transferrin

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trương Thị Hương | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng 6 15, 2022

Xét nghiệm Transferrin là loại xét nghiệm quan trọng, thường được chỉ định thực hiện trong các trường hợp cần kiểm tra những bệnh lý liên quan đến gan hoặc huyết thanh. Vậy có những loại xét nghiệm Transferrin nào? Ý nghĩa của loại xét nghiệm này là gì? Cần lưu ý những gì khi tiến hành xét nghiệm Transferrin? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết, hãy cùng tìm hiểu nhé!

Cơ chế chuyển hóa sắt trong cơ thể như thế nào?

Trước khi tìm hiểu về xét nghiệm Transferrin, chúng ta hãy cùng điểm qua một số thông tin về cơ chế chuyển hóa sắt bên trong cơ thể, để hiểu tổng quan vì sao người ta cần tiến hành xét nghiệm chuyển hóa sắt nhé!

xét nghiệm Transferrin
Xét nghiệm Transferrin giúp đánh giá tình trạng chuyển hóa sắt trong cơ thể

Khi cơ thể hấp thu lượng sắt có trong thức ăn được bổ sung mỗi ngày thì Transferrin (protein do gan sản xuất ra) sẽ tiến hành đưa sắt đi khắp cơ thể. Trong đó, lượng sắt được đưa tới tủy chiếm đến 70% và nó được dùng cho mục đích tổng hợp hemoglobin ở hồng cầu.

30% lượng sắt còn lại sẽ được Transferrin đưa tới dự trữ ở các vị trí khác ở các mô và tồn tại dưới “hình thái” hemosiderin hoặc ferritin.

Thông thường, chế độ dinh dưỡng và chức năng của gan sẽ quyết định trực tiếp tới lượng Transferrin trong cơ thể. Do đó, một khi chức năng gan kém hoặc chế độ dinh dưỡng không hợp lý, nó sẽ dẫn đến tình trạng thiếu sắt, gây thiếu máu, rối loạn chuyển hóa sắt và khiến các cơ quan như tim, gan, tụy,… bị ảnh hưởng theo.

Vậy tác hại của việc rối loạn chuyển hóa sắt nghiêm trọng ra sao? Hãy cùng tìm câu trả lời chi tiết ở phần tiếp theo nhé!

Những tác hại của rối loạn chuyển hóa sắt gây ra

Tình trạng chuyển hóa sắt trong cơ thể nếu bị rối loạn sẽ gây ra nhiều vấn đề vô cùng nghiêm trọng, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Cụ thể, nó sẽ dẫn đến những tác hại như:

1. Thiếu máu do thiếu sắt

  • Tác hại đầu tiên mà tình trạng rối loạn chuyển hóa sắt gây ra là thiếu máu do thiếu sắt, tình trạng này sẽ khiến chức năng tế bào bị rối loạn, hồng cầu nhỏ nhược sắc và lượng sắt dự trữ bị thiếu hụt,… dẫn đến cơ thể suy nhược, mệt mỏi, đau đầu, khó thở, thậm chí có thể gây ra hiện tượng nhận thức kém,…
  • Nguyên nhân chính gây ra tình trạng thiếu máu do thiếu sắt là vì trẻ sinh non; trẻ có nhu cầu sử dụng sắt cao do đang dậy thì; chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng; đã tiến hành phẫu thuật dạ dày; bị viêm nhiễm mãn tính; mắc bệnh tiêu chảy, u xơ tử cung, bệnh trĩ, nhiễm giun sán; phụ nữ đang mang thai và cho con bú,…

2. Lượng sắt quá tải

  • Hậu quả tiếp theo mà người bệnh có thể gặp phải khi lượng sắt quá tải đó là đau khớp, đau bụng, mệt mỏi, bệnh tim mạch, giảm ham muốn tình dục, đái tháo đường,…
  • Trường hợp này có thể là vì cơ thể phải truyền máu liên tục trong thời gian dài nên lượng sắt bổ sung vào cơ thể bị quá tải.
xét nghiệm Transferrin -1
Rối loạn chuyển hóa sắt khiến cơ thể gặp phải nhiều vấn đề nghiêm trọng.

Các xét nghiệm đánh giá chuyển hóa sắt trong cơ thể

xét nghiệm Transferrin -2

Theo các chuyên gia y tế thì để tiến hành kiểm tra chuyển hóa sắt trong cơ thể, bác sĩ sẽ tiến hành kết hợp nhiều loại xét nghiệm khác nhau. Cụ thể như sau: 

1. Sắt và Transferrin (Tf)

Bác sĩ tiến hành xét nghiệm định lượng huyết thanh nhằm kiểm tra lượng Transferrin gắn với sắt.

Transferrin thường liên kết chặt chẽ với Fe3+ và được vận chuyển linh hoạt trong tế bào nhờ vào receptor bám trên màng tế bào.

Ở trong môi trường axit, receptor – transferrin ở thể phức hợp sẽ tiến hành quay ngược trở lại màng tế bào, còn transferrin còn lại sẽ quay lại huyết tương để tiếp tục vận chuyển sắt.

Transferrin sẽ tăng khi mức độ dự trữ sắt của cơ thể ở mức thấp và ngược lại. Do đó, nó còn thể hiện sự liên kết chặt chẽ giữa nhu cầu sắt của cơ thể và Transferrin. Cụ thể như sau:

  • Transferrin: 2.0 – 3.6 g/L.
  • Sắt huyết thanh: 7 – 27 µmol/L.
  • Sắt giảm và Transferrin tăng chứng tỏ cơ thể đang thiếu sắt.
  • Sắt giảm và Transferrin giảm chứng tỏ có thể đang bị bệnh lý ác tính,…

2. Độ bão hòa Transferrin (TfS)

  • Độ bão hòa Transferrin có thể hiểu là tỉ lệ mà các vị trí Transferrin đã gắn với sắt. Giá trị cụ thể là: 15 – 45%.
  • Độ bão hòa Transferrin được tính theo công thức: TfS = ( Sắt huyết thanh *100) /TIBC (TIBC là khả năng gắn sắt toàn phần).
  • Độ bão hòa Transferrin sẽ giảm trong trường hợp: thiếu sắt, trong thiếu máu của bệnh mạn tính. Đồng thời độ bão hòa Transferrin giảm có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm, cần hết sức lưu ý.

3. Ferritin

  • Ferritin là chỉ số dùng để đánh giá tình trạng dự trữ sắt ở bên trong cơ thể và độc lập hoàn toàn với huyết thanh.
  • Khi cơ thể bị thiếu sắt, thì giá trị Ferritin sẽ bị giảm đi trước khi định lượng huyết thanh giảm.

Các trường hợp cơ thể xuất hiện khối u, viêm gan,… đều sẽ khiến Ferritin tăng. Nồng độ đánh giá lượng Ferritin ở mức độ bình thường sẽ dao động ở các mức sau:

  • Ferritin ở nữ giới: 11 – 306 ng/ml là mức bình thường.
  • Ferritin ở nam giới: 23 – 336 ng/ml là mức bình thường.

4. TIBC (Khả năng gắn sắt toàn phần)

  • TIBC là tổng số lượng sắt gắn tối đa ở trên Transferrin.
  • TIBC được tính theo công thức TIBC = UIBC + Sắt huyết thanh.
  • Giá trị TIBC ở người khỏe mạnh thường dao động ở mức: 255 – 450 µg/dL.

5. UIBC (sắt chưa bão hòa huyết thanh)

  • UIBC là số lượng sắt có thể gắn trực tiếp lên Transferrin.
  • Nồng độ TIBC và UIBC giúp bác sĩ đánh giá tình trạng thiếu máu của cơ thể ngay cả khi chưa có dấu hiệu.

6. Transferrin receptor hòa tan (sTfR)

  • Transferrin receptor hòa tan giúp bác sĩ đánh giá nhu cầu dùng sắt của tế bào.
  • Nồng độ Transferrin receptor hòa tan thường tăng rất sớm, dù cơ thể chưa có dấu hiệu thiếu máu, mà chỉ có nhu cầu tăng về sắt.
  • Transferrin receptor hòa tan giúp chẩn đoán tình trạng thiếu sắt ở giai đoạn sớm dù chưa có dấu hiệu.

Xét nghiệm đánh giá chuyển hóa sắt được chỉ định khi nào?

xét nghiệm Transferrin -5
Người thường xuyên đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi nên đi xét nghiệm Transferrin

Xét nghiệm Transferrin thường được chỉ định thực hiện cho nhiều đối tượng khác nhau. Cụ thể như sau:

  • Người có dấu hiệu suy nhược cơ thể.
  • Người có triệu chứng đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi.
  • Người có niêm mạc nhợt nhạt, da xanh xao.
  • Người có biểu hiện đau khớp, đau bụng hoặc có vấn đề về tim mạch,…

Ý nghĩa lâm sàng của các xét nghiệm Transferrin

Các xét nghiệm chuyển hóa sắt sẽ có những ý nghĩa lâm sàng khác nhau và được sử dụng trong các trường hợp riêng. Cụ thể như sau:

Xét nghiệm Transferrin chẩn đoán tình trạng thiếu máu thiếu sắt: Tình trạng thiếu hụt sắt xảy ra khi UIBC tăng, Transferrin/ TIBC tăng, sắt huyết thanh giảm, TfR tăng, erritin giảm và độ bão hòa transferrin % giảm. Sự suy giảm dữ trữ sắt được xem là mức độ nhẹ nhất của chứng thiếu máu thiếu sắt. Lúc này, số lượng hồng cầu mà cơ thể sản xuất ra thấp hơn, thể tích hồng cầu cũng giảm đi, gây thiếu máu và sắt.

Quá tải sắt: Tình trạng quá tải sắt thường gặp phải khi người bệnh bị nhiễm sắc tố mô Hemochromatosis. Lúc này, nồng độ ferritin tăng, TfR, UIBC và transferrin/ TIBC giảm, còn sắt huyết thanh và độ bão hòa transferrin % sẽ tăng. Người phải truyền máu nhiều lần cũng dễ bị quá tải sắt, người mắc thallasemia, bệnh hồng cầu liềm, người bị gan mãn tính do rượu, người có dấu hiệu đau khớp, suy nhược sớm cũng thường mắc chứng quá tải sắt.

Thiếu máu trong bệnh mạn tính: Đây là tình trạng Sắt huyết thanh/ transferrin/ TIBC/ UIBC/ độ bão hòa transferrin %/ ferritin/ TfR đều bị giảm đi.

Thiếu máu do huyết tan: Đây là tình trạng độ bão hòa transferrin %/TFR/sắt huyết thanh/ ferritin tăng và nồng độ UIBC cũng như transferrin/ TIBC giảm hoặc ở mức bình thường.

Thiếu máu nguyên hồng cầu: Khi cơ thể bị thiếu máu nguyên hồng cầu thì thì xét nghiệm Transferrin sẽ cho ra kết quả sau: UIBC/ transferrin/ TIBC  giảm hoặc bình thường, ferritin/ độ bão hòa transferrin % tăng, sắt huyết thanh bình thường hoặc tăng.

Thiếu máu hồng cầu khổng lồ: Lúc này kết quả xét nghiệm Transferrin sẽ cho kết quả độ bão hòa transferrin %/ ferritin/sắt huyết thanh tăng,

Rối loạn chuyển hóa porphyrin: Kết quả xét nghiệm của tình trạng này thường là transferrin/ TIBC và UIBC giảm còn nồng độ sắt huyết thanh/độ bão hòa transferrin % cũng như ferritin tăng. Tình trạng này thường liên quan nhiều đến chủng tộc và địa lý.

Quá tải sắt trong Thalassemia: Kết quả xét nghiệm Transferrin sẽ thường như sau: TfR/sắt huyết thanh/độ bão hòa transferrin % / ferritin tăng còn transferrin/ TIBC/ UIBC giảm.

Ngộ độc sắt: Đây cũng được xem là tình trạng quá tải sắt, do đó kết quả xét nghiệm Transferrin thường sẽ có kết quả gần như tương đồng với quá tải sắt, cụ thể như sau: ferritin và sắt huyết thanh tăng, transferrin/ UIBC/ TIBC giảm, TfR giảm hoặc bình thường và độ bão hòa transferrin % bình thường.

Những lưu ý trước khi xét nghiệm đánh giá rối loạn chuyển hóa sắt

xét nghiệm Transferrin -7

Để đảm bảo quá trình xét nghiệm Transferrin diễn ra thuận lợi, cho kết quả chính xác thì khi tiến hành xét nghiệm Transferrin, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Chế độ ăn uống của một người bình thường có thể đáp ứng tốt nhu cầu sắt của cơ thể. Nên tình trạng thiếu hụt sắt chỉ xảy ra khi cơ thể gia tăng nhu cầu sử dụng sắt như khi phụ nữ mang thai, đang trong chu kỳ kinh nguyệt, khi mắc các bệnh tiêu hóa, khi cho con bú,… Ngoài ra, ở thai phụ thì độ bão hòa Transferrin % sẽ giảm, nồng độ sắt huyết thanh sẽ ở mức bình thường và Transferrin/ TIBC sẽ tăng.
  • Nếu cơ thể không thể sử dụng lượng sắt đúng, nó cũng sẽ gây ra tình trạng sắt huyết thanh thấp. Cụ thể, khi mắc ung thư hay bệnh mạn tính thì nồng độ sắt huyết thanh, Transferrin sẽ giảm, ferritin sẽ tăng do cơ thể không thể tự sản sinh hồng cầu.
  • Bệnh nhân có thể ăn rau xanh, nho khô, lúa mì, ngũ cốc nguyên hạt để bổ sung lượng sắt bị thiếu hụt cho cơ thể.
  • Phụ nữ mang thai nên tiến hành bổ sung sắt nhưng lưu ý là phải dùng với liều lượng phù hợp, nếu sử dụng quá liều sẽ gây hại đến sức khỏe.
  • Việc thiếu máu do thiếu sắt thường phát triển dần dần và bắt đầu với nồng độ sắt huyết thanh và TIBC thường bình thường, ferritin thấp và không có tình trạng thiếu máu xảy ra. Tuy nhiên, về lâu dài, hồng cầu trong cơ thể sẽ trở nên nhạt màu, nhỏ đi,… và gây thiếu máu.
  • Nồng độ ferritin sẽ giảm đi sau khi hiến máu và sẽ dần trở lại như bình thường. Con người sẽ mất khoảng 250mg sắt khi mất đi 1/2 l máu.
  • Nếu cơ thể hấp thu sắt kém, phải điều chỉnh chế độ ăn uống, Nhưng nếu sự hấp thu kém kéo dài, phải đi thăm khám, làm các xét nghiệm transferrin để sớm tìm ra nguyên nhân và có biện pháp khắc phục hiệu quả.

Hy vọng những chia sẻ về xét nghiệm Transferrin sẽ hữu ích với bạn. Nếu còn thắc mắc nào liên quan cần tư vấn, vui lòng liên hệ đến hotline 1800 2222 để được các chuyên gia của Đa khoa Phương Nam giải đáp tận tình hơn nhé!

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ