Những Ai Không Nên Tiêm Vắc-Xin Phòng Cúm?

Trang chủ > Chuyên khoa > Khoa khác > Y học dự phòng > Những Ai Không Nên Tiêm Vắc-Xin Phòng Cúm?

Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng bảy 19, 2022

Bệnh cúm có thể chuyển biến nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Do đó, chúng ta nên chủng ngừa cúm đúng theo lịch tiêm được khuyến cáo. Tuy nhiên, không phải đối tượng nào cũng có thể tiêm vắc-xin cúm. Vậy ai không nên tiêm vắc-xin phòng cúm? Nhóm đối tượng nào nên được ưu tiên chủng ngừa?

Ai không nên tiêm vắc-xin phòng cúm?

ai-khong-nen-tiem-vac-xin-phong-cum-2
Trẻ dưới 6 tháng tuổi vẫn còn quá nhỏ để chủng ngừa cúm

Dưới đây là những đối tượng không nên chủng ngừa vắc-xin phòng cúm đường tiêm:

  • Trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi, vì chúng vẫn còn quá nhỏ để chủng ngừa.
  • Người bị dị ứng hoặc có tiền sử dị ứng nặng, đe dọa đến tính mạng với vắc-xin cúm hoặc với bất thành phần nào của vắc-xin. Thành phần trong vắc-xin có thể bao gồm kháng sinh, Gelatin,…

Những đối tượng nên tham vấn bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng vắc-xin cúm đường tiêm: Nếu nằm trong các tình huống dưới đây, bạn cần trao đổi với bác sĩ để quyết định xem liệu có thể chủng ngừa hay không và nên lựa chọn loại vắc-xin nào phù hợp:

  • Người có tiền sử dị ứng với trứng hoặc với bất kỳ thành phần nào của vắc-xin. Bạn nên thông báo cho bác sĩ về tình trạng dị ứng mà bản thân mắc phải.
  • Nên thông báo với bác sĩ nếu đã từng mắc hội chứng Guillain – Barré. Vì một số người có tiền sử bị hội chứng này không thể dùng vắc-xin cúm.
  • Nếu thấy sức khỏe bản thân không tốt, bạn nên thông báo cho bác sĩ biết.

Vắc-xin phòng cúm dạng xịt đường hô hấp

ai-khong-nen-tiem-vac-xin-phong-cum-3
Vắc-xin phòng cúm dạng xịt đường hô hấp được phê chuẩn chỉ định cho những đối tượng khỏe mạnh

Dưới đây là những người có thể dùng vắc-xin phòng cúm dạng xịt đường hô hấp:

  • Vắc-xin phòng cúm dạng xịt đường hô hấp được phê chuẩn chỉ định cho những đối tượng khỏe mạnh, từ 2 – 49 tuổi và không mang thai.

Những người không nên dùng vắc-xin phòng cúm dạng xịt đường hô hấp:

  • Trẻ em dưới 2 tuổi.
  • Người từ 50 tuổi trở lên.
  • Mẹ bầu.
  • Người bị dị ứng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng khi dùng vắc-xin cúm hoặc bất kỳ thành phần nào có trong vắc-xin.
  • Trẻ em từ 2 – 17 tuổi đang điều trị bằng Aspirin hoặc những loại thuốc chứa thành phần Salicylate.
  • Người có hệ miễn dịch bị suy yếu.
  • Người tiếp xúc gần hoặc phải chăm sóc bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch nghiêm trọng cần ở trong môi trường bảo vệ. Nếu đã dùng vắc-xin phòng cúm dạng xịt đường hô hấp thì hãy tránh tiếp xúc trong 7 ngày kể từ lúc sử dụng. 
  • Trẻ em từ 2 – 4 tuổi bị bệnh hen phế quản hoặc có tiền sử khò khè trong vòng 12 tháng trước đó. 
  • Người đã dùng thuốc kháng virus trong 48 giờ trước đó. 

Những đối tượng nên tham vấn bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng vắc-xin cúm dạng xịt đường hô hấp: Nếu nằm trong các tình huống dưới đây, bạn cần trao đổi với bác sĩ để quyết định xem liệu có thể dùng vắc-xin hay không và nên lựa chọn loại nào phù hợp:

  • Người bị bệnh hen phế quản từ 5 tuổi trở lên. 
  • Người mắc bệnh nền thuộc nhóm nguy cơ cao xuất hiện những biến chứng nghiêm trọng liên quan đến cúm. Ví dụ như bệnh gan, thận, phổi mạn (ngoại trừ tăng huyết áp đơn độc), rối loạn huyết học, rối loạn thần kinh và thần kinh cơ hoặc rối loạn chuyển hóa (đái tháo đường,…). 
  • Người mắc bệnh cấp tính mức độ trung bình trở lên, có hay không bị sốt. 
  • Người bị hội chứng Guillain – Barré sau khi dùng vắc-xin phòng cúm trước đó.

Đối tượng nên được ưu tiên tiêm phòng cúm

ai-khong-nen-tiem-vac-xin-phong-cum-1
Trẻ em từ 6 tháng – 4 tuổi nên được ưu tiên chủng ngừa cúm

Bên cạnh việc tìm hiểu ai không nên tiêm vắc-xin phòng cúm. Chúng ta hãy cùng nhau xem đối tượng nào nên được ưu tiên tiêm phòng cúm nhé, cụ thể gồm có:

  • Trẻ em từ 6 tháng – 4 tuổi.
  • Người từ 50 tuổi trở lên.
  • Người mắc bệnh phổi mãn tính (gồm cả hen suyễn), thần kinh, gan, thận, tim mạch (trừ tăng huyết áp đơn thuần), huyết học hoặc rối loạn chuyển hóa (đái tháo đường,…).
  • Người bị ức chế miễn dịch vì bất kỳ nguyên nhân nào, gồm cả ức chế miễn dịch do thuốc hoặc nhiễm virus suy giảm miễn dịch ở người (HIV).
  • Phụ nữ sau khi sinh 2 tuần hoặc mang thai trong mùa cúm.
  • Người đang sống trong các viện dưỡng lão hoặc cơ sở chăm sóc dài hạn khác.
  • Người béo phì với chỉ số khối cơ thể BMI lớn hơn hoặc bằng 40.
  • Nhân viên y tế.
  • Người từ 50 tuổi trở lên và người chăm sóc trẻ em dưới 5 tuổi hoặc bị bệnh có nguy cơ khiến tình trạng cúm nghiêm trọng hơn hay xảy ra biến chứng.
  • Người từ 50 tuổi trở lên có nhiều khả năng bị bệnh mãn tính. Điều này khiến họ có nguy cơ cao mắc bệnh cúm nghiêm trọng.

Cân nhắc đặc biệt về dị ứng trứng

Đối tượng bị dị ứng với trứng có thể được tiêm ngừa bằng những loại vắc-xin cúm. Những loại vắc-xin này phải phù hợp với độ tuổi đã được khuyến nghị (LAIV4, RIV4 hoặc IIV). Người có tiền sử dị ứng nghiêm trọng với trứng (xuất hiện triệu chứng khác ngoài phát ban) nên được chủng ngừa ở các cơ sở y tế uy tín. Lúc này, bác sĩ có thể nhận biết và kiểm soát các phản ứng dị ứng nặng. 

Thắc mắc ai không nên tiêm vắc-xin phòng cúm đã được Phòng khám Đa khoa Phương Nam giải đáp. Mong rằng bài viết này đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích. Nếu bạn nằm trong nhóm đối tượng được chủng ngừa cúm thì hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế tiêm phòng đầy đủ nhé. Để được tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1800 2222

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ