Người Lớn Có Nên Tiêm Phòng Cúm Hàng Năm Không?

Trang chủ > Chuyên khoa > Khoa khác > Y học dự phòng > Người Lớn Có Nên Tiêm Phòng Cúm Hàng Năm Không?

Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng bảy 30, 2022

Cúm là bệnh lý dễ lây nhiễm và có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Tiêm vắc xin chính là giải pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa bệnh cúm. Vấn đề được đặt ra trong bài viết này là người lớn có nên tiêm phòng cúm hàng năm không?

Bệnh cúm là gì? Bệnh nguy hiểm như thế nào?

Để giải đáp thắc mắc người lớn có nên tiêm phòng cúm hàng năm không, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về bệnh lý này trước. Cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính với các triệu chứng như ho, đau họng, sổ mũi, mệt mỏi, đau cơ, đau đầu, sốt,… Tác nhân chủ yếu gây ra bệnh cúm gồm các chủng virus cúm A H1N1, H3N2, cúm B và C. Bệnh cúm có khả năng lây nhiễm cao thông qua đường hô hấp, giọt nước bọt khi bệnh nhân hắt hơi, ho hoặc nói chuyện.

nguoi-lon-co-nen-tiem-phong-cum-hang-nam-1
Cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính với các triệu chứng như ho, đau họng, sổ mũi, mệt mỏi, đau cơ, đau đầu, sốt,…

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), ước tính từ năm 2018 đến nay, mỗi năm trên thế giới có khoảng 9 – 45 triệu ca bệnh cúm, 61.000 trường hợp tử vong vì biến chứng viêm phổi do cúm. 

Bệnh cúm sẽ đặc biệt nguy hiểm với người già, mẹ bầu, đối tượng mắc bệnh mạn tính. Đây là các đối tượng dễ nhiễm bệnh và có nguy cơ cao gặp biến chứng nghiêm trọng, ví dụ như viêm phế quản hen suyễn, viêm phổi, nhiễm trùng tai, thậm chí tử vong.

Người lớn có nên tiêm phòng cúm hàng năm? Có những loại vắc xin phòng cúm nào dành cho người lớn?

Chủng ngừa vắc xin cúm hàng năm là phương pháp hiệu quả và an toàn để phòng chống bệnh cúm, kể cả với người lớn. Vì các chủng virus cúm sẽ biến đổi mỗi năm. Do đó, vắc xin cũng được điều chỉnh thành phần khi sản xuất để chống lại chủng cúm đang lưu hành. Thế nên người lớn cần lưu ý tiêm mũi cúm nhắc lại hàng năm để nâng cao khả năng phòng bệnh. Những loại vắc xin ngừa cúm dành cho người lớn gồm có:

Tên vắc xin Vaxigrip Tetra (Pháp) GC Flu Quadrivalent (Hàn Quốc) Influvac Tetra (Hà Lan) Ivacflu S (Việt Nam)
Đối tượng Trẻ nhỏ từ 6 tháng tuổi và người lớn. Trẻ nhỏ trên 3 tuổi và người lớn. Người lớn từ 18 – 60 tuổi.
Lịch tiêm  Trẻ từ 6 tháng – 9 tuổi:+ Tiêm 2 mũi cách nhau ít nhất 1 tháng.

+ Tiến hành chủng ngừa nhắc lại 1 mũi hàng năm.

Trẻ trên 9 tuổi và người lớn:

+ Chủng ngừa 1 mũi 0,5 ml.

+ Sau đó tiêm nhắc lại hàng năm.

Trẻ từ 3 – 9 tuổi:+ Chủng ngừa 2 mũi cách nhau ít nhất 1 tháng.

+ Tiêm nhắc lại 1 mũi hàng năm.

Trẻ trên 9 tuổi và người lớn:

+ Tiêm 1 mũi 0,5 ml.

+ Chủng ngừa nhắc lại hàng năm.

Người lớn từ 18 – 60 phút:+ Tiêm 1 mũi 0,5 ml.

+ Chủng ngừa nhắc lại hàng năm.

Một vài loại vắc xin cúm có thể chủng ngừa cho mẹ bầu như: Vaxigrip 0,5 ml (Pháp), GC Flu 0,5 ml (Hàn Quốc), Influvac 0,5 ml (Hà Lan). Thắc mắc người lớn có nên tiêm phòng cúm hàng năm không đã được giải đáp. Vậy vắc xin phòng cúm có hiệu quả trong bao lâu?

Vắc xin phòng cúm có hiệu quả trong bao lâu?

Theo WHO, vắc xin ngừa cúm có hiệu lực bảo vệ lên đến 90%, đồng thời làm giảm 70 – 80% tỷ lệ tử vong do cúm. Tuy nhiên, vắc xin cúm chỉ có hiệu lực bảo vệ trong khoảng 1 năm. Vì virus cúm vốn có khả năng thay đổi cấu trúc kháng nguyên liên tục theo chu kỳ năm. Thế nên, các chuyên gia khuyến cáo chúng ta nên tiêm ngừa cúm nhắc lại 1 lần/năm nhằm mục đích đảm bảo sự tương đồng giữa các chủng cúm đang có trong vắc xin với chủng đang lưu hành. 

Những đối tượng nên và không nên tiêm ngừa cúm

nguoi-lon-co-nen-tiem-phong-cum-hang-nam-3
Người có nền tảng sức khỏe kém không nên chủng ngừa cúm

Dưới đây là những đối tượng nên và không nên chủng ngừa cúm:

Đối tượng nên tiêm phòng cúm

Các chuyên gia khuyến nghị, người trưởng thành là nhóm đối tượng cần chủng ngừa cúm hàng năm. Nhất là người có nguy cơ cao gặp biến chứng do cúm hoặc phải tiếp xúc thường xuyên với đối tượng này, ví dụ như nhân viên y tế. Các đối tượng có nguy cơ cao bị biến chứng do cúm gây ra gồm:

  • Mắc bệnh động kinh.
  • Bị rối loạn não, thần kinh, tủy sống hoặc chấn thương như động kinh, đột quỵ, loạn dưỡng cơ, thiểu năng trí tuệ, bại não hay chấn thương tủy sống.
  • Bị bệnh hen suyễn hoặc bệnh khác về phổi.
  • Bị bệnh gan hoặc tổn thương gan. 
  • Bị bệnh thận hoặc tổn thương thận.
  • Bị bệnh béo phì (chỉ số BMI từ 40 trở lên), tim mạch, tiểu đường và những rối loạn nội tiết khác.
  • Mắc phải hội chứng rối loạn chuyển hóa (rối loạn ty thể và chuyển hóa di truyền).
  • Bị bệnh hồng cầu hình liềm và những chứng rối loạn về máu khác.
  • Có miễn dịch yếu do mắc bệnh hoặc sau khi điều trị.

Bên cạnh đó, nguy cơ phát triển biến chứng của bệnh cúm sẽ còn gia tăng đối với trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, người lớn hơn 50 tuổi, mẹ bầu và đối tượng có hệ miễn dịch yếu,…

Đối tượng không nên chủng ngừa cúm

Nếu thuộc nhóm đối tượng dưới đây bạn không nên chủng ngừa cúm:

  • Người có nền tảng sức khỏe kém, ví dụ như đang chữa trị các bệnh nhiễm trùng cấp tính. 
  • Bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của vắc xin.
  • Có tiền sử phản ứng nặng với vắc xin cúm.
  • Có tiền sử mắc hội chứng Guillain-Barré. Đây là chứng rối loạn do hệ miễn dịch tấn công vào một phần của hệ thần kinh ngoại biên.

Ngoài ra, vắc xin cúm cũng chứa một lượng nhỏ Protein trứng gà. Người có tiền sử dị ứng nặng với trứng cần được bác sĩ tư vấn trước khi tiến hành tiêm ngừa cúm. Đặc biệt, đối tượng này phải chủng ngừa ở cơ sở y tế uy tín, có khả năng nhận biết cũng như kiểm soát những phản ứng sau tiêm.

Tác dụng phụ thường gặp khi tiêm vắc xin cúm ở người lớn

Các chuyên gia khuyến cáo việc chủng ngừa cúm hàng năm ở người lớn là vô cùng cần thiết. Thế nhưng khi tiến hành tiêm phòng, người lớn có thể gặp phải một số tác dụng phụ như sau:

  • Phản ứng tại chỗ: Nốt cứng, bầm máu, đau, sưng, ban đỏ.
  • Phản ứng toàn thân: Đau cơ, đau khớp, đổ mồ hôi, đau đầu, run rẩy, khó chịu, sốt.

Các phản ứng kể trên diễn ra phổ biến và nhanh chóng khỏi sau 1 – 2 ngày. Do đó, bạn đừng quá lo lắng. So với lợi ích mà vắc xin cúm mang đến thì các phản ứng phụ này vẫn có thể chấp nhận được.

Những câu hỏi thường gặp khi tiêm phòng cúm cho người lớn

nguoi-lon-co-nen-tiem-phong-cum-hang-nam-4
Bạn nên tiến hành tiêm vắc xin cúm trước khi virus cúm bắt đầu lây truyền trong cộng đồng

Bên cạnh thắc mắc người lớn có nên tiêm phòng cúm hàng năm không, Đa khoa Phương Nam sẽ giúp bạn giải đáp thêm một số câu hỏi thường gặp về việc chủng ngừa này, cụ thể như sau:

Nên tiêm vắc xin phòng cúm cho người lớn vào thời điểm nào?

Mùa cúm sẽ thay đổi theo từng năm. Do đó, tùy vào khu vực mà bạn đang sinh sống sẽ có các khuyến nghị khác nhau về thời điểm nên chủng ngừa. Bạn nên tiến hành tiêm vắc xin cúm trước khi virus cúm bắt đầu lây truyền trong cộng đồng. Vì phải mất khoảng 2 tuần sau tiêm thì kháng thể mới được tạo ra đầy đủ. Từ đó, vắc xin mới mang đến hiệu lực bảo vệ cơ thể trước bệnh cúm.

Các chuyên gia khuyến cáo, mọi người nên chủng ngừa cúm trước khi kết thúc tháng 10 để vắc xin có thể phát huy khả năng bảo vệ trong thời tiết lạnh. Vì tại thời điểm này mọi người thường ở nhà và tiếp xúc gần gũi với nhau nhiều hơn. 

Đang bị cúm có tiêm ngừa cúm được không?

Tốt nhất bạn không nên tiêm phòng cúm nếu bản thân đang bị cúm. Vì việc chủng ngừa vắc xin cúm nói riêng và những loại vắc xin khác nói chung được khuyến cáo nên thực hiện khi cơ thể mạnh khỏe để có thể phát huy công dụng tối đa, hạn chế nguy cơ gặp biến chứng không mong muốn. Thế nên bạn nên chủng ngừa cúm khi cơ thể đang trong trạng thái tốt nhất.

Tại sao tiêm phòng rồi vẫn bị cúm?

Phải mất khoảng 2 tuần từ thời điểm tiêm chủng, vắc xin cúm mới phát huy hiệu lực. Do đó nếu bạn vừa mới chủng ngừa mà đã tiếp xúc với người bị cúm thì vẫn có nguy cơ nhiễm bệnh. Ngoài ra cũng có một số ít trường hợp vẫn bị nhiễm cúm sau khi tiêm phòng. Vì không có loại vắc xin nào mang đến hiệu quả tuyệt đối hoặc chủng virus bạn mắc phải khác với chủng trong vắc xin.

Tuy nhiên đa phần những ca bệnh này thường diễn biến nhẹ, không quá nguy hiểm. Không tiêm mũi nhắc lại cũng là một trong những yếu tố khiến mọi người nhiễm cúm dù đã chủng ngừa vắc xin. 

Lợi ích khi tiêm phòng vắc xin cúm mùa

Lợi ích đầu tiên mà vắc xin cúm mang đến chính là giúp bạn phòng ngừa được bệnh cúm. Theo thống kê, việc tiêm phòng cúm đã giúp ngăn ngừa được khoảng 6,2 triệu ca bệnh cúm, 3,2 triệu lượt khám bệnh, 91.000 ca phải nhập viện và 5.700 trường hợp tử vong liên quan đến cúm. 

Bên cạnh đó, chủng ngừa cúm còn là giải pháp bảo vệ sức khỏe quan trọng với người mắc bệnh mãn tính. Tiêm ngừa cúm hỗ trợ làm giảm tỷ lệ bệnh nhân phải nhập viện vì bệnh tim mạch có liên quan đến cúm; giảm tỷ lệ nhập viện ở đối tượng bị suy giảm miễn dịch hoặc đái tháo đường; ngăn ngừa trường hợp nhập viện vì bệnh phổi liên quan đến cúm.

Chủng ngừa cúm còn bảo vệ phụ nữ trong và sau khi mang bầu. Vì cúm có nguy cơ khiến thai nhi bị dị tật, nhất là khi mẹ bầu nhiễm bệnh trong 3 tháng đầu. Vắc xin cũng được đánh giá là an toàn với thai phụ và mẹ đang cho con bú. Vắc xin cúm dành cho mẹ bầu là dạng liều đơn, được sản xuất từ virus bất hoạt nên hoàn toàn an toàn. Để tạo ra miễn dịch kép cho cả mẹ và con, chị em có kế hoạch mang thai nên chủ động chủng ngừa sớm.

Tóm lại, người lớn có nên tiêm phòng cúm hàng năm không? Người trưởng thành nên chủng ngừa cúm hàng năm để vắc xin phát huy khả năng bảo vệ cơ thể một cách tối ưu. Nếu còn thắc mắc khác cần tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với Phòng khám Đa khoa Phương Nam qua Hotline 1800 2222 nhé!

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ