Nên Tiêm Phòng Cúm Cho Trẻ Khi Nào An Toàn?

Trang chủ > Chuyên khoa > Khoa khác > Y học dự phòng > Nên Tiêm Phòng Cúm Cho Trẻ Khi Nào An Toàn?

Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng bảy 30, 2022

Trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc bệnh cúm. Bên cạnh đó, triệu chứng bệnh cúm ở trẻ cũng nghiêm trọng hơn so với người lớn vì sức đề kháng yếu, dễ gây ra biến chứng nguy hiểm. Do đó, chủng ngừa vắc xin cúm cho trẻ là việc làm vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh thắc mắc không biết nên tiêm phòng cúm cho trẻ khi nào an toàn?

Tìm hiểu về bệnh cúm

Cúm là bệnh lý xuất hiện theo mùa, chủ yếu vào mùa đông. Bệnh do chủng virus cúm A-H1N1, A-H3N2, B và C gây ra, có thể dẫn đến các biến chứng viêm nhiễm đường hô hấp. Bệnh chủ yếu lây truyền bằng đường hô hấp, thông qua dịch tiết mũi họng hoặc giọt nước bọt nhỏ khi người bệnh hắt hơi, ho, nói chuyện. Virus cúm cũng có khả năng tồn tại trên những bề mặt đồ dùng mà bệnh nhân tiếp xúc. Người mạnh khỏe có thể nhiễm bệnh nếu chạm tay vào những vật dụng này rồi đưa lên miệng, mũi, mắt.

nen-tiem-phong-cum-cho-tre-khi-nao-an-toan-1
Cúm là bệnh lý xuất hiện theo mùa, chủ yếu vào mùa đông

Bệnh cúm có triệu chứng tương tự cảm lạnh thông thường nhưng thường đột ngột xảy ra, kèm theo các dấu hiệu khác như mệt mỏi, đau họng, sốt, ho, nhức đầu, đau cơ. Theo WHO, ước tính mỗi năm có khoảng 5% dân số nhiễm bệnh cúm, tác động khá nhiều đến sức khỏe, công việc và sinh hoạt hàng ngày. 

Ở người mạnh khỏe, bệnh cúm thường chỉ gây ra một số triệu chứng nhẹ và có thể tự khỏi trong vòng 7 – 10 ngày. Tuy nhiên, với trẻ em, người cao tuổi và đối tượng có hệ miễn dịch yếu thì bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng như co giật, viêm phổi. Mức độ biến chứng nặng hay nhẹ còn phụ thuộc vào chủng virus cúm và sức đề kháng của bệnh nhân.

Bệnh cúm hiện vẫn chưa có thuốc chữa trị đặc hiệu. Phương pháp điều trị chủ yếu được áp dụng là chăm sóc, nâng cao thể trạng cũng như theo dõi sức khỏe của người bệnh nếu chủng ngừa cúm đúng lịch. Do đó, phụ huynh nên chủ động tiêm vắc xin cúm cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên theo lịch tiêm phòng được bác sĩ khuyến cáo. 

Nên tiêm phòng cúm cho trẻ khi nào an toàn?

nen-tiem-phong-cum-cho-tre-khi-nao-an-toan-2
Nên tiêm phòng cúm cho trẻ khi nào an toàn? Thời điểm chủng ngừa an toàn là tiêm hàng năm để kích hoạt hệ thống miễn dịch

Để biết nên tiêm phòng cúm cho trẻ khi nào an toàn, bạn cần xem xét một số thông tin dưới đây: 

Những trẻ có nguy cơ cao bị cúm

  • Trẻ từ 6 tháng – 5 tuổi.
  • Bé tiếp xúc gần với người mắc bệnh cúm.
  • Trẻ chưa tiêm vắc xin cúm hoặc chủng ngừa chưa đủ liều.
  • Không rửa tay sau khi chạm vào vật dùng có dịch tiết hoặc nước bọt của bệnh nhân.
  • Bé có hệ miễn dịch yếu do mắc phải một số bệnh mãn tính như ung thư, thiếu hụt miễn dịch, rối loạn tim, tiểu đường, thận mãn tính, rối loạn trao đổi chất,…

Lý do nên tiêm vắc xin cúm hàng năm cho trẻ

Phụ huynh nên cho con chủng ngừa vắc xin cúm hàng năm vì:

  • Trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc bệnh cảm cúm. Thông thường, biến chứng cúm ở trẻ em sẽ nguy hiểm hơn so với người lớn.
  • Hiện có nhiều chủng virus cúm. Và virus cúm còn có khả năng thay đổi theo từng năm. Điều này khiến vắc xin chỉ mang đến công dụng trong một năm và nó sẽ không thể phòng chống chủng virus cúm ở năm tiếp theo. 
  • Các kháng thể do vắc xin cúm tạo ra sẽ yếu dần theo thời gian.
  • Thành phần của vắc xin cúm sẽ luôn được cập nhật mỗi năm để phù hợp với chủng cúm đang lưu hành. Ước tính mỗi loại vắc xin có thể bảo vệ bạn trước 3 – 4 chủng cúm.

Vậy nên tiêm phòng cúm cho trẻ khi nào an toàn? Thời điểm chủng ngừa an toàn là tiêm hàng năm để kích hoạt hệ thống miễn dịch. Từ đó tạo ra kháng thể để chống lại sự xâm nhập của virus cúm.

Liều tiêm, thời điểm tiêm vắc xin cúm an toàn cho trẻ

nen-tiem-phong-cum-cho-tre-khi-nao-an-toan-4
Không nên tiêm phòng cúm cho trẻ đang bị ốm hoặc sốt

Tại Việt Nam hiện có 2 loại vắc xin cúm được sử dụng phổ biến là Influvac (Hà Lan) và Vaxigrip (Pháp). Lịch chủng ngừa chi tiết như sau:

  • Trẻ từ 6 tháng – 9 tuổi chưa từng được chủng ngừa vắc xin cúm: Tiêm 2 mũi cách nhau ít nhất 1 tháng. Sau đó tiến hành tiêm phòng nhắc lại 1 mũi vắc xin cúm hàng năm.
  • Trẻ từ 9 tuổi trở lên và người lớn: Chủng ngừa 1 mũi 0,5 ml. Sau đó tiêm nhắc lại 1 mũi hàng năm. 

Với chị em phụ nữ, việc chủng ngừa trước khi mang thai là rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé. Hơn thế nữa, tiêm vắc xin cúm cho mẹ bầu còn giúp trẻ có hệ miễn dịch thụ động ngay từ khi chào đời đến lúc được chủng ngừa lần đầu (6 tháng tuổi). 

Nên tiêm phòng cúm cho trẻ khi nào? Tại Việt Nam, dịch cúm xuất hiện quanh năm nhưng thường đạt đỉnh vào tháng 3 – 4 và tháng 10 hàng năm. Do đó vào mỗi năm, phụ huynh nên cho con chủng ngừa vắc xin cúm trước khi mùa cúm bắt đầu từ 2 – 4 tuần. Vì cơ thể cần khoảng 2 tuần để tạo ra được các kháng thể cần thiết. 

Đối tượng nào không nên tiêm phòng cúm?

Dù hiệu quả phòng bệnh của vắc xin cúm khá tốt nhưng một số trường hợp dưới đây không nên chủng ngừa:

  • Bé dưới 6 tháng tuổi.
  • Trẻ từng gặp phải những phản ứng nghiêm trọng với vắc xin cúm.
  • Trẻ từng mắc hội chứng Guillain-Barré trong 6 tuần sau khi chủng ngừa vắc xin cúm. 
  • Trẻ đang bị ốm hoặc sốt.

Nếu bé bị dị ứng với trứng hoặc nghi ngờ về điều này, bố mẹ nên thông báo cho bác sĩ biết. Vì vắc xin cúm có thể chứa đặc tính của Protein trứng gà. Một số phản ứng phụ có thể gặp sau khi tiêm vắc xin gồm có đau, sưng tấy tại vị trí tiêm. Trẻ em, nhất là trường hợp chưa từng nhiễm virus cúm có thể bị mệt mỏi, sốt nhẹ. Các phản ứng phụ do tiêm ngừa cúm hiếm khi xảy ra và chỉ kéo dài khoảng 2 ngày.

 

Thắc mắc nên tiêm phòng cúm cho trẻ khi nào đã được Phòng khám Đa khoa Phương Nam giải đáp. Phụ huynh hãy đưa bé đến cơ sở y tế uy tín tiêm chủng đầy đủ theo lịch tiêm được khuyến cáo nhé. Nếu còn câu hỏi khác cần tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1800 2222!

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ