Ăn Rau Diếp Cá Hàng Ngày Có Tốt Không? Vì Sao?

Trang chủ > Chuyên khoa > Khoa khác > Y học dự phòng > Ăn Rau Diếp Cá Hàng Ngày Có Tốt Không? Vì Sao?

Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng tám 31, 2022

Rau diếp cá là thực phẩm hữu ích cho sức khỏe. Nó sở hữu rất nhiều dưỡng chất, do đó chúng ta có thể sử dụng rau diếp cá để chữa trị một số bệnh lý. Tuy nhiên, nhiều bạn đọc cũng thắc mắc liệu ăn rau diếp cá hàng ngày có tốt không? Hãy cùng Phòng khám Đa khoa Phương Nam tìm hiểu trong bài viết này bạn nhé!

Thành phần dinh dưỡng có trong rau diếp cá

Để giải đáp thắc mắc ăn rau diếp cá hàng ngày có tốt không, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về thành phần dinh dưỡng của nó trước nhé. Rau diếp cá (ngư tinh thảo, lá giấp,…) là loại cỏ nhỏ, có thân rễ mọc ngầm dưới đất và ưa chỗ ẩm ướt. Cây diếp cá mọc đứng, ít lông hoặc có lông, đầu lá hơi nhọn. Diếp cá có hoa nhỏ, khi vò loại rau này sẽ tạo ra mùi tanh như cá. Diếp cá vốn là loại rau quen thuộc. Bạn có thể ăn hoặc ứng dụng làm thuốc. Thân và lá là hai bộ phần thường được dùng để làm thuốc.

Hoạt chất Decanoyl Acetaldehyde của cây diếp cá mang tính kháng sinh. Do đó nó có công dụng kháng khuẩn (E.coli, bạch hầu, phế cầu, liên cầu, tụ cầu,…), tiêu diệt nấm và ký sinh trùng. Ngoài ra, rau diếp cá còn sở hữu nhiều dưỡng chất hữu ích cho sức khỏe như Kali, Sắt, Canxi, Protein, Vitamin A, B,… Vậy tác dụng của rau diếp cá là gì? Ăn rau diếp cá hàng ngày có tốt không

Thành phần dinh dưỡng có trong rau diếp cá
Rau diếp cá sở hữu nhiều thành phần dưỡng chất hữu ích

Tác dụng của rau diếp cá

Với hàm lượng dưỡng chất đa dạng, rau diếp cá mang đến cho bạn rất nhiều tác dụng, cụ thể gồm có: 

 Tác dụng trị mụn: Rau diếp cá sở hữu một số chất kháng viêm, kháng sinh. Do đó bạn có thể dùng rau diếp cá để trị mụn. Bạn hãy giã nát rau diếp cá sạch với một chút muối rồi đắp hỗn hợp vừa thực hiện lên mặt để cải thiện tình trạng mụn sưng đau, thâm đen nhé. 

 Trị bệnh tiểu đường: Hợp chất Ethanol trong rau diếp cá được đánh giá là hữu ích với bệnh tiểu đường. Một số nghiên cứu cho thấy uống nước rau diếp cá trong 3 tuần liên tiếp sẽ làm giảm đáng kể hàm lượng đường Glucose có trong máu lúc đang đói. Ngoài ra, các chất chống tiểu đường trong thành phần của rau diếp cá còn giữ vai trò kiểm soát cũng như ổn định đường huyết hiệu quả. 

 Giúp kiểm soát cân nặng: Các hoạt chất trong rau diếp cá cũng có công dụng phòng chống tình trạng béo phì. Rau diếp cá sẽ giúp bạn giảm bớt lượng mỡ thừa đang tồn đọng trong cơ thể. Vậy ăn rau diếp cá hàng ngày có tốt không? Nếu sử dụng đều đặn trong một khoảng thời gian ngắn có thể giúp bạn kiểm soát cân nặng hữu hiệu.

 Giúp lợi tiểu: Ăn rau diếp cá hàng ngày có tốt không? Nếu bị tiểu buốt, bạn nên đưa rau diếp cá vào bữa ăn hàng ngày. Vì loại rau này mang đến công dụng lợi tiểu và cải thiện chứng tiểu buốt hiệu quả. 

 Giải độc tố cho cơ thể: Rau diếp cá cũng được biết đến với khả năng thanh lọc, tiêu trừ độc tố, thải độc ra khỏi cơ thể. Những loại độc tố này sẽ được đào thải thông qua nước tiểu.

 Trị bệnh viêm phổi: Khi gặp tình trạng bất ổn về đường tiêu hóa hay những triệu chứng của bệnh phổi, bạn có thể cân nhắc sử dụng rau diếp cá. Vì loại rau này sở hữu nhiều thành phần hữu ích cho đường hô hấp.

 Chữa các bệnh nhiễm trùng: Rau diếp cá sở hữu thành phần diệt khuẩn, chúng ta có thể sử dụng để chữa bệnh nhiễm trùng, chống viêm. Rau diếp cá còn sở hữu Polyphenol – hợp chất mạnh có hoạt tính chống oxy hóa. Đồng thời nó cũng có khả năng chống lại các gốc tự do. Những gốc tự do này sẽ gây hại cho tế bào của cơ thể, tao ra tình trạng viêm nhiễm. Thế nên các chất chống oxy hóa của rau diếp cá sẽ hỗ trợ ngăn chặn tác hại từ gốc tự do. 

 Chữa bệnh Ecpet: Diếp cá chứa thành phần có khả năng kiềm hãm virus Ecpet và giả dại. Do đó người mắc bệnh lý này nên dùng rau diếp cá thường xuyên.

 Tăng cường hệ miễn dịch: Một số nghiên cứu chỉ ra rằng các thành phần của rau diếp cá có khả năng kích thích cơ thể sản sinh ra tế bào bạch huyết. Những tế bào này rất cần thiết cho cơ thể, làm gia tăng sức đề kháng. Do đó, rau diếp cá phù hợp với mọi lứa tuổi, giúp bạn tăng cường miễn dịch và trở nên khỏe mạnh hơn. 

 Rau diếp giúp hạ sốt cho trẻ em: Trẻ em dễ bị sốt, nóng, cảm khi thời tiết thay đổi. Nếu bạn ngại cho bé dùng thuốc tây hãy sử dụng rau diếp cá. Vì loại dược liệu này có công dụng hỗ trợ hạ sốt và cũng rất lành tính. 

Bạn thấy đấy, rau diếp cá có rất nhiều tác dụng hữu ích cho sức khỏe. Vậy ăn rau diếp cá hàng ngày có tốt không? 

Rau diếp giúp hạ sốt cho trẻ em
Rau diếp giúp hạ sốt cho trẻ em hiệu quả và nhanh chóng

Ăn rau diếp cá hàng ngày có tốt không? Cần lưu ý gì khi sử dụng rau diếp cá?

Ăn rau diếp cá hàng ngày có tốt không? Rau diếp có công dụng cải thiện nhiều bệnh lý ảnh hưởng đến sức khỏe. Theo đông y, rau diếp cá có tính hàn. Trong ẩm thực, người ta thường dùng diếp cá cùng một số loại rau thơm khác. Đây là thói quen hữu ích cho sức khỏe và phản ứng phụ của rau diếp cá cũng rất hiếm gặp. Thế nhưng hiện vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào giúp chúng ta giải đáp chính xác thắc mắc ăn rau diếp cá hàng ngày có tốt không. 

Tuy nhiên, tương tự như các loại rau thơm khác, bạn có thể dùng rau diếp cá mỗi ngày với lượng vừa phải, tránh lạm dụng. Nếu muốn bổ sung thêm rau diếp cá trong chế độ ăn uống hàng ngày, bạn hãy tham khảo ý kiến từ bác sĩ. Qua đó, bạn có thể dùng rau diếp cá đúng cách, hạn chế gặp phản ứng phụ không mong muốn.

8 bài thuốc từ rau diếp cá

Thắc mắc ăn rau diếp cá hàng ngày có tốt không đã được Đa khoa Phương Nam giải đáp. Tiếp theo, bạn hãy cùng tham khảo 8 bài thuốc từ rau diếp cá hữu ích cho sức khỏe nhé. 

  • Bài thuốc chữa bệnh lao phổi ra máu, khạc đờm hôi: Ngâm 63 gam ngư tinh thảo trong một bát nước khoảng 1 giờ. Tiến hành sắc nhanh, bỏ phần bã và cho vào một quả trứng gà, đánh đều rồi thưởng thức. Bạn nên dùng 1 lần/ngày với liệu trình chữa trị 15 – 30 ngày để nhận được hiệu quả tối ưu. 
  • Bài thuốc chữa viêm khí phế quản: Chuẩn bị 100 ml nước ép bí đao, 20 gam lá tỳ bà, 60 gam lá diếp cá. Bạn hãy ép lá diếp cá và tỳ bà lấy nước. Sau đó trộn đều các loại nước ép trên với nhau, thêm chút đường trắng là có thể uống được.  
  • Bài thuốc chữa viêm phổi cấp, ho, viêm đường tiết niệu, sốt nóng, nổi ban dị ứng, tiểu rắt, buốt: Chuẩn bị 15 gam liên kiều, 30 gam bạch mao căn, 15 gam kim ngân hoa, 30 gam ngư tinh thảo. Lọc lấy phần nước rồi thêm một ít đường trắng. Sau đó chia thành 2 – 3 lần uống trong ngày. 
  • Bài thuốc chữa đơn sưng: Chuẩn bị huyết dụ, đơn đỏ, khế, dưa chuột, xương sống, cải rừng, lá nhọ nồi, rau diếp cá mỗi thứ 15 gam. Ngoài ra, bạn cần chuẩn bị thêm 3 lát củ nâu, 3 lát bí đao, 3 lá xích hoa xà. Giã nát các nguyên liệu, thêm nước rồi vắt lấy nước uống. Sau đó dùng phần bã đắp vào chỗ sưng.
  • Bài thuốc dành cho phụ nữ sau sinh bị tắc tia sữa, ít sữa: Bạn hãy sắc 60 – 80 gam rau diếp cá rồi lấy phần nước cốt uống cho đến khi tình trạng tắc sữa khỏi hẳn hoặc sữa về.
  • Bài thuốc chữa chứng khó ngủ, chóng mặt, đau đầu: Xay nhuyễn 100 gam rau diếp cá đã được rửa sạch rồi uống như sinh tố.
  • Bài thuốc chữa chứng âm hộ viêm sưng, hậu môn loét: Giã nát 30 – 50 gam hạt rau diếp cá và nấu nước để rửa âm hộ hay hậu môn.
  • Bài thuốc chữa trĩ: Bạn hãy rửa sạch 2 bó rau diếp cá, đập dập nghệ tươi, bổ đôi quả sung rồi thêm 1 thìa muối nhỏ. Tiếp theo đun sôi các nguyên liệu với khoảng 2 lít nước. Đổ phần nước đã đun ra chậu rồi ngồi xông hậu môn khoảng 15 phút. Nếu nước còn ấm sau khi xông, bạn có thể tận dụng để ngâm và rửa hậu môn. Kiên trì thực hiện từ 2 – 3 tháng bạn sẽ thấy búi trĩ co lại.
Bài thuốc chữa chứng khó ngủ, chóng mặt, đau đầu bằng rau diếp cá
Bài thuốc chữa chứng khó ngủ, chóng mặt, đau đầu bằng rau diếp cá được nhiều người áp dụng

Tóm lại, ăn rau diếp cá hàng ngày có tốt không? Bạn có thể ăn rau diếp cá mỗi ngày nhưng với lượng hợp lý, tránh lạm dụng. Đừng quên rửa rau thật sạch sẽ trước khi sử dụng nhé. Nếu còn thắc mắc khác cần tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với Phòng khám Đa khoa Phương Nam qua Hotline 0868 666 968 hoặc 1800 2222!

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ