Tác giả: Duyên NguyễnNgày đăng: Tháng tám 29, 2022
Ung thư cổ tử cung là bệnh lý vô cùng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng của chị em phụ nữ. Tiêm vaccine HPV là một trong những biện pháp tối ưu nhất giúp phái nữ phòng ngừa bệnh ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, để quá trình chủng ngừa HPV diễn ra thuận lợi, nhận được hiệu quả cao, bạn cần biết những lưu ý trước và sau khi tiêm phòng ung thư cổ tử cung. Hãy cùng Đa khoa Phương Nam tìm hiểu nhé!
Có phải vaccine HPV là biện pháp duy nhất để phòng ngừa ung thư cổ tử cung không?
Ước tính có hơn 99% ca bệnh ung thư cổ tử cung do virus HPV thuộc chủng nguy cơ cao gây ra. Trong đó, HPV 16 và 18 dẫn đến hơn 70% trường hợp ung thư cổ tử cung trên toàn thế giới. Tính đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh lý này. Do đó chị em phụ nữ cần chủ động phòng ngừa trước. Tuy nhiên, tiêm vaccine HPV không phải là phương pháp duy nhất giúp phái nữ phòng bệnh ung thư cổ tử cung. Hiện nay, chúng ta có 2 cách giúp phòng ngừa bệnh ung thư cổ tử cung hiệu quả, chị em nên phối hợp thực hiện, cụ thể gồm:
Đầu tiên phải kể đến là tiêm vaccine HPV. Có 2 loại vaccine HPV đang được sử dụng phổ biến là Cervarix (Bỉ) và Gardasil (Mỹ). Giá vaccine Gardasil đắt hơn so với Cervarix.
Bên cạnh đó, phái đẹp cần tầm soát tế bào CTC (âm đạo) 1 lần/năm (xét nghiệm PAP-Smear). Ý nghĩa của phương pháp này là giúp bác sĩ sớm phát hiện những tổn thương bất thường ở biểu mô cổ tử cung.
Hai phương pháp kể trên cần được thực hiện đồng thời để mang đến hiệu quả tối ưu. Chị em đừng chủ quan chỉ chủng ngừa vaccine mà không đến cơ sở y tế làm xét nghiệm tầm soát. Trên thực tế nếu phát hiện bệnh ung thư cổ tử cung từ sớm thì khả năng chữa trị khỏi là rất cao. Đồng thời giúp bạn tiết kiệm chi phí điều trị cũng như đảm bảo khả năng sinh sản.
WHO cho biết những phụ nữ thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng ngừa kể trên thì nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung là rất thấp. Ngay cả người có nguy cơ cao thì tỷ lệ tử vong cũng rất thấp. Do đó chị em hãy chủ động chủng ngừa vaccine HPV đầy đủ và thăm khám tầm soát định kỳ nhé. Vậy có những lưu ý trước và sau khi tiêm phòng ung thư cổ tử cung nào bạn nên biết?
Có những lưu ý trước và sau khi tiêm phòng ung thư cổ tử cung nào bạn nên biết?
Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về những lưu ý trước và sau khi tiêm phòng ung thư cổ tử cung nhé.
Các lưu ý trước khi tiêm vaccine ung thư cổ tử cung
Tìm hiểu về những lưu ý trước và sau khi tiêm phòng ung thư cổ tử cung là việc làm rất cần thiết. Dưới đây là những điều bạn cần ghi nhớ trước khi chủng ngừa vaccine HPV:
Những ai có thể tiêm chủng?
Bạn phải thỏa mãn một số yếu tố sức khỏe để có đủ điều kiện tiêm vaccine ung thư cổ tử cung, cụ thể gồm:
Là phái nữ hoàn toàn khỏe mạnh, cơ thể đang không bị phơi nhiễm với tất cả các chủng virus HPV.
Trong 1 tháng trước bạn không tiêm bất kỳ loại vaccine nào khác.
Không dùng bất kỳ loại thuốc nào có công dụng ức chế khả năng miễn dịch. Nếu có bạn cần thông báo cho bác sĩ để được tư vấn cụ thể.
Bạn có thể làm xét nghiệm PAP (tầm soát tổn thương do ung thư cổ tử cung) hoặc không.
Vaccine ung thư cổ tử cung sẽ phát huy hiệu quả tối ưu với phái nữ từ 9 – 26 tuổi, chưa từng bị nhiễm virus HPV. Bạn có thể phát sinh quan hệ tình dục hoặc chưa vì yếu tố này không tác động quá nhiều đến hiệu lực của vaccine trong cơ thể. Tuy nhiên để bảo vệ sức khỏe sinh sản tốt, hầu hết bác sĩ khuyến khích người bệnh nên tiêm ngừa trước khi bắt đầu có hoạt động quan hệ tình dục.
Nếu bạn là người đã lập gia đình, quan hệ tình dục hoặc thậm chí từng sinh con thì cũng không cần quá lo lắng. Bạn vẫn có thể chủng ngừa vaccine ung thư cổ tử cung nếu dưới 40 tuổi. Tuy nhiên nếu tiêm ở giai đoạn muộn thì vaccine sẽ không thể phát huy tối đa hiệu quả.
Cần chuẩn bị kế hoạch tiêm chủng từ trước
Riêng với vaccine HPV bạn cần đến cơ sở y tế tiến hành tiêm nhắc lại nhiều lần. Do đó chị em nên chuẩn bị và thảo luận với bác sĩ trước để có thể chọn được khoảng thời gian thực hiện tiêm phòng phù hợp. Thời điểm tiêm ngừa sẽ khác nhau tùy vào loại vaccine bạn chọn.
Với vaccine Gardasil (Mỹ) độ tuổi phù hợp để dùng là từ 9 – 26 tuổi. Bạn cần đến cơ sở y tế để tiêm 3 lần. Lần thứ nhất là mũi tiêm đầu tiên tùy vào ngày bạn chọn. Sau mũi thứ nhất 2 tháng sẽ tiêm mũi 2. Mũi 3 sẽ được tiêm sau 6 tháng kể từ mũi đầu tiên.
Với vaccine Cervarix (Bỉ) được tiêm vào khoảng từ 10 – 25 tuổi. Bạn cần đến cơ sở y tế để tiêm 3 lần. Lần thứ nhất là mũi tiêm đầu tiên tùy vào ngày bạn chọn. Sau mũi thứ nhất 1 tháng sẽ tiêm mũi 2. Mũi 3 sẽ được tiêm sau 6 tháng kể từ mũi đầu tiên.
Những lưu ý sau khi tiêm vaccine ung thư cổ tử cung
Để đảm bảo việc chủng ngừa vaccine HPV diễn ra thuận lợi, mang đến hiệu quả cao, bạn nhất định phải biết những lưu ý trước và sau khi tiêm phòng ung thư cổ tử cung. Cụ thể, sau khi tiêm ngừa vaccine phòng ung thư cổ tử cung bạn sẽ gặp các tác dụng phụ dưới đây:
Vết tiêm thường sẽ bị đỏ khá lâu và hơi sưng. Nếu cử động mạnh, bạn có thể bị đau hoặc nóng ở vị trí tiêm.
Sau khi tiêm khoảng vài tiếng, một số chị em sẽ bị nổi mẩn ngứa, phát ban. Tuy nhiên, nếu chúng giảm dần và tự khỏi thì đó là các triệu chứng bình thường.
Để bác sĩ tiện theo dõi, bạn nên nghỉ ngơi tại cơ sở y tế từ 25 – 30 phút sau khi chủng ngừa vaccine. Sau khoảng thời gian này nếu bạn không gặp bất kỳ vấn đề gì bất thường thì có thể trở về nhà.
Phòng khám Đa khoa Phương Namvừa chia sẻ những lưu ý trước và sau khi tiêm phòng ung thư cổ tử cung bạn cần biết. Bạn hãy ghi nhớ và chọn cơ sở y tế uy tín tiến hành chủng ngừa để nhận được hiệu quả tối ưu từ vaccine nhé. Nếu còn thắc mắc khác cần tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1800 2222!