Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Một 8, 2023
Mục Lục Bài Viết
Trước khi tìm hiểu mấy tuần thì biết thai ngoài tử cung, chúng ta hãy cùng xem nguyên nhân gây ra bệnh lý này là gì nhé. Tình trạng mang thai ngoài tử cung thường xuất hiện khi vòi trứng có các biến dạng, cụ thể như sau:
Dưới đây là những dấu hiệu mang thai ngoài tử cung tháng đầu:
Chậm kinh
Tương tự như những trường hợp mang thai bình thường, chị em sẽ bị chậm kinh khi mang thai ngoài tử cung. Thế nhưng nó cũng chỉ là dấu hiệu nhận biết tình trạng mang thai hay những vấn đề sức khỏe khác. Để chẩn đoán chính xác trễ kinh có phải do mang thai hay không, chị em phải dùng que thử thai hoặc xét nghiệm máu.
Âm đạo ra máu bất thường
Đây cũng là triệu chứng mang thai ngoài tử cung sớm. Thế nhưng nó lại dễ nhầm lẫn khiến nhiều chị em chủ quan bỏ qua. Khi mang thai ngoài tử cung, máu sẽ chảy kéo dài, rỉ rả, có màu socola hoặc nâu đen, lẫn màng.
Đau bụng
Đau vùng bụng dưới cũng là dấu hiệu mang thai ngoài tử cung trong tháng đầu mà chị em không thể bỏ qua. Những cơn đau sẽ kéo dài trong nhiều ngày không hết, âm ỉ khó chịu, quằn quại một bên kèm theo triệu chứng táo bón. Ngoài ra, mẹ bầu còn gặp những dấu hiệu khác như khó thở, chóng mặt, hoa mắt, bủn rủn tay chân, toát nhiều mồ hôi, thậm chí ngất xỉu nếu khối thai bị vỡ.
Nhiều bạn đọc thắc mắc mấy tuần thì biết thai ngoài tử cung, vì hiện tượng này cần được phát hiện sớm. Qua đó có thể chấm dứt thai kỳ kịp lúc, tránh làm sức khỏe của chị em bị tác động xấu. Thai ngoài tử cung thường được phát hiện trong khoảng tuần thứ 4 – 5 của thai kỳ. Bệnh nhân sẽ gặp phải những dấu hiệu tương tự như ở thai phụ bình thường. Thế nhưng sẽ có triệu chứng khác cảnh báo tình trạng thai ngoài tử cung.
Quá trình thụ thai sẽ diễn ra sau 5 – 10 ngày quan hệ. Thai sẽ tiếp tục di chuyển vào buồng tử cung để làm tổ. Nếu que thử thai 2 vạch, bị trễ kinh nhưng siêu âm không thấy túi thai trong buồng tử cung thì rất có khả năng chị em đã gặp tình trạng thai ngoài tử cung. Những dấu hiệu nhận biết gồm có:
Dấu hiệu của tình trạng thai ngoài tử cung bị vỡ sẽ bao gồm những triệu chứng khi chưa bị vỡ (đau bụng, chảy máu âm đạo, trễ kinh nguyệt,…) đi kèm với các dấu hiệu sau:
Nguyên nhân là vì vỡ thai ngoài tử cung sẽ khiến máu chảy ồ ạt bên trong ổ bụng. Để tránh những biến chứng nguy hiểm đe dọa đến tính mạng, bệnh nhân cần được phẫu thuật ngay lập tức. Rất khó để xác định được bao lâu thì thai ngoài tử cung vỡ. Vì thời điểm vỡ sẽ còn phụ thuộc vào những yếu tố khác như kích thước nơi thai làm tổ, vị trí thai làm tổ và sự phát triển của thai. Chỉ khi bác sĩ thăm khám, thực hiện những xét nghiệm cần thiết thì mới dự đoán được thời điểm vỡ của khối thai.
Bác sĩ khuyến cáo chị em khi có dấu hiệu mang thai thì phải nhanh chóng đến cơ sở y tế kiểm tra, thăm khám, xác định nơi túi thai làm tổ. Nếu chẳng may gặp tình trạng thai ngoài tử cung, bác sĩ sẽ chỉ định, tư vấn cho mẹ bầu chấm dứt thai kỳ một cách khoa học, đúng thời điểm, giúp bảo tồn khả năng sinh sản về sau.
Đây là biến chứng nguy hiểm khi mang thai ngoài tử cung. Vòi trứng lúc này rạn nứt khiến bọc thai bị sảy, dẫn đến hiện tượng rỉ máu. Lượng máu rỉ ra có thể đọng lại ở vị trí nào đó bên trong hố chậu. Lâu ngày nó sẽ tụ lại thành một khối (huyết tụ thành nang).
Bất kỳ lúc nào khối huyết tụ này cũng có nguy cơ bị vỡ. Nhất là khi chịu tác động cơ học. Một khi khối huyết vỡ nó sẽ tác động nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí đe dọa đến tính mạng của mẹ bầu. Khó để phát hiện tình trạng thai bị chảy máu. Để chẩn đoán chính xác, bệnh nhân cần được bác sĩ thăm khám, thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng. Thế nhưng mẹ bầu có thể nhận biết hiện tượng huyết tụ thành nang qua những triệu chứng thường gặp dưới đây:
Bác sĩ khuyến cáo khi gặp triệu chứng kể trên, chị em cần đến cơ sở y tế thăm khám ngay. Tránh chủ quan vì có thể bị vỡ, gây ra tình trạng xuất huyết nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng.
Thắc mắc mấy tuần thì biết thai ngoài tử cung đã được giải đáp. Vậy cần dùng phương pháp nào để chẩn đoán thai ngoài tử cung? Để chẩn đoán chính xác và sớm nhất tình trạng thai ngoài tử cung sẽ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trước khi quyết định mang bầu, chị em cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về sinh sản. Bên cạnh đó, hãy quan tâm đến các triệu chứng bất thường, thăm khám ngay để được bác sĩ hỗ trợ, chẩn đoán chính xác. Những xét nghiệm cận lâm sàng và thủ thuật được sử dụng trong chẩn đoán bao gồm:
Thai ngoài tử cung ngày nay được chữa trị bằng những phương pháp: Điều trị bằng thuốc, phẫu thuật mở bụng và nội soi. Bác sĩ sẽ chọn cách chữa trị phù hợp tùy vào triệu chứng mà mẹ bầu gặp phải, tình trạng và kích thước của khối thai.
Điều trị bằng thuốc
Nếu phát hiện sớm, khối thai chưa vỡ, kích thước còn nhỏ sẽ được chữa trị bằng thuốc. Methotrexate là loại thuốc được dùng phổ biến. Nó có công dụng ngăn chặn sự phát triển và phân chia của tế bào. Sau 4 – 6 tuần sử dụng thuốc, khối thai sẽ tiêu biến. Thế nhưng, mẹ bầu có thể gặp phải những phản ứng phụ như mệt mỏi, nôn, buồn nôn, tiêu chảy, loét miệng, rụng tóc, chán nản,… thậm chí là suy thận, gan. Vì thế, bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân chỉ nên sử dụng thuốc đúng chỉ định.
Điều trị phẫu thuật nội soi
Biện pháp này được áp dụng trong trường hợp khối thai chưa vỡ và có kích thước lớn. Bác sĩ sẽ tư vấn cho bệnh nhân lựa chọn một trong hai kỹ thuật phẫu thuật cắt bỏ vòi trứng và mở thông vòi trứng.
Điều trị phẫu thuật mở bụng
Trường hợp khối thai bị vỡ và phát triển lớn, gây ra tình trạng xuất huyết trầm trọng thì cần ngay lập tức tiến hành phẫu thuật mở bụng. Ống dẫn trứng lúc này gần như đã bị hỏng hoàn toàn nên phải tiến hành loại bỏ.
Theo các bác sĩ, chị em hoàn toàn có thể phòng ngừa tình trạng mang thai ngoài tử cung thông qua việc thay đổi lối sống thêm khoa học, giúp cải thiện sức khỏe sinh sản, cụ thể như sau:
Bên cạnh câu hỏi mấy tuần thì biết thai ngoài tử cung. Nhiều bạn đọc cũng thắc mắc bị thai ngoài tử cung bao lâu thì đau bụng? Có thể phát hiện bệnh thai ngoài tử cung từ sớm vào khoảng tuần thứ 4 – 5 của thai kỳ. Triệu chứng đau bụng hầu hết sẽ xuất hiện ngay lập tức từ khi thai làm tổ tại vòi trứng (khoảng tuần thứ 4). Nguyên nhân là vì ống dẫn trứng căng dãn.
Ban đầu chỉ xuất hiện những cơn đau bụng âm ỉ tại một bên của vùng bụng dưới rốn. Khi dùng thuốc, cơn đau sẽ tạm thời giảm đi. Thế nhưng sẽ cảm thấy đau trở lại khi thuốc hết tác dụng. Tại vùng bụng dưới, cơn đau sẽ kéo dài trong nhiều ngày không dứt và nó sẽ gia tăng dần khi khối thai phát triển to lên. Khi vòi trứng căng và vỡ tại nơi thai làm tổ, bệnh nhân sẽ bị đau bụng dữ dội, hạ huyết áp, da xanh xao do máu chảy nhiều bên trong ổ bụng mà không cầm được.
Hoạt động của que thử thai sẽ dựa vào nồng độ của Hormone hCG có trong nước tiểu. Nó không phụ thuộc vào nơi túi thai làm tổ. Chỉ cần mang thai là sẽ có loại Hormone này trong nước tiểu. Vì thế chị em mang thai ngoài tử cung khi thử que vẫn lên 2 vạch. Thế nhưng, nồng độ Hormone hCG ở trường hợp này sẽ có dấu hiệu giảm dần. Do đó, que sẽ hiện lên 2 vạch mờ.
Phụ nữ cần đi siêu âm khi biết mình có thai để kiểm tra xem thai đã tiến vào tử cung chưa. Nếu vẫn chưa đủ thời gian để thai vào tử cung, bác sĩ sẽ hẹn chị em đến kiểm tra lại sau 1 – 2 tuần nữa. Trường hợp nghi ngờ thai ngoài tử cung, bác sĩ chỉ định làm siêu âm đầu dò qua đường âm đạo để kiểm tra và xác định vị trí của túi thai. Bên cạnh đó, tình trạng thai cũng có thể được quan sát thông qua phương pháp đo nồng độ hCG trong máu và nội soi ổ bụng.