Xét Nghiệm HIV Giai Đoạn Cửa Sổ Và Những Điều Cần Biết

Trang chủ > Chuyên khoa > Nội khoa > Bệnh truyền nhiễm > Xét Nghiệm HIV Giai Đoạn Cửa Sổ Và Những Điều Cần Biết

Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Một 13, 2023

Căn bệnh thế kỷ HIV gây ra nỗi khiếp sợ cho người dân toàn cầu. Do đó, việc xét nghiệm tầm soát HIV từ sớm có vai trò quan trọng. Nhiều bạn đọc cũng quan tâm đến việc xét nghiệm HIV giai đoạn cửa sổ và thắc mắc liệu nó có mang đến kết quả chính xác hay không? Hãy cùng Phòng khám Đa khoa Phương Nam tìm hiểu trong bài viết này bạn nhé!

Thời kỳ cửa sổ trong xét nghiệm HIV là gì?

Chúng ta hãy cùng tìm hiểu một số thông tin cơ bản về thời kỳ cửa sổ trong xét nghiệm HIV nhé. 

Các xét nghiệm HIV

Hiện nay có các hình thức xét nghiệm HIV dưới đây:

  • Xét nghiệm tìm kháng thể kháng virus HIV. Loại kháng thể này được tạo ra từ người nhiễm HIV nhằm mục đích chống lại virus HIV. 
  • Xét nghiệm tìm kháng nguyên (một phần của virus HIV).
  • Hoặc có thể xét nghiệm cả kháng thể và kháng nguyên.

Tuy nhiên, để phát hiện kháng nguyên trong cơ thể thông qua kỹ thuật xét nghiệm có thể phải mất khoảng 2 tuần. Bên cạnh đó, để cơ thể tạo ra đủ lượng kháng thể sẽ mất hơn 3 tuần. Quá trình này có thể mất đến vài tháng ở một số người.

Khái niệm thời kỳ cửa sổ trong xét nghiệm HIV

Vì phải mất một khoảng thời gian mới phát hiện được kháng nguyên HIV và cơ thể cũng cần thời gian để tạo ra kháng thể, do đó mới có khái niệm “thời kỳ cửa sổ”. 

Thời kỳ cửa sổ trong xét nghiệm HIV chính là khoảng thời gian giữa lúc thật sự bị nhiễm virus HIV (thời điểm HIV đã xâm nhập vào trong cơ thể) đến khi phát hiện ra HIV thông qua hình thức xét nghiệm. Nếu xét nghiệm HIV giai đoạn cửa sổ sẽ nhận kết quả âm tính dù bệnh nhân đã bị nhiễm bệnh. Thế nhưng những kỹ thuật xét nghiệm HIV hiện nay đã giúp thu hẹp khoảng thời gian này. Từ đó góp phần làm giảm nguy cơ gặp kết quả âm tính giả.

Thời kỳ cửa sổ trong xét nghiệm HIV là gì?
Thời kỳ cửa sổ trong xét nghiệm HIV chính là khoảng thời gian giữa lúc thật sự bị nhiễm virus HIV đến khi phát hiện ra HIV thông qua hình thức xét nghiệm

Vì sao nên xét nghiệm HIV giai đoạn cửa sổ?

Xét nghiệm là phương pháp duy nhất giúp khẳng định chắc chắn bệnh nhân có bị nhiễm virus HIV hay không. Nhóm người có nguy cơ nhiễm bệnh cao nên đến cơ sở y tế làm xét nghiệm và thăm khám sức khỏe định kỳ. Nếu bạn có kết quả xét nghiệm âm tính cách đây 1 năm nhưng vẫn gặp nguy cơ nhiễm bệnh thì hãy làm lại xét nghiệm càng sớm càng tốt. Hành vi nguy cơ cụ thể gồm có:

  • Quan hệ tình dục với người nghi nhiễm hoặc bệnh nhân bị HIV.
  • Không dùng biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục.
  • Quan hệ không an toàn với nhiều người khác nhau.
  • Thường xuyên dùng chung bơm kim tiêm với bệnh nhân để chích ma túy.
  • Dùng chung đồ dùng cá nhân với bệnh nhân HIV.

Do đó, xét nghiệm HIV giai đoạn cửa sổ là việc làm cần thiết. Nó sẽ giúp chúng ta phát hiện ra mầm bệnh từ sớm, kịp thời có hướng chữa trị.

Giai đoạn cửa sổ HIV kéo dài bao nhiêu lâu?

Giai đoạn cửa sổ kéo dài bao lâu sẽ còn tùy vào từng người cũng như hình thức xét nghiệm. Hiện nay, những xét nghiệm HIV hầu hết là xét nghiệm kháng thể. Do đó, cơ thể sẽ cần thêm thời gian để tạo kháng thể đủ để phương pháp xét nghiệm mang đến kết quả chính xác.

3 tuần là khoảng thời gian sớm nhất để xét nghiệm tìm ra kháng thể HIV. Thế nhưng không phải trường hợp nào cũng phát hiện sớm như vậy. Thông thường sẽ rơi vào khoảng 3 – 12 tuần sau khi bị nhiễm virus HIV. Lượng kháng thể sẽ tăng rất cao vào cuối thời kỳ cửa sổ. Do đó, để phát hiện cơ thể nhiễm bệnh hay không, chúng ta có thể dùng kỹ thuật xét nghiệm sàng lọc thông thường qua mẫu máu. Huyết thanh có khả năng chuyển đổi âm tính thành dương tính.

Giai đoạn sau cửa sổ có thể kéo dài trong khoảng 5 – 10 năm, thậm chí lâu hơn tùy vào thể trạng của từng người. Thực hiện xét nghiệm HIV giai đoạn cửa sổ có thể hỗ trợ chúng ta tầm soát được tình trạng bệnh.

Giai đoạn cửa sổ HIV kéo dài bao nhiêu lâu?
Giai đoạn cửa sổ kéo dài bao lâu sẽ còn tùy vào từng người cũng như hình thức xét nghiệm

HIV giai đoạn cửa sổ có chữa được không?

HIV hiện vẫn chưa có phương pháp chữa khỏi. Do đó, cũng chưa có thuốc đặc trị HIV giai đoạn cửa sổ. Bệnh nhân phải chung với virus HIV suốt đời một khi đã bị nhiễm. Y học tại thời điểm hiện tại chỉ có thể giúp làm chậm tiến trình phát triển của bệnh bằng việc dùng thuốc kháng virus HIV. Nó sẽ hỗ trợ kéo dài tuổi thọ cho người bệnh. Thế nhưng với người bệnh, việc phát hiện và chữa trị HIV giai đoạn cửa sổ sẽ mang đến nhiều lợi ích:

  • Giúp kéo dài tuổi thọ và duy trì sức khỏe cho bệnh nhân.
  • Hỗ trợ bệnh nhân giảm chi phí khám chữa bệnh, mua thuốc, chữa trị, nằm viện.
  • Làm giảm nguy cơ lây truyền bệnh cho người khác.

HIV giai đoạn cửa sổ có triệu chứng gì?

Tại giai đoạn HIV cửa sổ, virus sẽ xâm nhập và phát triển số lượng một cách nhanh chóng. Hệ thống miễn dịch của bệnh nhân lúc này sẽ tạo kháng thể HIV để ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng. 

Hầu hết bệnh người bệnh không gặp triệu chứng điển hình ở giai đoạn cửa sổ. Một vài người có khả năng bị nổi hạch hoặc gặp những triệu chứng như mệt mỏi, ho, sốt, đau nhức cơ thể,… tương tự cảm cúm. Thế nên rất khó để phát hiện và chẩn đoán bệnh một cách chính xác vào lúc này. Dấu hiệu vào giai đoạn cửa sổ có thể kéo dài khoảng 3 – 6 tháng. Nó thường sẽ khỏi khi bệnh nhân bước vào thời kỳ lâm sàng hoặc mạn tính.

HIV giai đoạn cửa sổ có triệu chứng gì?
Một vài người có khả năng bị nổi hạch hoặc gặp những triệu chứng như sốt

Xét nghiệm HIV âm tính là gì?

Xét nghiệm HIV âm tính có 2 trường hợp là âm tính giả và âm tính thật, cụ thể như sau:

  • Xét nghiệm HIV âm tính thật: Kết quả trả về là âm tính (Negative). Nghĩa là người tham gia xét nghiệm không nhiễm virus HIV.
  • Xét nghiệm âm tính giả: Nghĩa là bệnh nhân đã nhiễm virus HIV nhưng kết quả xét nghiệm lại cho ra âm tính. Xét nghiệm HIV giai đoạn cửa sổ cũng cho ra kết quả âm tính giả. Lúc này dù đã nhiễm bệnh nhưng cơ thể lại chưa kịp tạo ra kháng thể chống lại virus HIV. Từ đó khiến kết quả bị âm tính giả. Người nhận kết quả âm tính dù có tiếp xúc với yếu tố nguy cơ nên xét nghiệm lại trong 1 – 3 tháng sau đó. Vì rất có khả năng đã thực hiện xét nghiệm ở giai đoạn cửa sổ. 

HIV giai đoạn cửa sổ có lây không?

Dù có xét nghiệm âm tính, nhưng ở thời kỳ cửa sổ virus đã xâm nhập và đang phát triển, sinh sôi mạnh mẽ. Do đó, bệnh nhân vẫn có khả năng lây truyền virus HIV cho đối tượng khác. Vì thế ngay cả khi nhận kết quả âm tính thì người bệnh vẫn cần chủ động phòng ngừa, dùng những phương pháp bảo vệ cho mọi người xung quanh trong khoảng thời gian này. 

Xét nghiệm HIV giai đoạn cửa sổ có thể cho ra kết quả âm tính giả. Do đó, để đảm chính xác, bệnh nhân được khuyến cáo nên thực hiện lại xét nghiệm sau 1 – 3 tháng. Nếu còn thắc mắc khác cần tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với Phòng khám Đa khoa Phương Nam qua Hotline 0868 666 968 hoặc 1800 2222!

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ