Rễ Cây Cam Thảo – Lợi Ích Và Phản Ứng Phụ

Trang chủ > Chuyên khoa > Khoa khác > Y học dự phòng > Rễ Cây Cam Thảo – Lợi Ích Và Phản Ứng Phụ

Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng hai 26, 2023

Theo Đông y, rễ cây cam thảo là vị thuốc quý, mang đến cho sức khỏe công dụng hữu ích. Vậy rễ cây cam thảo mang đến lợi ích gì? Nếu dùng không đúng cách sẽ gây phản ứng phụ ra sao? Hãy cùng Phòng khám Đa khoa Phương Nam tìm hiểu trong bài viết này bạn nhé!

Lợi ích sức khỏe của rễ cây cam thảo 

Rễ cây cam thảo là dược liệu quý được sử dụng phổ biến trong Đông y. Rễ cam thảo mang đến cho sức khỏe nhiều lợi ích thông qua hơn 300 hợp chất cũng như các chất sở hữu khả năng kháng vi khuẩn, virus. Dưới đây là những lợi ích của rễ cây cam thảo mang đến cho sức khỏe:

Rễ cam thảo chống nhiễm trùng da

Bệnh chàm trên da có thể gây ra tình trạng viêm, đóng vảy, đỏ, ngứa. Các sản phẩm gel bôi ngoài da có chứa thành phần rễ cam thảo được bác sĩ khuyên dùng để chữa bệnh chàm. Cam thảo được xem là dược liệu hỗ trợ trị bệnh da liễu hữu hiệu nhờ vào đặc tính kháng khuẩn vốn có.

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, chiết xuất từ rễ cây cam thảo có khả năng ngăn chặn vi khuẩn lây nhiễm vào da. Cụ thể, hoạt động của kháng khuẩn sẽ chống lại Staphylococcus aureus. Đây là loại vi khuẩn có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng da như viêm nang lông, viêm mô tế bào da, lở loét.

Rễ cam thảo làm lành vết loét dạ dày

Rễ cam thảo có khả năng làm dịu những vấn đề xuất hiện ở đường tiêu hóa. Nghiên cứu cho thấy Glabrene và Glabridin là các Flavonoid chiết xuất từ rễ cam thảo mang đến công dụng hữu hiệu trong việc làm giảm tình trạng khó chịu ở dạ dày. Chiết xuất này sẽ góp phần khôi phục lại sự cân bằng, đẩy nhanh quá trình làm lành niêm mạc dạ dày trong trường hợp bị ợ nóng, loét dạ dày, ngộ độc thực phẩm.

Vi khuẩn Helicobacter Pylori có thể dẫn đến tình trạng loét dạ dày ở người. Theo một số nghiên cứu, chiết xuất từ rễ cam thảo có thể giúp ngăn chặn và tiêu diệt loại vi khuẩn này. Một thử nghiệm lâm sàng thực hiện trên 120 người chỉ ra rằng, bổ sung chiết xuất cam thảo đã hỗ trợ tích cực cho việc loại trừ H. pylori. 

Rễ cam thảo làm lành vết loét dạ dày
Rễ cam thảo hỗ trợ làm lành vết loét dạ dày

Rễ cây cam thảo tiêu diệt vi khuẩn gây sâu răng

Rễ cây cao thảo cũng được nhiều nghiên cứu chỉ ra khả năng giúp tiêu diệt vi khuẩn gây sâu răng. Loại dược liệu này có thể ức chế quá trình phát triển của vi khuẩn. Đồng nghĩa với việc nó là cách chữa tình trạng sâu răng trong tương lai.

Rễ cam thảo giúp giảm nguy cơ đau họng 

Rễ cây cam thảo từ lâu đã được biết đến với công dụng làm giảm nguy cơ mắc bệnh viêm họng. Một nghiên cứu nhỏ chỉ ra rằng, những bệnh nhân phải đặt ống thở trước khi phẫu thuật có khả năng cao bị viêm họng sau khi hoàn thành cuộc phẫu thuật. Song song đó, các chuyên gia cũng cho biết dùng dung dịch nước cam thảo súc miệng trước khi phẫu thuật khoảng 15 phút sẽ góp phần làm giảm tỷ lệ bị viêm họng và mức độ nghiêm trọng một cách hiệu quả.

Rễ cam thảo hỗ trợ điều trị viêm gan C

Hoạt chất Glycyrrhizin được chiết xuất từ cam thảo có thể hỗ trợ chữa bệnh viêm gan C. Đây là một loại virus lây nhiễm vào gan, dẫn đến tình trạng viêm, tổn thương dài lâu. Nhiều nghiên cứu cho biết Glycyrrhizin sở hữu một số chất kháng khuẩn mang đến khả năng chống lại viêm gan C bên trong tế bào. Chúng ta có thể xem đó là phương pháp đầy hứa hẹn giúp chữa loại virus này trong tương lai.

Các bác sĩ tại Nhật Bản đã dùng Glycyrrhizin dạng tiêm để chữa trị cho bệnh nhân viêm gan C mạn tính không đáp ứng với những cách điều trị khác. Kết quả cho thấy chiết xuất từ rễ cây cam thảo thật sự có ích. 

Rễ cam thảo hỗ trợ điều trị viêm gan C
Hoạt chất Glycyrrhizin được chiết xuất từ cam thảo có thể hỗ trợ chữa bệnh viêm gan C

Tác dụng phụ của rễ cam thảo

Rễ cây cam thảo mang đến cho sức khỏe nhiều lợi ích. Thế nhưng tùy vào tình trạng bệnh của mỗi người sẽ có liều dùng phù hợp. Do đó, bạn không nên tiêu thụ quá nhiều rễ cam thảo trong thực phẩm bổ sung hoặc thức ăn. Nếu dung nạp lượng lớn chiết xuất cam thảo Glycyrrhizin sẽ gây ra các phản ứng phụ.

Rễ cam thảo gây hạ Kali trong cơ thể

Tiêu thụ rễ cam thảo có thể làm nồng độ Kali trong cơ thể giảm xuống. Theo FDA, điều này tiềm ẩn nguy cơ gây ra tình trạng suy tim sung huyết, yếu cơ, đau cơ, cao huyết áp, mệt mỏi, nhịp tim bất thường. Vì thế, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng rễ cam thảo, sử dụng với lượng phù hợp.

Rễ cam thảo không tốt cho thai nhi trong bụng mẹ

Mẹ bầu không nên dùng rễ cam thảo. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng Glycyrrhizin trong cam thảo có khả năng tác động tiêu cực đến sự phát triển não bộ của thai nhi. Điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng nhận thức của trẻ sau này. Các nghiên cứu khác thì cho biết mẹ bầu dùng quá nhiều cam thảo có thể sinh non.

Rễ cam thảo không tốt cho thai nhi trong bụng mẹ
Mẹ bầu không nên dùng rễ cam thảo

Dùng rễ cam thảo quá liều gây tác dụng phụ

Trong hầu hết trường hợp dùng rễ cam thảo có thể an toàn. Thế nhưng sử dụng cam thảo vài tuần hoặc lâu hơn tiềm ẩn nguy cơ gây ra phản ứng phụ nặng nề. Dùng quá liều có thể dẫn đến tác dụng phụ như tê liệt, suy nhược, suy giảm nồng độ Kali, tăng huyết áp, thậm chí gây tổn thương não.

Rễ cam thảo gây tương tác thuốc

Người dùng rễ cây cam thảo cần lưu ý rằng, loại thảo dược này có thể tương tác với một số loại thuốc như:

  • Thuốc chống viêm Corticosteroid.
  • Estrogen, thuốc tránh thai.
  • Thuốc chống đông.
  • Thuốc nhịp tim.
  • Thuốc lợi tiểu.
  • Thuốc huyết áp.
  • Thuốc hạ Kali.

Tóm lại, rễ cây cam thảo là thảo dược hữu ích cho sức khỏe. Nó hỗ trợ chữa trị nhiều căn bệnh khác nhau. Thế nhưng chúng ta cần dùng đúng cách với liều lượng phù hợp để tránh gặp phản ứng phụ. Nếu có thắc mắc khác cần tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với Phòng khám Đa khoa Phương Nam qua Hotline hoặc 1800 2222!

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ