Siêu Âm Đầu Dò Có Chính Xác Không? Có Gây Hại Cho Sức Khỏe?

Trang chủ > Chuyên khoa > Chẩn đoán > Vô tuyến học > Siêu Âm Đầu Dò Có Chính Xác Không? Có Gây Hại Cho Sức Khỏe?

Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng hai 28, 2023

Siêu âm đầu dò được đánh giá là một trong những phương pháp thăm khám phổ biến hiện nay. Nó dùng để nhận biết các dấu hiệu bất thường ở buồng trứng, cổ tử cung, viêm dính phần phụ, ứ dịch vòi trứng, chẩn đoán thai trong giai đoạn sớm. Vậy liệu siêu âm đầu dò có chính xác không? Cùng tìm hiểu với Đa khoa Phương Nam bạn nhé!

Siêu âm đầu dò là gì?

Hiện nay, siêu âm là phương pháp được áp dụng rộng rãi trong thăm khám chữa bệnh. Nó chẩn đoán bệnh lý bằng hình ảnh thông qua việc sử dụng sóng siêu âm – sóng âm tần số cao.

Siêu âm đầu dò là gì?
Siêu âm đầu dò là phương pháp thăm khám cơ quan sinh dục bên trong khá phổ biến hiện nay

Đặc biệt, siêu âm đầu dò là kỹ thuật thăm khám thường sử dụng cho nữ. Nó được áp dụng phổ biến rộng rãi trong chẩn đoán mang thai và phát hiện bệnh lý ở phần phụ nữ giới. Khi tiến hành thực hiện siêu âm đầu dò, bác sĩ sẽ đưa thiết bị chuyên dụng có gắn sóng siêu âm vào trong âm đạo, thăm khám cơ quan sinh dục bên trong.

Chuyên gia phụ khoa không chỉ quan sát vòi trứng, âm đạo, ống dẫn trứng, cổ tử cung, tử cung,… mà còn nắm bắt được sự hình thành trứng, thời kỳ rụng trứng, độ dày – mỏng của lớp niêm mạc trong thành tử cung.

Siêu âm đầu dò để làm gì?

Siêu âm đầu dò được sử dụng phổ biến khi kiểm tra thăm khám định kỳ. Trong lĩnh vực sản phụ khoa, thông qua hình ảnh siêu âm đầu dò, bác sĩ có thể kiểm tra được sự phát triển, bất thường của các cơ quan hay bào thai. Siêu âm qua ngả âm đạo là kỹ thuật thăm khám tử cung, ống dẫn trứng, cổ tử cung, buồng trứng, âm đạo. Nó mang lại nhiều lợi ích, cụ thể như sau:

Phát hiện thai nhi

Siêu âm đầu dò có thể giúp chuyên gia sản khoa xác định vị trí chính xác của thai nhi và phát hiện kịp thời đối với thai ngoài tử cung. Điều này cực kỳ hữu ích nhằm ngăn chặn những hậu quả đáng tiếc của tình trạng thai ngoài tử cung vỡ ra gây nhiễm trùng ổ bụng, vỡ ống dẫn trứng,… 

Ngoài ra, phương pháp siêu âm đầu dò còn phát hiện được thai nhi từ 6 – 8 tuần tuổi. Ở giai đoạn này, khó phát hiện được em bé khi thực hiện những kỹ thuật thăm khám thông thường khác. Siêu âm đầu dò âm đạo còn giúp theo dõi tình trạng phát triển của thai nhi.

Nhận biết được bệnh lý ở nữ giới 

Siêu âm đầu dò cũng được ứng dụng nhằm phát hiện những dấu hiệu bệnh lý có thể xảy tại vùng âm đạo của nữ giới:

U xơ cổ tử cung

U xơ cổ tử cung được nhận xét là loại u lành tính dễ thấy nhất ở tử cung. Đối tượng mắc bệnh này chủ yếu là phụ nữ từ 30 – 45 tuổi. Tuy nhiên, đại đa số lại không có bất cứ triệu chứng lâm sàng nào.

Họ chỉ phát hiện bệnh khi đi khám lúc thấy bụng to ra, cảm giác nặng bụng dưới, chảy máu âm đạo bất thường, khối u chèn bàng quang gây khó tiểu, chèn ép trực tràng dẫn đến tình trạng táo bón,… Siêu âm giúp bác sĩ đánh giá chính xác số lượng, vị trí, hình dạng, kích thước. Nhờ vậy, chuyên gia đưa ra được phương pháp điều trị thích hợp.

Siêu âm đầu dò để làm gì?
U xơ cổ tử cung là căn bệnh phổ biến thường gặp ở phụ nữ 30 – 45 tuổi

Viêm nhiễm vùng chậu

Viêm nhiễm vùng chậu được xếp vào nhóm bệnh lý đa dạng. Nữ giới thường có triệu chứng như đau vùng chậu, ra huyết hay mủ âm đạo, sốt,… Kết quả siêu âm gợi ý người tham gia mắc phải viêm nhiễm vùng chậu khi hình ảnh tổ chức phù nềm tụ dịch, thâm nhiễm, ứ mủ, dải dính,… Đặc biệt, siêu âm còn ứng dụng để theo dõi diễn tiến bệnh lý để giúp các bác sĩ lâm sàng đánh giá hiệu quả trong việc điều trị.

U nang buồng trứng

U nang buồng trứng không có triệu chứng rõ rệt, đa số chỉ phát hiện khi thăm khám tiền sản, định kỳ, kế hoạch, vô sinh hoặc xuất hiện biến chứng cấp gây đau. Siêu âm giúp bác sĩ đánh giá được kích thước, đặc điểm phản âm trong lòng u, xem lòng u có vách ngăn hay không, vỏ u dày hay mỏng,… Nhờ đó, chuyên gia đưa ra được phương pháp điều trị thích hợp.

Polyp nội mạc tử cung

Polyp nội mạc tử cung được hình thành do ảnh hưởng của Estrogen khiến khu mô nội mạc tử cung sinh trưởng. Chỉ khi đi khám tình cờ vì có các dấu hiệu rong kinh, huyết, tăng tiết âm đạo mà phụ nữ mới phát hiện bệnh polyp nội mạc tử cung.

Kỹ thuật siêu âm đầu dò có chính xác không?

Thắc mắc siêu âm đầu dò có chính xác không luôn nhận được sự quan tâm từ chị em phụ nữ. Khi thực hiện phương pháp này, bác sĩ sẽ xác định chính xác vị trí của thai nhi, nhằm phát hiện thai ngoài tử cung. Vì vậy nó là kỹ thuật chẩn đoán vô cùng có ý nghĩa, giúp ngăn chặn những biến chứng từ việc mang thai ngoài tử cung như: Nhiễm trùng ổ bụng, vỡ ống dẫn trứng,…

Như đã đề cập bên trên, siêu âm đầu dò còn có khả năng đánh giá tim thai ở tuần thứ 6 – 8. Từ đó giúp theo dõi, nhận biết được tình trạng cũng như các dấu hiệu bất thường của bé để đưa ra biện pháp chữa trị kịp thời.

Kỹ thuật siêu âm đầu dò có chính xác không?
Siêu âm đầu dò có chính xác không?

Siêu âm đầu dò thường được sử dụng phổ biến ở mẹ bầu mang thai giai đoạn đầu. Tuy nhiên khi thai nhi đã lớn, đầu bé quay xuống dưới che khuất sóng âm. Trong tình huống này, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm đầu dò để xác định vị trí của bánh nhau. Vì vậy, với những thông tin trên, chắc hẳn bạn đã tìm ra câu trả lời cho thắc mắc siêu âm đầu dò có chính xác không.

Ưu nhược điểm của kỹ thuật siêu âm đầu dò

Bên cạnh vấn đề siêu âm đầu dò có chính xác không, chị em phụ nữ cũng thắc mắc về ưu và nhược điểm của kỹ thuật này. Tùy vào nhu cầu thăm khám mà bác sĩ đưa ra chỉ định cho bệnh nhân sử dụng siêu âm đầu dò âm đạo hoặc hậu môn. Cũng giống như các phương pháp khác, kỹ thuật này sẽ có ưu và nhược điểm:

Ưu điểm

Siêu âm đầu dò mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân, cụ thể như sau:

  • Thoải mái: Bạn không cần phải lo lắng khi đầu dò đưa vào âm đạo vì nó đã được bao bọc bởi lớp cao su. Bác sĩ cũng bôi lớp gel trước khi thực hiện siêu âm. Do đó, chuyên gia thực hiện kỹ thuật nhẹ nhàng mà không gây đau đớn, khó chịu.
Ưu nhược điểm của kỹ thuật siêu âm đầu dò
Thiết bị đầu dò được bao bọc bởi nhựa hoặc latex nên không gây ảnh hưởng cho người thực hiện
  • Không dùng tia bức xạ: Siêu âm đầu dò sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh cơ quan trong vùng xương chậu. Do đó bạn không cần phải lo lắng về sự an toàn của phương pháp này. Điều này đặc biệt quan trọng và hữu ích khi khám thai vì tia bức xạ có thể ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của em bé.
  • Chất lượng hình ảnh cao: Khi dụng cụ được đặt bên trong đường âm đạo sẽ cho ra hình ảnh chất lượng cao về cơ quan sinh sản. Kết quả rõ nét cho phép bác sĩ dễ phát hiện điểm bất thường, dù chỉ là chi tiết nhỏ.
  • Thời gian thực hiện ngắn: Thời gian siêu âm chỉ mất không quá 30 phút. Điều này cực kỳ thuận lợi cho các chị em mỗi khi có nhu cầu thăm khám. Đặc biệt đối với những người thường xuyên bận rộn do công việc hay gia đình.
  • Không cần chuẩn bị gì trước khi siêu âm: Hầu như người bệnh không cần phải chuẩn bị bất cứ điều gì trước khi thực hiện siêu âm đầu dò. Họ nên mặc quần áo thoải mái để quá trình siêu âm diễn ra dễ dàng. Tùy thuộc vào hướng dẫn của bác sĩ, nhu cầu thực hiện, bệnh nhân cần uống thêm nước để làm đầy bàng quang.

Nhược điểm

Vì không dùng bức xạ nên người bệnh không cảm thấy khó chịu so với các phương pháp siêu âm thông thường. Tuy nhiên, người thực hiện kỹ thuật này có thể không thoải mái khi bắt đầu đưa đầu dò đi vào âm đạo.

Dụng cụ đã được bao bọc bởi lớp nhựa hoặc latex do đó thỉnh thoảng gây ra phản ứng đối với những người dị ứng với vật liệu trên. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có thể cảm thấy không thoải mái nếu bàng quang đầy nước tiểu hoặc nằm trên bàn khám.

Ngoài ra, kết quả của siêu âm đầu dò còn bị ảnh hưởng bởi những lý do như sau:

  • Béo phì.
  • Có Barium trong ruột, cần thực hiện kỹ thuật khác.
  • Đầy hơi trong ruột.
  • Bàng quang chứa nhiều nước tiểu.

Trường hợp nào nên dùng siêu âm đầu dò?

Siêu âm đầu dò được chỉ định khi bác sĩ cảm thấy có bất cứ bất thường nào trong cơ thể và muốn kiểm tra chi tiết về cổ tử cung, buồng trứng, vòi trứng, tử cung của bệnh nhân, cụ thể như sau:

Thai phụ

Đối với thai phụ, việc siêu âm đầu dò sẽ giúp bác sĩ xác định được:

  • Vị trí chính xác của thai nhi ở tuần thứ 4 – 5, nhằm phát hiện kịp thời trường hợp mang thai ngoài tử cung.
Trường hợp nào nên dùng siêu âm đầu dò?
Siêu âm đầu dò giúp phát hiện sớm thai nhi ở tuần thứ 6 – 8
  • Ngăn chặn được hậu quả không mong muốn xảy ra như thai ngoài tử cung vỡ làm vỡ ống dẫn trứng, nhiễm trùng ổ bụng,…
  • Đánh giá tim thai ở tuần thứ 6 – 8, phát hiện sớm hoạt động của bé.
  • Nhận biết số lượng thai, thai 1 noãn hay khác noãn.
  • Xác định vị trí của bánh nhau khi thai nhi đã lớn. Vì trong giai đoạn này, đầu em bé quay xuống dưới và che khuất sóng âm.

Xuất hiện dấu hiệu bất thường

Ngoài ra, các chị em khi nghi ngờ mình gặp bất cứ dấu hiệu nào cũng có thể làm siêu âm đầu dò để phát hiện nhanh chóng những bệnh lý nguy hiểm, cụ thể như sau:

  • Đau vùng xương chậu, bụng dưới nhiều lần trong ngày.
  • Các trường hợp rối loạn kinh nguyệt.
  • Chảy máu vùng kín giữa chu kỳ kinh nguyệt mà không xác định được nguyên nhân.
  • Đau khi giao hợp.
  • Khí hư xuất hiện màu sắc bất thường, ra nhiều và có mùi hôi.
  • Ngứa ngáy vùng kín.

Trường hợp nào không nên dùng kỹ thuật siêu âm đầu dò?

Siêu âm đầu dò âm đạo là phương pháp dùng thiết bị chuyên dụng đưa vào trong âm đạo nhằm đánh giá buồng trứng, tử cung, các thành phần tiểu khung. Do đó, kỹ thuật này không áp dụng đối với trẻ em, phụ nữ chưa quan hệ tình dục, vẫn còn màng trinh.

Trường hợp nào không nên dùng kỹ thuật siêu âm đầu dò?
Siêu âm đầu dò âm đạo không áp dụng đối với phụ nữ chưa quan hệ tình dục hoặc chưa bị rách màng trinh

Siêu âm đầu dò mặc dù là kỹ thuật được sử dụng phổ biến, không gây nguy hiểm đến sức khỏe người tham gia. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng sẽ áp dụng được phương pháp này.

Đối với chị em đang trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc bị viêm nhiễm cấp vùng âm đạo cũng không được bác sĩ chỉ định sử dụng kỹ thuật này.

Siêu âm đầu dò có hại không?

Chị em phụ nữ không chỉ quan tâm siêu âm đầu dò có chính xác không mà họ cũng thắc mắc về sự an toàn của nó. Đặc biệt là nhiều mẹ lo lắng không biết phương pháp này có ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi hay không? Vì đây là kỹ thuật chạm trực tiếp vào nơi nhạy cảm.

Phương pháp siêu âm đầu dò thường được thực hiện bởi chuyên gia phụ khoa lành nghề, có kinh nghiệm thâm niên. Bác sĩ di chuyển dụng cụ quanh âm đạo của mẹ bầu chứ không chạm vào cổ tử cung. Vì thế sẽ không gây ảnh hưởng đến thai nhi và tử cung, cổ tử cung.

Cần chuẩn bị gì khi đi siêu âm đầu dò?

Cũng giống với các loại siêu âm khác, hình thức này không yêu cầu chị em phụ nữ phải chuẩn bị gì nhiều. Tùy theo nhu cầu và sự chỉ định của bác sĩ, người thực hiện nên đi vệ sinh trước khi thăm khám. Đối với những trường hợp cần làm căng đầy bàng quang thì mẹ có thể uống nước trước khi siêu âm từ 30 phút đến 1 tiếng.

Việc siêu âm không gây đau đớn nhưng thỉnh thoảng mang đến cảm giác hơi khó chịu. Đối với thai phụ thì kỹ thuật này cũng không gây ảnh hưởng đến các bé nên mẹ bầu có thể hoàn toàn an tâm.

Đa khoa Phương Nam vừa giải đáp thắc mắc siêu âm đầu dò có chính xác không. Mặc dù đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi hiện nay, không gây ảnh hưởng đến người thăm khám hoặc thai nhi. Tuy nhiên không phải tất cả các trường hợp có thể áp dụng kỹ thuật này. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích đối với chị em phụ nữ. Để được tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 0868 666 968 hoặc 1800 2222.

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ