Chụp X Quang Phổi Cho Bé Có Hại Không?

Trang chủ > Chuyên khoa > Nhi khoa > Chụp X Quang Phổi Cho Bé Có Hại Không?

Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng tư 13, 2023

Chụp X quang phổi cho bé có hại không luôn là vấn đề được nhiều mẹ bầu quan tâm. Đây là kỹ thuật cần thiết nhằm chẩn đoán nhiều bệnh lý ở con người. Trong đó có cả trẻ em. Hãy cùng Đa khoa Phương Nam tìm hiểu ngay câu trả lời trong bài viết bên dưới bạn nhé!

Vì sao cần chụp X quang phổi cho bé?

Vì sao cần chụp X quang phổi cho bé?
Chụp X quang phổi giúp chẩn đoán được bệnh lý tại vùng ngực

Chụp X quang phổi là phương pháp chẩn đoán nhanh chóng, ít tốn kém, được sử dụng rộng rãi trong nhiều trường hợp. Đặc biệt khi nghi ngờ bé có các vấn đề bệnh lý về phổi mà mắt thường không thể nhìn thấy được. Phụ huynh nên cho trẻ đi chụp X quang phổi nếu gặp những trường hợp sau đây:

  • Bé xuất hiện triệu chứng khó thở, đau tức ngực, chấn thương, ho dai dẳng,…
  • Chẩn đoán sàng lọc bệnh lý chấn thương ngực, viêm phổi, dập phổi, lao phổi, khối u ở phổi, tràn dịch màng phổi.
  • Theo dõi tình hình điều trị cho những trường hợp có bệnh lý về phổi.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ của trẻ.

Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về thời gian cũng như việc chụp X quang phổi cho bé có hại không.

Trẻ mấy tháng tuổi có thể chụp X-quang?

Trả lời cho câu hỏi trẻ mấy tháng tuổi có thể chụp X-quang là một vấn đề cần cân nhắc kỹ lưỡng. Mặc dù tia X gây hại đến cơ thể, tuy nhiên phụ huynh nên suy nghĩ tới những lợi ích mà X quang mang lại. Thậm chí trong nhiều trường hợp trẻ sơ sinh cũng có thể thực hiện chụp X quang phổi. Tuy nhiên cần phải theo sự chỉ định nghiêm ngặt từ bác sĩ.

Trẻ mấy tháng tuổi có thể chụp X-quang?
Trẻ mấy tháng tuổi có thể chụp X quang?

Bác sĩ cho biết việc tiếp xúc với bức xạ của quá trình chụp X quang có thể gây tổn thương tế bào cơ thể, cấu trúc vật liệu di truyền trong nhân tế bào (ADN). Đây cũng là điều kiện tiềm ẩn dẫn tới bệnh ung thư về sau.

Kỹ thuật chụp X quang cho bé đã được điều chỉnh để bé tiếp xúc với lượng bức xạ thấp nhất, tương đương với lượng bức xạ mỗi người nhận được trong 2 – 3 ngày từ môi trường.

Những người thường phải làm việc bên ngoài trời hoặc sinh sống ở các vùng cao sẽ có nguy cơ tiếp xúc với lượng bức xạ nhiều hơn. Phương pháp chụp X quang giúp bác sĩ chẩn đoán được bệnh tình chính xác. Đây là một trong những lợi ích vượt xa so với các rủi ro mà kỹ thuật này có thể gây ra. 

Vì thế các bác sĩ sẽ luôn cân nhắc để đảm bảo bé yêu chỉ nhận liều bức xạ nhỏ nhất mà vẫn thu được hình ảnh chất lượng. Kỹ thuật viên sẽ giám sát quá trình này cẩn thận. Do vậy, phụ huynh không cần quá lo lắng về vấn đề này nếu việc chụp X quang cho bé là điều bắt buộc.

Chụp X quang phổi cho bé có hại không? 

Phần trên cũng đã đề cập sơ lược về việc chụp X quang phổi cho bé có hại không. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết ngay sau đây. 

Chụp X quang là một chỉ định cần thiết để chẩn đoán về tình trạng bệnh lý cho trẻ mà ít gây hại đến sức khỏe của bé. Ngay cả khi nếu buộc phải thực hiện kỹ thuật này 2 lần/ tuần thì sóng điện từ trong chẩn đoán y khoa cũng rất thấp, chỉ nằm trong phạm vi an toàn.

Một điểm cần lưu ý là tia X có khả năng gây ion hóa hoặc phản ứng gây nguy hiểm đến sức khỏe con người. Do đó, những thông số như cường độ, bước sóng và thời gian chụp ảnh y tế sẽ được điều chỉnh cẩn thận để tránh tác hại của tia X đối với an toàn bệnh nhân.

Các bác sĩ cho biết với mức độ phơi nhiễm từ 5 rad trở xuống thì sẽ không gây ảnh hưởng tới bé. Đặc biệt, lượng tia X được sử dụng trong y khoa thường rất thấp, thậm chí là thấp hơn nhiều lần so với mức gây hại đối với con người.

Như vậy đọc đến đây phụ huynh đã có câu trả lời việc chụp X quang phổi cho bé có hại không. Nhiều cha mẹ từ chối thực hiện kỹ thuật này vì sợ nó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, bạn cần phải cân nhắc vì những lợi ích nó mang lại khá lớn trong việc chẩn đoán và đưa ra phương hướng điều trị kịp thời các bệnh lý liên quan đến phổi.

Quy trình chụp X quang phổi cho trẻ

Quy trình chụp X quang phổi cho trẻ
Bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện chụp X quang phổi nếu nghi ngờ vùng này có tổn thương

Bên cạnh vấn đề chụp X quang phổi cho bé có hại không nhiều phụ huynh cũng quan tâm đến quy trình thực hiện kỹ thuật này như thế nào. Các bước tiến hành thủ thuật khá đơn giản, bao gồm:

  • Trẻ em được đưa vào phòng chụp X quang.
  • Bé sẽ được thay áo chụp X quang.
  • Phụ huynh cần tháo bỏ hết vật dụng trang sức bằng kim loại trên người của bé để kết quả chụp được rõ ràng và chính xác.
  • Bác sĩ điều chỉnh máy chụp ở tư thế phù hợp (thẳng, nghiêng), điều chỉnh lượng tia X phù hợp với thể trạng nhằm đảm bảo an toàn cho con.
  • Bác sĩ hướng dẫn bé giữ nguyên tư thế, bắt đầu chụp X quang.

Chụp X quang phổi thường có 2 tư thế là thẳng và nghiêng:

  • Chụp phổi thẳng: Tư thế đứng theo chiều từ sau tới trước.
  • Chụp phổi nghiêng: Tư thế đứng và chiều chụp từ trái sang phải hoặc ngược lại, tùy thuộc vào tổn thường nghi ngờ nằm ở phía nào.

Khi bác sĩ nghi ngờ người bệnh bị tổn thương vùng nào sẽ chỉ định thực hiện loại cũng như vùng cần chụp X quang phổi. Quá trình thường diễn ra khoảng 3 phút, rất nhanh chóng, ngay sau đó trẻ có thể nghỉ ngơi và đợi kỹ thuật viên đọc kết quả.

Chụp X-quang cho bé có lưu ý gì?

Chụp X quang phổi cho bé có hại không còn liên quan đến quá trình chụp. Nên phụ huynh cần phải lưu ý tháo cởi bỏ toàn bộ vật trang sức trên người bé. Vị trí chụp sẽ phụ thuộc vào vùng cần chụp X quang. Phần còn lại của cơ thể sẽ được bao phủ để bảo vệ bé khỏi tia X.

Chụp X-quang cho bé có lưu ý gì?
Chụp X quang phổi cho bé có lưu ý gì?

Đặc biệt vùng chụp X quang gần những bộ phận dễ ảnh hưởng bởi bức xạ là tinh hoàn, tuyến giáp ở bé trai và buồng trứng ở vùng bụng dưới của bé gái,… sẽ được che chắn kỹ càng.

Mặc dù khi chụp X quang cho trẻ hiếm khi gây nguy hiểm nhưng tia X khá độc hại. Nếu quy trình không được tiến hành trong điều kiện an toàn, phòng chụp chưa đúng tiêu chuẩn, thiết bị chụp thiếu an toàn, bác sĩ chụp không đủ chuyên môn thì rất nguy hiểm đối với trẻ.

Do đó các bậc phụ huynh cần đưa con tới những cơ sở y tế uy tín để đảm bảo sức khỏe cho bé. Đồng thời cha mẹ cũng nên lưu ý các vấn đề dưới đây:

  • Hạn chế cho trẻ thực hiện kỹ thuật X-quang quá nhiều lần.
  • Chỉ nên thực hiện chụp X-quang khi có chỉ định của bác sĩ.
  • Có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về các đồ bảo hộ như áo chì, thuốc cản quang,…
  • Cần thông báo rõ ràng về tình hình của bé để bác sĩ đưa ra quyết định thích hợp cho từng trường hợp.

Những hạn chế của chụp X quang?

Một số trường hợp chụp X quang không cung cấp đầy đủ thông tin, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân tiến hành làm thêm một số chẩn đoán khác như: Chụp cắt lớp vi tính MSCT, MRI, siêu âm, nội soi phế phản.

Thông thường chụp X quang sẽ không cho kết quả đánh giá chính xác trong những trường hợp sau đây:

  • Những tổn thương nhỏ hoặc ở giai đoạn sớm trên hai lá phổi.
  • Tổn thương ở phổi có thể bị che lấp bởi bóng tim, xương sườn.
  • Những tổn thương ở vị trí khó quan sát như ở hai đỉnh phổi.
  • Không thấy được những đặc tính tổn thương bên trong.

Vì thế, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện thêm một số xét nghiệm để cho ra kết quả chẩn đoán chính xác nhất. 

Như vậy Đa khoa Phương Nam vừa giải đáp đến bạn đọc chụp X quang phổi cho bé có hại không. Vì đây là kỹ thuật sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe vì thế phụ huynh cần cân nhắc lựa chọn địa chỉ thăm khám uy tín, an toàn để hạn chế tối đa ảnh hưởng từ tia X đến trẻ. Nếu có câu hỏi khác cần tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1800 2222 hoặc 0868 666 968.

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ