Có nên dán miếng hạ sốt vào chỗ tiêm? Và cách chăm sóc vết tiêm an toàn

Trang chủ > Chuyên khoa > Khoa khác > Y học dự phòng > Có nên dán miếng hạ sốt vào chỗ tiêm? Và cách chăm sóc vết tiêm an toàn

Tác giả: ngocdo Ngày đăng: Tháng mười 1, 2024

Nhiều người hay lo lắng sẽ bị sưng, đau nhức, sốt sau mỗi lần tiêm chủng nên thường mách nhau dán miếng hạ sốt vào chỗ tiêm để giảm bớt cảm giác khó chịu. Nhưng liệu cách này có thực sự hiệu quả và an toàn hay không? Hãy cùng tìm hiểu trong phần chia sẻ này nhé!

Có nên dán miếng dán hạ sốt vào chỗ tiêm

Các bác sĩ cho biết, KHÔNG NÊN dán miếng hạ sốt vào chỗ tiêm vắc xin. Lý do chính là vì vùng da sau tiêm rất nhạy cảm, dễ bị kích ứng và tổn thương. Việc dán miếng hạ sốt trực tiếp lên chỗ tiêm không những không có tác dụng làm giảm sưng đau mà còn có thể gây ra phản ứng phụ như kích ứng da, thậm chí làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Dưới đây là phân tích trường hợp này theo kiến thức y khoa.

Dán miếng dán hạ sốt vào vị trí tiêm không được bác sĩ cho phép và có thể gây ra nhiều vấn đề nguy hiểm
Dán miếng dán hạ sốt vào vị trí tiêm không được bác sĩ cho phép và có thể gây ra nhiều vấn đề nguy hiểm

Vì sao không nên dán miếng hạ sốt vào chỗ tiêm?

Miếng dán hạ sốt rất phổ biến và được nhiều mẹ tin dùng để giảm bớt cơn sốt cho bé. Tuy nhiên, khi trẻ bị sốt sau khi tiêm vacxin, một số mẹ cho rằng dán miếng hạ sốt vào vùng tiêm sẽ giúp giảm đau và hạ sốt nhanh hơn. Nhưng thực tế, hành động này tiềm ẩn nhiều nguy cơ đáng lo ngại.

Vậy có nên dán miếng hạ sốt vào chỗ tiêm không? Câu trả lời là không, vậy nguyên nhân do đâu?

 Thứ nhất, làm cản trở tuần hoàn máu tại vị trí tiêm

Các mạch máu tại chỗ tiêm có thể bị chèn ép, gây cản trở tuần hoàn máu khi mẹ dán miếng hạ sốt vào. Rất nhiều biến chứng nặng lúc mạch máu bị cản trở có thể kể đến như giảm khả năng vận chuyển cung cấp Oxy để nuôi dưỡng các mô và huy động tiểu cầu, thậm chí làm hoại tử vết thương.

 Thứ hai, có thể bị nhiễm trùng

Tuy không phổ biến, nhưng tình trạng nhiễm trùng do dán miếng hạ sốt vào vị trí tiêm chủng vẫn xảy ra, với những nguyên nhân chủ yếu là:

  • Miếng dán khiến môi trường vết thương bị bí hơi, dễ làm vi khuẩn phát triển dẫn đến nhiễm trùng, đặc biệt là khi tế bào chết không được loại bỏ.
  • Những yếu tố kháng thể như bạch cầu bị cản trở tuần hoàn đến vết thương, nên làm sự phát triển của vi khuẩn thêm mạnh mẽ.

Trong trường hợp vết thương bị chảy nước, mưng mủ,… tức là vị trí tiêm có dấu hiệu nhiễm trùng. Thì mẹ tuyệt đối không được dán miếng hạ sốt vào, tránh làm tình trạng nhiễm trùng thêm nặng.

 Thứ ba, làm cản trở quá trình vệ sinh vết tiêm

Vết tiêm cần được vệ sinh sạch sẽ để tránh tình trạng nhiễm trùng. Vì thế, mẹ không nên dán miếng hạ sốt vào vị trí tiêm, để quá trình vệ sinh được dễ dàng, thuận lợi hơn.

 Thứ tư, có khả năng gây dị ứng

Trong miếng dán hạ sốt thường có tinh dầu bạc hà, nếu bé nhạy cảm với bạc hà, mẹ không nên dán miếng hạ sốt vào vị trí tiêm. Vì có thể khiến vết thương và vùng da xung quanh bị dị ứng. Tiêm vacxin bị dị ứng biểu hiện nhẹ là sốt nhẹ, sưng chỗ tiêm, trẻ quấy khóc, nhưng nếu nặng thì sẽ phát ban và nổi mề, sốt nặng, áp xe chỗ tiêm, … rất nguy hiểm.

Ngoài phương pháp dán miếng hạ sốt, thì trong dân gian còn phương pháp đắp khoai tây giảm sưng. Theo các bác sĩ cho biết, hiện tại đây vẫn là phương pháp dân gian được truyền miệng chưa được kiểm chứng và có khả năng gây nhiễm trùng vết tiêm vì thế mẹ không nên áp dụng.

Vậy trẻ tiêm phòng bị sốt phải làm sao? Nếu bé sốt nhẹ dưới 39 độ C thì mẹ có thể chăm sóc bé tại nhà. Cụ thể, mẹ cho trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn, tăng cường cho trẻ bú và bổ sung dưỡng chất, đồng thời lau mình cho trẻ bằng nước ấm. Nếu trẻ lớn hơn 6 tháng tuổi, có thể dùng Ibuprofen để hạ sốt bên cạnh Paracetamol. Lưu ý, nếu bé có biểu hiện sốt cao hơn 39 độ C hoặc sau 3 ngày tình trạng bệnh không thuyên giảm kèm theo những biểu hiện nguy hiểm thì mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ để được thăm khám.

Sử dụng miếng hạ sốt như thế nào? 

Miếng hạ sốt là sản phẩm được tạo ra nhằm mục đích chính đó là giảm nhiệt độ cơ thể, đặc biệt phù hợp khi trẻ bị sốt nhẹ. Miếng dán hạ sốt hoạt động dựa trên cơ chế làm mát bề mặt da, không có tác dụng hạ sốt sâu, không hạn chế phản ứng sau tiêm như thuốc. Vì vậy, miếng dán chỉ nên dán ở các vùng như trán, nách, lưng, bẹn để giúp bé dễ chịu hơn. Nên nhớ nó không thể thay thế thuốc chữa bệnh các mẹ nhé.

Khi sử dụng, mẹ lưu ý không dán miếng hạ sốt lên vùng da tổn thương, vùng da bị kích ứng, hay chỗ tiêm trên cơ thể bé. Tác hại như thế nào thì phần trên cũng đã giải thích rõ ràng rồi nhé. Lưu ý thêm, miếng dán không thể chữa sốt cao, nếu bé sốt trên 38.5°C, mẹ nên kết hợp với thuốc hạ sốt và theo dõi sát tình trạng sức khỏe của bé. 

Tóm lại, miếng hạ sốt chỉ là giải pháp tạm thời, không thể thay thế việc điều trị y tế chính thống. Nên là cần dùng sản phẩm này đúng cách, đúng thời điểm sẽ giúp bé thoải mái mà không gây hại cho sức khỏe.

Chăm sóc vết tiêm cho trẻ đúng cách

Có một số trường hợp, sau khi tiêm phòng, da của nhiều bé sẽ gặp phải tình trạng sưng đỏ, đau nhức tại chỗ tiêm, khiến mẹ lo lắng không biết phải chăm sóc thế nào để bé cảm thấy dễ chịu hơn. Vậy làm thế nào để chăm sóc vết tiêm cho bé đúng cách, vừa đảm bảo an toàn vừa giúp vết thương mau lành? Các mẹ hãy lưu ý một số cách sau!

Chăm sóc vết tiêm cho trẻ đúng cách
Mẹ lưu ý chăm sóc vết tiêm cho trẻ đúng cách giúp bé nhanh chóng phục hồi và vacxin phát huy tối đa tác dụng

Cách giúp vết tiêm nhanh lành, tránh viêm:

  • Giữ sạch vết thương nhỏ tại chỗ tiêm để tránh nhiễm trùng. Mẹ nên sử dụng khăn mềm, ấm để lau nhẹ nhàng vùng xung quanh vết tiêm. Tránh dùng xà phòng hay cồn sát trùng mạnh, vì những chất này có thể gây kích ứng da của bé.
  • Không chườm đá hoặc dán miếng hạ sốt trực tiếp lên chỗ tiêm, việc này không chỉ làm bé khó chịu mà còn tăng nguy cơ nhiễm trùng hoặc sưng tấy.
  • Mặc quần áo thoải mái cho bé, không quá chật để tránh cọ xát lên vết tiêm. Nếu thấy bé có dấu hiệu muốn gãi, hãy nhẹ nhàng nhắc nhở hoặc đánh lạc hướng bằng cách cho bé chơi đồ chơi.
  • Theo dõi tình trạng sưng, đau chỗ tiêm của bé. Nếu vết tiêm sưng quá to, đỏ tấy hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng như chảy mủ, mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ ngay. Việc theo dõi kỹ lưỡng sẽ giúp phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường và xử lý kịp thời.

Nhìn chung, chỉ cần các mẹ chu đáo, cẩn thận một xíu trong việc chăm sóc sau khi tiêm sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn, giảm các biến chứng không mong muốn. 

Lưu ý thêm cách chăm sóc trẻ đúng sau khi tiêm

Các mẹ ơi, các mẹ phải luôn nhớ nhé, hầu hết trong các trường hợp thì bé có thể có những phản ứng sau tiêm như sốt nhẹ, đau nhức, hoặc quấy khóc. Nhưng đừng lo lắng quá lại mất bình tĩnh, Đa khoa Phương Nam sẽ chia sẻ một số lưu ý quan trọng giúp mẹ yên tâm hơn trong việc chăm sóc bé sau tiêm để mọi việc trở nên dễ dàng hơn nhé.

Lưu ý thêm cách chăm sóc trẻ đúng sau khi tiêm
Tuân thủ cách chăm sóc trẻ đúng sau khi tiêm theo hướng dẫn của bác sĩ

Một số lưu ý khi chăm sóc bé sau tiêm chủng:

  • Theo dõi sức khỏe bé tối thiểu 30 phút tại cơ sở tiêm chủng, và trong 24 – 48 giờ đầu tại nhà, nếu bé sốt cao hơn 38.5°C hoặc có dấu hiệu mệt mỏi, mẹ nên đưa bé đi khám ngay để được tư vấn.
  • Sau tiêm, cho bé uống nhiều nước để điều chỉnh nhiệt độ cơ thể và giảm tình trạng sốt. Nếu bé còn nhỏ, mẹ nên cho bú nhiều hơn. Đối với bé lớn, thì cho bé uống nước lọc hoặc nước hoa quả mát.
  • Mẹ nên chờ ít nhất 24 giờ sau tiêm rồi mới tắm cho bé bằng xà phòng, sữa tắm để tránh nhiễm trùng vết tiêm.
  • Một điều nữa là sau khi tiêm xong, hệ miễn dịch của bé hơi yếu, nên mẹ cần hạn chế cho bé tiếp xúc với đám đông hoặc môi trường có nguy cơ lây nhiễm cao.

Chỉ vài lưu ý đơn giản này thôi cũng sẽ giúp bé vượt qua giai đoạn sau tiêm một cách nhẹ nhàng và an toàn hơn rồi đó các mẹ ạ.

Qua phần chia sẻ, chắc hẳn là các mẹ đã biết có nên dán miếng hạ sốt vào chỗ tiêm hay không rồi đúng không? Hãy nhớ, chăm sóc bé sau tiêm đúng cách sẽ giúp bé mau hồi phục, tránh những biến chứng không mong muốn.

Khuyến cáo Y khoa: Những thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Quý độc giả vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ!

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ