Xét nghiệm máu thường được bác sĩ yêu cầu khi bạn đi khám sức khỏe định kỳ hoặc khi nghi ngờ mắc bệnh. Các chỉ số trong xét nghiệm máu giúp bác sĩ đánh giá tình trạng sức khỏe của bạn, phát hiện sớm những nguy cơ và bệnh lý tiềm ẩn. Vậy, xét nghiệm máu có thể ra những bệnh gì?
Cùng với các chỉ số cơ bản như cân nặng, chiều cao, BMI, huyết áp, xét nghiệm máu giúp bác sĩ theo dõi tình trạng sức khỏe tổng thể, phát hiện sớm các bệnh lý hoặc rối loạn có liên quan đến các thông số trong máu, cụ thể:
Đánh giá sức khỏe tổng quát: Giúp phát hiện các vấn đề liên quan đến máu như thiếu máu, nhiễm trùng, rối loạn đông máu,…
Chẩn đoán bệnh: Dựa vào kết quả xét nghiệm, bác sĩ có thể chẩn đoán nhiều loại bệnh khác nhau, từ các bệnh về máu cho đến các bệnh lý ở các cơ quan khác như gan, thận, tim mạch.
Theo dõi diễn biến bệnh: Giúp theo dõi hiệu quả điều trị, đánh giá sự tiến triển của bệnh và kịp thời điều chỉnh phác đồ điều trị nếu cần.
Xác định nhóm máu: Xét nghiệm máu giúp xác định nhóm máu của bạn (A, B, O, AB), từ đó xác định phương thức truyền máu phù hợp và xử lý các vấn đề liên quan đến nhóm máu.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Là một phần quan trọng trong khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các bệnh lý tiềm ẩn.
Xét nghiệm máu có thể ra những bệnh gì?
Xét nghiệm máu là một trong những phương pháp giúp bác sĩ đánh giá tổng quan về sức khỏe của bạn và phát hiện sớm nhiều loại bệnh khác nhau. Vậy xét nghiệm máu có thể ra những bệnh gì?
Các bệnh về máu và thành phần trong máu
Xét nghiệm máu tổng quát có thể phát hiện sớm nhiều bệnh liên quan đến máu và các rối loạn thành phần máu như thiếu máu, viêm nhiễm, bệnh ký sinh trùng, rối loạn đông máu, thậm chí là ung thư máu và rối loạn miễn dịch. Bác sĩ sẽ dựa vào các chỉ số trong xét nghiệm máu để chẩn đoán các bệnh lý này.
Các chỉ số trong xét nghiệm máu
Kiểm tra các tế bào hồng cầu: Hồng cầu có vai trò vận chuyển oxy từ phổi đến các cơ quan trong cơ thể. Sự bất thường về lượng hồng cầu có thể là dấu hiệu của thiếu máu, mất nước, xuất huyết hoặc các rối loạn liên quan đến hồng cầu.
Kiểm tra các tế bào bạch cầu: Bạch cầu đóng vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch, giúp bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng và bệnh tật. Sự thay đổi bất thường trong số lượng bạch cầu có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng, ung thư máu hoặc rối loạn hệ miễn dịch.
Kiểm tra các tiểu cầu: Tiểu cầu đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu, giúp làm lành vết thương trên thành mạch máu và ngưng chảy máu. Sự bất thường về lượng tiểu cầu có thể dẫn đến tình trạng chảy máu khó cầm (do thiếu tiểu cầu) hoặc bệnh dễ hình thành cục máu đông (do máu quá đông).
Hemoglobin (Hb): Hemoglobin là một loại protein đặc biệt có trong hồng cầu, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc vận chuyển oxy từ phổi đến các tế bào trong cơ thể và vận chuyển carbon dioxide từ các tế bào trở lại phổi để thải ra ngoài. Sự bất thường về lượng hemoglobin có thể báo hiệu bệnh thiếu máu, thiếu máu hồng cầu hình liềm, hội chứng thalassemia hoặc các rối loạn máu khác. Đối với bệnh nhân tiểu đường, lượng đường dư thừa trong máu có thể kết hợp với hemoglobin, làm tăng mức hemoglobin A1c (HbA1c).
Hematocrit (Hct): Hematocrit (Hct) là một chỉ số quan trọng trong xét nghiệm máu, thể hiện tỷ lệ phần trăm thể tích của các tế bào hồng cầu trong tổng thể tích máu. Mức hematocrit cao có thể là dấu hiệu của tình trạng mất nước, mức hematocrit thấp có thể là dấu hiệu của thiếu máu. Sự thay đổi bất thường về chỉ số hematocrit có thể là dấu hiệu của rối loạn máu hoặc tủy xương.
Thể tích trung bình của hồng cầu (MCV): Đây là một chỉ số quan trọng trong xét nghiệm máu, cho biết kích thước trung bình của các tế bào hồng cầu trong máu. Sự bất thường về chỉ số MCV có thể báo hiệu bệnh thiếu máu hoặc thiếu máu cục bộ.
Các bệnh về máu
Xét nghiệm công thức máu là loại thủ thuật có thể phát hiện các bệnh về máu một cách rõ ràng nhất. Thông qua việc xét nghiệm máu tổng quát, bác sĩ có thể phát hiện được các bệnh lý sau:
Rối loạn hồng cầu
Rối loạn hồng cầu ảnh hưởng đến tế bào hồng cầu của cơ thể do tình trạng thiếu máu, thalassemia hay đa hồng cầu, cụ thể:
Thiếu máu
Cơ thể cần sắt để sản xuất ra protein hemoglobin hỗ trợ các tế bào hồng cầu (RBCs) mang oxy từ phổi đến các bộ phận của cơ thể. Tuy nhiên, thiếu máu dẫn đến rối loạn hồng cầu, có các dạng thiếu máu như:
Thiếu máu do thiếu sắt: Cơ thể cảm thấy mệt mỏi và khó thở vì các tế bào hồng cầu không mang đủ oxy đến phổi.
Thiếu máu ác tính: Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do cơ thể không thể hấp thụ đủ lượng vitamin B12.
Thiếu máu bất sản: Thiếu máu bất sản là một tình trạng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng, trong đó tủy xương của bạn ngừng tạo đủ tế bào máu mới. Tình trạng này có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và không thể chống lại nhiễm trùng hoặc chảy máu không kiểm soát.
Thiếu máu tan máu tự miễn (AHA): Thiếu máu tan máu tự miễn (AHA) khiến hệ thống miễn dịch của bạn phá hủy các tế bào hồng cầu nhanh hơn mức cơ thể có thể thay thế chúng.
Thiếu máu hồng cầu hình liềm: Do đột biến gen, các tế bào hồng cầu của những trường hợp này hình thành phân tử hemoglobin bất thường, khiến chúng cứng và cong (có dạng hình liềm). Thiếu máu hồng cầu hình liềm có thể bị mắc kẹt trong các mạch máu và gây cản trở lưu lượng máu đến các cơ quan của bạn.
Thalassemia
Thalassemia là một nhóm bệnh rối loạn máu di truyền. Tình trạng này là do đột biến gen làm ngăn cản quá trình sản xuất của hemoglobin. Khi các tế bào hồng cầu không được cung cấp đủ hemoglobin, oxy sẽ không thể đến các bộ phận của cơ thể. Những rối loạn này có thể dẫn đến:
Dị tật xương.
Lá lách to.
Vấn đề về tim.
Chậm phát triển và tăng trưởng ở trẻ em.
Bệnh đa hồng cầu
Xét nghiệm máu tổng quát có thể phát hiện bệnh đa hồng cầu. Bệnh đa hồng cầu được hiểu là tình trạng ung thư máu do đột biến gen. Nếu bị bệnh đa hồng cầu, tủy xương sẽ tạo ra quá nhiều tế bào hồng cầu, dẫn đến máu đặc hơn và chảy chậm hơn, dần hình thành các khối máu đông có thể gây đau tim hoặc đột qụy.
Rối loạn bạch cầu
Tế bào bạch cầu giúp bảo vệ cơ thể chống lại nhiễm trùng và các chất lạ. Tình trạng này làm ảnh hưởng đến các phản ứng miễn dịch của cơ thể bao gồm khả năng chống lại nhiễm trùng và các tác động khác. Những rối loạn này có thể ảnh hưởng đến cả người lớn và trẻ em.
Lymphoma: Lymphoma hay còn gọi là bệnh ung thư máu, nguyên nhân là do các tế bào bạch cầu thay đổi và phát triển ngoài tầm kiểm soát.
Bệnh bạch cầu: Bệnh bạch cầu cũng là một dạng của bệnh ung thư máu, trong đó các tế bào bạch cầu ác tính nhân lên bên trong tủy xương.
Hội chứng rối loạn sinh tủy (MDS): Hội chứng rối loạn sinh tủy (MDS) là tình trạng bất thường của các tế bào bạch cầu trong tủy xương của bạn. Cơ thể tạo ra quá nhiều tế bào chưa trưởng thành, bệnh lý này có thể tiến triển chậm hoặc khá nhanh và dẫn đến bệnh bạch cầu.
Rối loạn tiểu cầu
Rối loạn tiểu cầu chủ yếu là di truyền. Một số rối loạn này bao gồm:
Bệnh Von Willebrand: Bệnh Von Willebrand là bệnh di truyền phổ biến nhất, nguyên nhân là do sự thiếu hụt một loại protein giúp đông máu, được gọi là yếu tố Von Willebrand (VWF).
Bệnh máu khó đông: Biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh máu khó đông là chảy máu nhiều và kéo dài bất thường không rõ nguyên nhân. Tình trạng này có thể ở bên trong hoặc bên ngoài cơ thể.
Tăng tiểu cầu nguyên phát: Tăng tiểu cầu nguyên phát là một rối loạn hiếm gặp có thể dẫn đến tình trạng đông máu. Điều này khiến bạn có nguy cơ bị đột quỵ hoặc đau tim cao hơn. Nguyên nhân chính là do tủy xương sản xuất quá nhiều tiểu cầu.
Rối loạn tế bào huyết tương
U tủy tế bào huyết tương là một bệnh ung thư máu hiếm gặp, phát triển trong các tế bào huyết tương ở tủy.
Các bệnh liên quan đến đường huyết
Xét nghiệm máu giúp đo lượng đường (glucose) trong máu. Nếu lượng đường vượt quá giới hạn cho phép, có thể là dấu hiệu của bệnh đái tháo đường.
Đối với xét nghiệm máu đo lượng đường (glucose), bác sĩ thường yêu cầu bạn nhịn ăn trước khi lấy máu để đo đường huyết lúc đói. Tuy nhiên, một số xét nghiệm đường huyết khác được thực hiện sau bữa ăn hoặc bất kỳ lúc nào mà không cần nhịn ăn.
Hạ đường huyết: Đây là trường hợp đường huyết giảm xuống quá mức an toàn được phát hiện khi xét nghiệm máu tổng quát. Tình trạng này xảy ra khiến cơ thể không nhận đủ lượng đường huyết. Từ đó khiến quá trình cung cấp năng lượng bị thiếu hụt, ảnh hưởng đến các hoạt động của cơ thể.
Tăng đường huyết: Đây là tình trạng đường huyết vượt ngưỡng quá cao so với mức an toàn của cơ thể. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể ảnh hưởng và gây ra các bệnh lý như: Mắt, thận, tim, các vấn đề về thần kinh. Tăng đường huyết còn dẫn đến việc nhiễm ceton, tình trạng này còn thường xuất hiện ở những người bị bệnh đái pháo đường.
Những bệnh liên quan đến canxi máu
Canxi là một khoáng chất quan trọng, đóng vai trò thiết yếu trong nhiều chức năng của cơ thể, bao gồm: Xây dựng và duy trì xương, chuyển hóa thần kinh, co cơ, đông máu,… Tuy nhiên, lượng canxi trong máu quá cao hoặc quá thấp có thể là dấu hiệu của các bệnh lý về thận, vấn đề về xương, bệnh tuyến giáp, ung thư, suy dinh dưỡng hoặc một số rối loạn khác.
Loãng xương: là sự mất canxi của xương, làm cho một số xương dễ bị gãy. Các thân đốt sống của cột sống, xương đùi trên (hông) và cẳng tay có nguy cơ cao nhất. Các yếu tố gây loãng xương như: Tuổi tác, phụ nữ ở thời kỳ mãn kinh hoặc hoặc nam giới có lượng testosterone thấp, đang sử dụng thuốc steroid và đang mắc các tình trạng y tế khác bao gồm cường cận giáp, thiếu vitamin D và bệnh thận mãn tính.
Cường cận giáp: đề cập đến việc có quá nhiều hormone tuyến cận giáp (PTH) trong máu. Hormone tuyến cận giáp xuất phát từ bốn tuyến cận giáp nhỏ ở cổ và giúp kiểm soát mức độ canxi trong máu. Mức độ PTH cao có thể làm tăng nồng độ canxi trong máu. Trong hầu hết các trường hợp, canxi chỉ tăng nhẹ và không gây ra các triệu chứng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, lượng canxi cao có thể gây ra các triệu chứng mệt mỏi, kém tập trung, tâm trạng thấp, đau xương và các triệu chứng về dạ dày hoặc bụng.
Bệnh Paget: là tình trạng rối loạn chuyển hóa của xương (cách xương phân hủy và hình thành theo thời gian). Thông thường, xương trải qua quá trình phân hủy và hình thành liên tục. Tuy nhiên, tình trạng bất thường có thể dẫn đến tình trạng xương dễ gãy hoặc biến dạng ở chậu, hộp sọ, cột sống và chân.
Các bệnh liên quan đến cân bằng điện giải
Các chất điện giải (natri, kali, bicarbonate và clorua…) là những thông số quan trọng trong xét nghiệm máu, giúp duy trì lượng nước và cân bằng độ axit trong cơ thể. Sự bất thường về điện giải có thể là dấu hiệu của mất nước, bệnh thận, bệnh gan, suy tim, tăng huyết áp hoặc một số rối loạn khác.
Xét nghiệm máu tổng quát còn phát hiện được các bất thường liên quan đến rối loạn điện giải như:
Bệnh thận.
Suy tim.
Xơ gan.
Rối loạn ăn uống (ăn không kiểm soát hoặc biếng ăn).
Các vấn đề về tuyến giáp.
Các vấn đề về tuyến thượng thận.
Chấn thương nặng, chẳng hạn như bỏng hoặc gãy xương.
Suy giảm tinh thần hoặc thể chất thường đi kèm với tuổi tác.
Nếu không điều trị, rối loạn điện giải có thể đe dọa tính mạng và gây ra:
Tim ngừng đập.
Co giật.
Bệnh lý về thận và chức năng thận
Xét nghiệm chức năng thận đo nồng độ urê máu (BUN) và creatinin, hai chất thải được thận lọc ra khỏi cơ thể. Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy nồng độ của hai chất này bất thường, có thể là dấu hiệu của bệnh thận hoặc rối loạn chức năng thận.
Bệnh thận mãn tính: Bệnh thận mãn tính là sự phá hủy thận tiến triển và không thể phục hồi, bệnh lý này thường gây ra tình trạng huyết áp cao.
Sỏi thận: Sỏi thận xảy ra khi các khoáng chất và các chất khác trong máu kết tinh trong thận, tạo thành các khối rắn (sỏi).
Viêm cầu thận: Cầu thận là cấu trúc cực nhỏ bên trong thận có chức năng lọc máu. Viêm cầu thận có thể do nhiễm trùng, thuốc hoặc do bất thường bẩm sinh.
Nhiễm trùng đường tiết niệu: Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTIs) là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn ở bất kỳ bộ phận nào của hệ tiết niệu, phổ biến nhất ở bàng quang và niệu đạo. Nếu không được điều trị, những bệnh nhiễm trùng này có thể lây lan đến thận và gây suy thận.
Bệnh thận đa nang: Bệnh thận đa nang là một rối loạn di truyền gây ra nhiều u nang (túi nhỏ chứa chất lỏng) phát triển trong thận. Những u nang này có thể cản trở chức năng thận và gây suy thận.
Các bệnh liên quan đến hoạt động của enzym
Enzym đóng vai trò xúc tác cho các phản ứng hóa học trong cơ thể. Có nhiều xét nghiệm kiểm tra enzym, trong đó xét nghiệm enzym trong máu thường được sử dụng để chẩn đoán cơn đau tim.
Nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa (MPS): Các mucopolysaccharidoses là một nhóm bệnh di truyền, trong đó một enzym bị lỗi hoặc thiếu khiến các phân tử đường phức tạp tích tụ trong tế bào. Kết quả là tổn thương tiến triển được thực hiện đối với tim, xương, khớp, hệ hô hấp và thần kinh trung ương.
Rối loạn dự trữ Lysosome: là một nhóm khoảng 50 rối loạn di truyền xảy ra khi thiếu enzym khiến cơ thể không thể tái chế chất thải tế bào. Mức độ nghiêm trọng của rối loạn phụ thuộc vào loại và số lượng các mảnh vụn tế bào tích tụ, nhưng hầu như tất cả các rối loạn đều tiến triển. Bệnh nhân thường bị khuyết tật về trí tuệ và phát triển, giác mạc bị đục, tầm vóc thấp, khớp cứng, không kiểm soát được, suy giảm khả năng nói và nghe, sổ mũi mãn tính, thoát vị, bệnh tim, tăng động, trầm cảm, đau đớn, tuổi thọ bị rút ngắn đáng kể.
Bệnh Nieman-Pick (NP): đề cập đến một nhóm các rối loạn chuyển hóa di truyền được gọi là rối loạn lưu trữ lipid. Những bệnh nhân được chẩn đoán mắc các rối loạn này thiếu một loại enzym quan trọng cần thiết để chuyển hóa các chất béo trong cơ thể được gọi là lipid. Kết quả là, số lượng lipid có hại tích tụ trong lá lách, gan, phổi, tủy xương và não.
Tình trạng cơ bắp và tế bào tim bị tổn thương
Troponin là một protein có chức năng giúp cơ bắp co bóp. Khi cơ tim hoặc cơ bắp bị tổn thương, troponin sẽ rò rỉ ra máu, khiến nồng độ troponin trong máu tăng lên. Nồng độ troponin trong máu sẽ tăng cao khi bạn bị đau tim. Do đó, bác sĩ thường yêu cầu làm xét nghiệm troponin máu khi bạn có triệu chứng đau ngực hoặc các dấu hiệu khác của đau tim.
Bệnh động mạch vành: Còn gọi là bệnh tim mạch vành là loại bệnh tim phổ biến nhất, phát triển khi các động mạch cung cấp máu cho tim bị tắc nghẽn bởi các mảng bám, làm cho chúng cứng lại và thu hẹp.
Dị tật tim bẩm sinh: Bệnh tim bẩm sinh liên quan đến các vấn đề cấu trúc như tâm thất và động mạch chính rời tim.
Bệnh cơ tim giãn nở: Trong bệnh cơ tim giãn, các buồng tim bị giãn ra làm các cơ tim căng và mỏng đi. Các nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh giãn cơ tim là các cơn đau tim trước đó, rối loạn nhịp tim và nhiễm độc tố.
Nhồi máu cơ tim: Nhồi máu cơ tim còn được gọi là đau tim, tình trạng này liên quan đến sự gián đoạn lưu lượng máu đến tim, gây hỏng hoặc phá hủy một phần cơ tim.
Suy tim: Suy tim do các bệnh lý không được điều trị như: Động mạch vành, huyết áp cao, loạn nhịp tim và các bệnh lý khác. Những tình trạng này có thể ảnh hưởng đến khả năng bơm đúng cách của tim.
Bệnh cơ tim phì đại: Tình trạng này thường phát triển khi các vấn đề di truyền ảnh hưởng đến cơ tim.
Hẹp động mạch chủ: Trong bệnh hẹp van động mạch chủ, van động mạch phổi dày hoặc hợp nhất và không mở đúng cách. Điều này khiến tim khó bơm máu từ tâm thất phải vào động mạch phổi.
Nguy cơ bệnh tim và rối loạn mỡ máu
Xét nghiệm máu giúp bác sĩ đánh giá nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành bằng cách kiểm tra các chỉ số liên quan đến cholesterol:
Nồng độ cholesterol xấu: Lượng cholesterol xấu cao có thể gây tắc nghẽn mạch máu, dẫn đến xơ vữa động mạch. Xơ vữa động mạch làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
Nồng độ cholesterol tốt: Cholesterol tốt giúp giảm nguy cơ tắc nghẽn động mạch, từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như đau tim, đột quỵ.
Triglyceride: Đây là một loại chất béo có trong máu. Khi cơ thể cần năng lượng, triglyceride sẽ được phân giải thành các axit béo để cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống.
Nồng độ cholesterol và triglyceride bất thường có thể là dấu hiệu của nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành. Để đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác, bạn cần nhịn ăn trong 9-12 tiếng trước khi thực hiện xét nghiệm cholesterol và triglyceride.
HIV và AIDS
HIV là virus gây suy giảm miễn dịch ở người, có thể dẫn đến AIDS nếu không được điều trị. Xét nghiệm máu là phương pháp chính xác để chẩn đoán nhiễm HIV. Xét nghiệm này có thể phát hiện HIV ở các giai đoạn khác nhau của nhiễm trùng, giúp người bệnh được điều trị kịp thời và hiệu quả.
Bên cạnh đó, xét nghiệm máu còn được chỉ định để chẩn đoán các bệnh xã hội như giang mai, lậu,… và các bệnh lý về não như thiếu máu não hay nhiễm trùng não.
Ung thư
Xét nghiệm máu là một phần trong việc chẩn đoán ung thư. Tuy nhiên, không phải mọi loại ung thư đều có thể phát hiện sớm và chính xác chỉ bằng xét nghiệm máu. Xét nghiệm máu chỉ có thể phát hiện các protein, tế bào hoặc các chất liên quan đến ung thư.
Các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục
Xét nghiệm máu tổng quát còn phát hiện nhanh chóng các các bệnh lý lây nhiễm qua đường tình dục như:
Chlamydia.
Bệnh da liễu.
Mụn rộp.
HIV.
Bệnh giang mai.
Ngoài ra, phương pháp này cũng sẽ giúp đánh giá chức năng tủy xương, theo dõi sau phẫu thuật, sau điều trị để hạn chế các biến chứng. Bên cạnh đó, xét nghiệm máu tổng quát định kỳ cũng giống như một phần của chương trình kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện các vấn đề sức khỏe và điều trị kịp thời.
Ai nên làm xét nghiệm máu tổng quát?
Xét nghiệm máu tổng quát là loại xét nghiệm cơ bản mà hầu hết mọi người đều nên thực hiện để theo dõi sức khỏe cũng như phát hiện vấn đề bất thường trong cơ thể. Tuy nhiên, nhóm đối tượng dưới đây cần cân nhắc làm xét nghiệm máu tổng quát càng sớm càng tốt.
Người bị bệnh mãn tính: Những người đã được chẩn đoán mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, bệnh thận, bệnh gan,… nên làm xét nghiệm máu tổng quát thường xuyên để theo dõi tình trạng sức khỏe và điều chỉnh điều trị khi cần.
Người có tiền sử bệnh trong gia đình: Nếu trong gia đình có người mắc các bệnh lý như bệnh tim, tiểu đường, ung thư, hoặc các bệnh về máu, thì đối tượng đó nên thực hiện xét nghiệm máu tổng quát định kỳ để theo dõi, phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh.
Người muốn kiểm tra sức khỏe định kỳ: Đối với những người có ý thức về việc bảo vệ sức khỏe thì cũng nên xét nghiệm máu tổng quát kèm với việc kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Những người thường xuyên có lối sống không lành mạnh: Với những cá nhân thường xuyên có lối sống không lành mạnh như hút thuốc lá, uống rượu nhiều, ăn uống không cân đối, hoặc ít vận động cũng nên làm xét nghiệm máu tổng quát để kiểm tra sức khỏe và phát hiện nguy cơ mắc bệnh sớm.
Người có triệu chứng bất thường: Ngoài ra, những người gặp các triệu chứng như mệt mỏi kéo dài, sụt cân, da xanh xao, khó thở, hoặc các dấu hiệu khác liên quan đến vấn đề về sức khỏe thì cũng nên xét nghiệm máu tổng quát để tìm ra nguyên nhân.
Những điều cần lưu ý trước khi xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu là một trong những xét nghiệm phổ biến để đánh giá sức khỏe. Để đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác, bạn cần lưu ý một số điều sau:
Các bệnh không nên ăn uống trước khi làm xét nghiệm máu: Đối với các bệnh liên quan đến đường máu như tiểu đường, mỡ máu, bệnh về tim mạch thì bạn nên nhịn ăn từ 8 – 12 giờ trước khi lấy máu. Điều này sẽ đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác hơn.
Các bệnh có thể ăn uống trước khi làm xét nghiệm máu: Đối với các bệnh như HIV, suy thận, cường giáp, Alzheimer, mọi người có thể ăn uống bình thường trước khi làm xét nghiệm, hoặc sẽ được bác sĩ hướng dẫn cụ thể.
Ngoài ra mọi người cũng nên lưu ý không được sử dụng rượu bia, thuốc lá, cà phê, các chất kích thích khác ít nhất vài tiếng trước khi lấy máu. Những chất này có thể ảnh hưởng đến các chỉ số trong máu, làm sai lệch kết quả xét nghiệm.
Nên làm xét nghiệm máu vào buổi sáng để tránh tình trạng đói và mệt mỏi khi phải nhịn ăn trong thời gian dài.
Hãy giữ tinh thần thoải mái, tránh lo lắng quá mức trước khi xét nghiệm máu. Nếu bạn đang thực hiện xét nghiệm máu cho trẻ em, hãy động viên và tạo tâm lý thoải mái cho trẻ để trẻ hợp tác tốt hơn.
Trước khi thực hiện xét nghiệm máu, bạn nên tạm thời ngừng sử dụng thuốc. Tuy nhiên, nếu bạn mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, cao huyết áp, bệnh tim…, hãy trao đổi với bác sĩ về việc tiếp tục dùng thuốc trong thời gian xét nghiệm.
Xét nghiệm máu là một phương pháp hữu ích giúp phát hiện sớm nhiều loại bệnh, từ các bệnh về máu, gan, thận, tim mạch cho đến các bệnh mãn tính như tiểu đường, ung thư. Từ đó, giúp người bệnh tăng khả năng điều trị thành công và giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm. Hãy chủ động khám sức khỏe định kỳ và thực hiện xét nghiệm máu để bảo vệ bản thân và những người xung quanh.
Khuyến cáo y khoa: Các bài viết của Phòng khám Đa khoa Phương Nam chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.