Tìm hiểu ý nghĩa của xét nghiệm máu và nước tiểu

Trang chủ > Chuyên khoa > Nội khoa > Huyết học > Tìm hiểu ý nghĩa của xét nghiệm máu và nước tiểu

Tác giả: Nguyễn Hương Ngày đăng: Tháng mười 29, 2024

Mỗi khi đi khám bệnh, chúng ta thường được yêu cầu làm xét nghiệm máu và nước tiểu. Liệu bạn có bao giờ thắc mắc tại sao các xét nghiệm này lại được thực hiện phổ biến đến vậy? Vậy ý nghĩa của xét nghiệm máu và nước tiểu là gì?

Ý nghĩa của xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu là một thủ tục đơn giản, lấy một lượng máu nhỏ từ tĩnh mạch, mao mạch hoặc động mạch để phân tích. Kết quả xét nghiệm máu cho phép bạn hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe của bản thân, giúp phát hiện sớm các bệnh lý tiềm ẩn. Dưới đây là những ý nghĩa quan trọng của xét nghiệm máu:

Xét nghiệm máu giúp theo dõi hiệu quả điều trị, đánh giá sự tiến triển của bệnh và phát hiện sớm các biến chứng.
Xét nghiệm máu giúp theo dõi hiệu quả điều trị, đánh giá sự tiến triển của bệnh và phát hiện sớm các biến chứng.

Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu (CBC): Đây là một xét nghiệm quan trọng giúp đánh giá sức khỏe của máu. Nó bao gồm việc phân tích số lượng hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu trong máu, cũng như các đặc điểm của chúng như kích thước, lượng hemoglobin,… Kết quả xét nghiệm CBC có thể giúp bác sĩ:

  • Phát hiện sớm các bệnh về máu như thiếu máu, nhiễm trùng, ung thư máu…
  • Đánh giá tình trạng thiếu máu
  • Phát hiện rối loạn đông máu do thiếu tiểu cầu và/hoặc các yếu tố đông máu
  • Theo dõi tình trạng nhiễm trùng

Xét nghiêm nhóm máu: Thủ tục quan trọng được thực hiện trước khi truyền máu, trước khi hiến máu và trong thời kỳ mang thai. Việc ghi nhớ nhóm máu của bản thân rất cần thiết trong trường hợp khẩn cấp cần truyền máu ngay lập tức. Xét nghiệm này giúp xác định chính xác nhóm máu cần thiết cho truyền máu, đồng thời hỗ trợ chẩn đoán các tình trạng như thiếu máu, tan máu, v.v.

Xét nghiệm sinh hóa máu: Giúp đánh giá chức năng của các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt chức năng gan – mật (men gan, bilirubin, protein,…), chức năng thận (ure, creatinin,…), tình trạng đường máu (glucose máu, HbA1c), tình trạng mỡ máu (triglyceride, cholesterol),…. Bằng cách đo nồng độ các chất hóa học khác nhau trong máu, bác sĩ có thể phát hiện sớm các bất thường và các bệnh lý tiềm ẩn.

Xét nghiêm đánh giá tình trạng đông máu: Một loại xét nghiệm y tế giúp bác sĩ đánh giá khả năng đông máu của cơ thể. Xét nghiệm số lượng tiểu cầu, thời gian prothrombin (PT) và thời gian hoạt hóa một phần thromboplastin (APTT) giúp đánh giá khả năng đông máu của cơ thể.

Xét nghiêm miễn dịch – vi sinh: Các xét nghiệm này giúp xác định sự hiện diện của vi sinh vật gây bệnh (như vi khuẩn, virus, nấm) hoặc phản ứng miễn dịch của cơ thể đối với các vi sinh vật này. Từ đó, phát hiện và loại trừ các bệnh lý như viêm gan, xét nghiệm gợi ý yếu tố u: CEA, CA 125, CA 19-9, CA 15-3, tình trạng tuyến giáp,nhiễm HIV,…

Các chỉ số xét nghiệm máu bất thường gợi ý bệnh lý nào?

Khi các chỉ số xét nghiệm máu có sự thay đổi so với mức bình thường, điều đó có thể báo hiệu một số vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Cụ thể như sau:

Chỉ số xét nghiệm máu có sự thay đổi so với mức bình thường, có thể báo hiệu một số vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.
Chỉ số xét nghiệm máu có sự thay đổi so với mức bình thường, có thể gặp một số vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.

GLU (Glucose): Chỉ số lượng đường trong máu, giá trị bình thường của GLU là từ 3,9 đến 6,4 mmol/l.

Nếu chỉ số GLU (Glucose) trong máu thấp hơn 3,9 mmol/l, người ta gọi là hạ đường huyết. Tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân, phổ biến nhất là việc sử dụng thuốc kiểm soát bệnh tiểu đường. Ngoài ra, một số loại thuốc khác cũng có thể gây hạ đường huyết, cũng như các bệnh hiểm nghèo, suy nội tạng, phản ứng với carbohydrate (ở những người nhạy cảm), u sản xuất insulin ở tuyến tụy và một số loại phẫu thuật giảm cân.

Nếu chỉ số GLU (Glucose) trong máu cao hơn 6,4 mmol/l, gọi là tăng đường huyết, và đây là dấu hiệu gợi ý bệnh đái tháo đường.

SGOT, SGPT: Nhóm chỉ số men gan cao, giá trị bình thường cho SGOT là 9-48 U/l, trong khi SGPT là 5-49 U/l. Khi men gan tăng cao gợi ý các bệnh về gan mật như: viêm gan cấp do virus (A, B, C, D, …), sốt rét, bệnh về đường mật, ứ sắt, uống nhiều bia rượu, suy gan, vàng da tắc mật, viêm gan tự miễn và một số bệnh lý khác.

WBC (White Blood Cell): Xét nghiệm đánh giá số lượng và loại các tế bào bạch cầu trong máu. Số lượng bạch cầu trong máu thường dao động từ 4.300 đến 10.800 tế bào/mm3 (tương đương 4,3 – 10,8 x 109 tế bào/l). Nếu số lượng bạch tăng, có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng cấp hoặc mạn tính.

RBC (Red Blood Cell): Xét nghiệm máu phản ánh số lượng hồng cầu trong một thể tích máu. Giá trị bình thường của RBC là từ 4,2 đến 5,9 triệu tế bào/cm3. Nếu RBC cao hơn mức bình thường, có thể là dấu hiệu của bệnh đa hồng cầu. Ngược lại, RBC thấp hơn mức bình thường, gợi ý bệnh lý thiếu máu cấp hoặc mạn tính.

HB hay HBG (Hemoglobin): Xét nghiệm máu phản ánh lượng huyết sắc tố trong một thể tích máu. Giá trị bình thường cho nam giới là 13 – 18 g/dl và nữ giới là 12 – 16 g/l. Nếu chỉ số này thấp hơn mức bình thường, có thể là dấu hiệu của bệnh thiếu máu.

HCT (Hematocrit): Chỉ số phản ánh tỷ lệ thể tích hồng cầu so với thể tích máu toàn bộ. Giá trị bình thường cho nam giới là 45-52%, và nữ giới là 37-48%. Nếu chỉ số HCT thấp hơn mức bình thường, có thể là dấu hiệu của bệnh thiếu máu.

PLT (Platelet): Số lượng tiểu cầu trong một thể tích máu. Giá trị bình thường của PLT là từ 150.000 đến 400.000/cm3. Nếu chỉ số PLT thấp hơn 150.000/cm3, được coi là giảm tiểu cầu.

LYM (Lymphocyte): Phản ánh tỷ lệ bạch cầu lympho trong tổng số bạch cầu. Giá trị bình thường của LYM là từ 20 đến 25%. Nếu LYM tăng cao, gợi ý bệnh nhiễm trùng mạn tính như lao, ung thư,…

NEUT (Neutrophil): Tỷ lệ bạch cầu trung tính trong tổng số bạch cầu, giá trị bình thường của NEUT là từ 60 đến 66%. Nếu NEUT tăng cao, có thể là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng cấp như viêm phổi,…

Ý nghĩa của xét nghiệm nước tiểu là gì?

Nước tiểu là sản phẩm cuối cùng của quá trình lọc máu ở thận, do đó, các chất thải và chất điện giải dư thừa sẽ được đào thải qua đường nước tiểu. Việc phân tích nước tiểu giúp bác sĩ đánh giá chức năng của thận và phát hiện sớm các bệnh lý liên quan đến thận, đường tiết niệu và các cơ quan khác trong cơ thể.

Xét nghiệm nước tiểu giúp đánh giá khả năng lọc máu và đào thải chất thải của thận.
Xét nghiệm nước tiểu giúp đánh giá khả năng lọc máu và đào thải chất thải của thận.

Nước tiểu thường có màu vàng nhạt và trong suốt, nhưng màu sắc, số lượng, nồng độ và thành phần của nó có thể thay đổi theo từng lần đi tiểu. Xét nghiệm nước tiểu thường kiểm tra các chỉ số như glucose, protein, bilirubin, hồng cầu, bạch cầu, tinh thể và vi khuẩn để đánh giá tình trạng sức khỏe. Có thể do một số nguyên nhân dưới đây:

  • Hàm lượng cao trong máu: Cơ thể có thể phản ứng bằng cách loại bỏ sự dư thừa của các chất này ra nước tiểu.
  • Bệnh thận: Thận không thể lọc máu hiệu quả, dẫn đến các chất này xuất hiện trong nước tiểu.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: Vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu có thể gây viêm nhiễm, dẫn đến sự xuất hiện của bạch cầu và vi khuẩn trong nước tiểu.

Các chỉ số xét nghiệm nước tiểu bất thường biết bệnh lý gì?

Khi các chỉ số trong nước tiểu có sự thay đổi so với mức bình thường, đó có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau. Dưới đây là một số chỉ số xét nghiệm nước tiểu thường gặp và các bệnh lý liên quan khi chúng bất thường:

khi các chỉ số xét nghiệm nước tiểu bất thường, đó là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang gặp vấn đề.
Khi các chỉ số xét nghiệm nước tiểu bất thường, đó là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang gặp vấn đề.
  • Protein: Chỉ số này thường không xuất hiện trong nước tiểu. Chỉ số protein cho phép là Trace (vết, không đáng kể), tương đương với 7.5 – 20mg/dL hoặc 0.075 – 0.2 g/L. Nếu chỉ số này tăng cao, có thể là dấu hiệu của bệnh lý ở thận, có máu trong nước tiểu, nhiễm trùng đường tiểu, hoặc bệnh lý tiền sản giật trong thai kỳ.
  • Giá trị pH – đo độ axit của nước tiểu: Giá trị bình thường dao động từ 5 đến 7, phụ thuộc vào chế độ ăn uống. Nếu pH nước tiểu thấp hơn 5, môi trường quá axit có thể là dấu hiệu của nhiễm toan cơ thể, một biến chứng của bệnh tiểu đường, tiêu chảy,… Ngược lại, pH nước tiểu cao hơn 7, môi trường không đủ axit có thể là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng.
  • Đường – glucose không thường thấy trong nước tiểu: Chỉ số glucose cho phép là 50 – 100 mg/dL hoặc 2.5 – 5 mmol/L. Glucose tăng cao trong nước tiểu có thể là do giảm ngưỡng thận, bệnh lý ống thận, bệnh tiểu đường, viêm tuỵ, glucose niệu do chế độ ăn uống hoặc ở phụ nữ mang thai.
  • Nitrite thường không xuất hiện trong nước tiểu, chỉ số cho phép là 0.05 – 0.1 mg/dL. Nếu chỉ số này tăng cao, có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng hệ tiết niệu, đặc biệt là do vi khuẩn E. coli.
  • Ketone là một sản phẩm trao đổi chất thường không xuất hiện trong nước tiểu, chỉ số cho phép là 2.5 – 5 mg/dL hoặc 0.25 – 0.5 mmol/L. Ketone tăng cao trong nước tiểu thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường không kiểm soát, chế độ ăn ít carbohydrate, nghiện rượu, nhịn ăn trong thời gian dài. Ngoài ra, ketone có thể xuất hiện ở mức độ thấp đối với phụ nữ mang thai.
  • Bilirubin là sản phẩm phân hủy của huyết sắc tố, thường không xuất hiện trong nước tiểu. Chỉ số bilirubin cho phép là 0.4 – 0.8 mg/dL hoặc 6.8 – 13.6 mmol/L. Nếu chỉ số này tăng cao, có thể là dấu hiệu của các bệnh gan mật như xơ gan, viêm gan, sỏi mật,…
  • Urobilinogen – Sản phẩm phân hủy của bilirubin, thường không xuất hiện trong nước tiểu. Chỉ số urobilinogen cho phép là 0.2 – 1.0 mg/dL hoặc 3.5 – 17 mmol/L. Nếu chỉ số này tăng cao, có thể là dấu hiệu của các bệnh gan mật như xơ gan, viêm gan, sỏi mật,…
  • Tế bào hồng cầu thường không xuất hiện trong nước tiểu, chỉ số cho phép là 0.015 – 0.062 mg/dL hoặc 5 – 10 Ery/ UL. Nếu xét nghiệm cho kết quả dương tính, có thể là dấu hiệu của viêm thận cấp, viêm cầu thận, thận hư, thận đa nang, nhiễm trùng tiết niệu, nhiễm khuẩn nước tiểu, xơ gan,…
  • Tế bào bạch cầu thường không xuất hiện trong nước tiểu, chỉ số cho phép là 10 – 25 Leu/UL. Nếu chỉ số này tăng cao, có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng tiết niệu.

Kết luận lại, xét nghiệm máu và nước tiểu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đánh giá sức khỏe tổng thể của con người. Qua các chỉ số thu được, bác sĩ có thể phát hiện sớm các bệnh lý tiềm ẩn, từ đó đưa ra phác đồ điều trị kịp thời và hiệu quả. Vì vậy, việc thực hiện các xét nghiệm này định kỳ là một biện pháp phòng bệnh thông minh mà mỗi người nên thực hiện.

Khuyến cáo y khoa: Các bài viết của Phòng khám Đa khoa Phương Nam chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ