Các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán bệnh Thalassemia

Trang chủ > Chuyên khoa > Nội khoa > Huyết học > Các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán bệnh Thalassemia

Tác giả: Nguyễn Hương Ngày đăng: Tháng mười 31, 2024

Bệnh Thalassemia là một căn bệnh di truyền nguy hiểm phổ biến trên toàn cầu với ước tính 7% dân số mang gen bệnh. Xét nghiệm Thalassemia đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị và phòng ngừa căn bệnh này cho thế hệ tương lai. Vậy, các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán bệnh thalassemia gồm những gì?

Vì sao cần làm xét nghiệm để biết bệnh Thalassemia?

“Với bệnh thalassemia thì phương pháp điều trị chính là truyền máu (hồng cầu lắng) và dùng thuốc thải sắt. Ngoài ra cần theo dõi biến chứng ứ sắt ở tim, phổi, tuyến tụy, da… Tử vong ở các BN này do biến chứng là chính, đặc biệt là ứ sắt ở tim gây nên triệu chứng suy tim chiếm 60 – 70%. Ngoài ra, ứ sắt ở gan gây suy tế bào gan, ứ sắt tuyến tụy gây tiểu đường… “. TS-BS Phù Chí Dũng, Giám đốc Bệnh viện Truyền máu huyết học TP.HCM cho biết. 

Bệnh Thalassemia, còn được gọi là thiếu máu tán huyết hoặc thiếu máu địa trung hải, là một bệnh di truyền do gen lặn trên nhiễm sắc thể thường. Nguyên nhân gây bệnh là do bất thường trong quá trình tổng hợp chuỗi globin của hemoglobin. Thalassemia được chia thành hai loại chính:

  • Alpha-thalassemia: Do giảm hoặc mất khả năng tổng hợp chuỗi alpha của hemoglobin.
  • Beta-thalassemia: Do giảm hoặc mất khả năng tổng hợp chuỗi beta của hemoglobin.
Sơ đồ di truyền bệnh tan máu bẩm sinh
Sơ đồ di truyền bệnh tan máu bẩm sinh

Tùy thuộc vào số lượng gen bệnh mà người mắc bệnh Thalassemia sẽ biểu hiện tình trạng thiếu máu ở các mức độ khác nhau, từ nhẹ đến rất nặng. Việc xét nghiệm và chẩn đoán sớm bệnh Thalassemia đóng vai trò quan trọng trong và ngăn ngừa sự di truyền của bệnh sang thế hệ sau. 

Dưới đây là một số lý do cụ thể cần xét nghiệm chẩn đoán bệnh Thalassemia:

Trẻ mắc bệnh Thalassemia ở mức độ trung bình và nặng thường xuất hiện triệu chứng thiếu máu sớm. Tuy nhiên, do thiếu máu có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, việc chẩn đoán có thể bị nhầm lẫn dẫn đến điều trị không đúng hướng. Vì vậy, xét nghiệm chẩn đoán sớm bệnh Thalassemia giúp trẻ điều trị kịp thời, giảm các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Phòng ngừa bệnh Thalassemia: Bệnh Thalassemia là một trong những bệnh di truyền phổ biến nhất trên thế giới, đặc biệt ở châu Á, với gần 30 triệu người mang gen Alpha Thalassemia. Việt Nam hiện có khoảng 13 triệu người mang gen bệnh tan máu bẩm sinh, chiếm 13% dân số, trong đó tỷ lệ cao nhất ở đồng bào dân tộc miền núi (20-40%), nguyên nhân chính là do kết hôn cận huyết thống. Mỗi năm có hơn 8.000 trẻ em sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh, trong đó hơn 2.000 trẻ bị bệnh nặng.

Những người mang gen bệnh cần được tư vấn và quản lý để hiểu rõ nguy cơ di truyền. Tầm soát trước hôn nhân giúp phát hiện những cặp đôi cùng mang gen Thalassemia, từ đó có kế hoạch sinh con phù hợp. Nếu hai người cùng mang gen đã kết hôn, cần được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn trước khi có thai và chẩn đoán trước sinh nhằm xác định thai nhi có bị bệnh hay không.

Việt Nam có hơn 20.000 người bệnh Thalassemia nặng cần điều trị suốt đời
Việt Nam có hơn 20.000 người bệnh Thalassemia nặng cần điều trị suốt đời

Mặc dù Thalassemia là một vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng đến kinh tế, đời sống và tương lai của cả cộng đồng, song bệnh này hoàn toàn có thể được phòng ngừa hiệu quả ở thế hệ sau thông qua việc xét nghiệm tầm soát gen bệnh đơn giản.

Các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán bệnh Thalassemia

Xét nghiệm máu là phương pháp phổ biến để chẩn đoán bệnh. Một số xét nghiệm máu cần thiết để phát hiện bệnh bao gồm:

Xét nghiệm máu được sử dụng phổ biến để phát hiện bệnh Thalassemia

Xét nghiệm huyết đồ

Xét nghiệm huyết đồ là bước đầu tiên trong chẩn đoán thiếu máu tán huyết, được bác sĩ ưu tiên chỉ định. Hồng cầu chứa hemoglobin, có vai trò quan trọng trong việc vận chuyển oxy nuôi cơ thể. Xét nghiệm huyết đồ nhằm mục đích đánh giá các chỉ số hồng cầu để xác định cơ thể có đang thiếu máu hay không, và nếu có thì thuộc loại thiếu máu nào.

Bảng xét nghiệm thiếu máu tán huyết

Các chỉ số Giá trị bình thường
Hemoglobin (Hb)

Nam: 13 – 18g/dL

Nữ: 12 – 16g/dL

Số lượng hồng cầu (RBC) 4,2 – 5,4 triệu
Thể tích trung bình hồng cầu (MCV) 80-100 fl
Hct (Hematocrit): Tỷ lệ thể tích hồng cầu trên thể tích máu toàn phần

Nam: 45 – 52%

Nữ: 37 – 48%

MCH (=Hb/RBC): Lượng hemoglobin trung bình trong một hồng cầu 27 – 31 pg
MCHC (=Hb/Hct): Nồng độ hemoglobin trung bình trên một thể tích hồng cầu 32 – 36 g/dL
Nhiều hình dạng bất thường của hồng cầu trong mẫu máu bệnh nhân

Các giá trị xét nghiệm công thức máu có thể thay đổi nhẹ tùy theo phòng thí nghiệm. Đối với người lớn, nếu chỉ số MCV dưới 80 fl và MCH dưới 27 pg, có khả năng người đó bị thiếu máu nhược sắc do mang gen Thalassemia hoặc thiếu máu do thiếu sắt. Phương pháp xét nghiệm này được WHO khuyến cáo vì tính tiện lợi, đặc biệt phù hợp với những người không chuyên ngành huyết học.

  Xét nghiệm tủy đồ

Xét nghiệm tủy đồ thường được thực hiện trong những trường hợp nghi ngờ mắc bệnh tan máu bẩm sinh. Kết quả cho thấy tế bào tủy tăng sinh mạnh ở dòng hồng cầu, đồng thời xuất hiện nhiều giai đoạn khác nhau của tế bào hồng cầu, đây là dấu hiệu đặc trưng của bệnh tan máu bẩm sinh.

Điện di huyết sắc tố

Bệnh thiếu máu huyết tán ở trẻ
Bệnh thiếu máu huyết tán ở trẻ

Xét nghiệm sinh hóa máu và công thức máu có thể giúp định hướng chẩn đoán bệnh. Khi bác sĩ nghi ngờ bệnh, họ sẽ chỉ định thêm xét nghiệm này để xác định chính xác bệnh hoặc giúp tầm soát những người mang gen bệnh nhưng không có triệu chứng thiếu máu rõ rệt.

Ngoài ra, xét nghiệm còn đóng vai trò quan trọng trong việc theo dõi hiệu quả điều trị ở những người mắc bệnh bất thường về huyết sắc tố nói chung. Đồng thời, xét nghiệm này giúp các cặp vợ chồng mong muốn sinh con đánh giá nguy cơ di truyền bệnh cho thế hệ sau.

Người trưởng thành khỏe mạnh, giá trị bình thường của kết quả điện di là

  • Hb A: 95% – 98%
  • Hb A2: 2% – 3%
  • Hb F: 0.8% – 2%
  • Hb S: 0%
  • Hb C: 0%

Trẻ sơ sinh:

  • Hb A: 20 – 40%
  • Hb A2: 0.03 – 0.6%
  • HbF: 60 – 80%

Bệnh Thalassemia: Xuất hiện huyết sắc tố bất thường

  • HbF tăng: β-thalassemia (tăng HbF)
  • HbA2 tăng: β-thalassemia (tăng HbA2)
  • HbE tăng: Bệnh huyết sắc tố E
  • HbH tăng: α-thalassemia (tăng HbH)

Phân tích sinh học phân tử hay xét nghiệm DNA di truyền

Xét nghiệm phân tích sinh học phân tử hay xét nghiệm DNA di truyền nhằm phát hiện những bất thường về vật chất di truyền ở người mang gen bệnh. Bên cạnh đó, các chẩn đoán cần thiết khác như xét nghiệm sinh hóa để đánh giá lượng bilirubin trong máu cũng được chỉ định. Xét nghiệm này có vai trò quan trọng trong cả chẩn đoán và điều trị bệnh.

Biện pháp phòng ngừa bệnh Thalassemia

“Gánh nặng với xã hội là chi phí bảo hiểm y tế chi trả cho BN. Ví dụ, theo thống kê năm 2023 cả nước thu nhận 1,3 triệu đơn vị máu, nhưng lượng máu truyền cho bệnh thalassemia là hơn 500.000 đơn vị (trị giá khoảng 2.000 tỉ đồng – PV) tức là chiếm hơn 1/3”, BS Dũng thông tin.

Bệnh Thalassemia là một bệnh di truyền, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể phòng ngừa để giảm thiểu nguy cơ sinh con bị bệnh. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa hiệu quả:

Nên đi khám sức khỏe tiền hôn nhân và làm các xét nghiệm để được phát hiện bệnh sớm
Nên đi khám sức khỏe tiền hôn nhân và làm các xét nghiệm để được phát hiện bệnh sớm

Để phòng ngừa bệnh Thalassemia, đặc biệt là đối với những người thuộc nhóm nguy cơ, nên đi khám sức khỏe tiền hôn nhân và làm các xét nghiệm để được phát hiện bệnh sớm. Nếu cả hai vợ chồng đều mang gen bệnh Thalassemia, cần được tư vấn kỹ càng trước khi người vợ có ý định mang thai.

Đối với các cặp vợ chồng cùng mang một thể gen bệnh Thalassemia, nên thực hiện xét nghiệm sàng lọc trước sinh, đặc biệt là tầm soát và chẩn đoán gen đột biến khi thai nhi được 12-18 tuần. Bác sĩ sẽ tư vấn về các phương pháp được thực hiện và hiệu quả của chúng để bạn lựa chọn phù hợp. 

Xét nghiệm Thalassemia mất bao lâu?

Xét nghiệm Thalassemia đóng vai trò quan trọng trong việc xác định gen bệnh và giúp tránh sinh ra trẻ em mắc bệnh Thalassemia nặng. Để thực hiện xét nghiệm, khách hàng sẽ được lấy máu và mẫu máu sẽ được phân tích trong vòng 2-3 ngày.

Lưu ý xét nghiệm chẩn đoán bệnh Thalassemia

Xét nghiệm chẩn đoán bệnh Thalassemia là một quá trình quan trọng để xác định tình trạng bệnh và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Để đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác và đáng tin cậy, bạn nên lưu ý một số điều sau:

  • Bạn có thể ăn uống bình thường trước khi thực hiện xét nghiệm chẩn đoán bệnh Thalassemia, không cần nhịn ăn.
  • Nếu trong gia đình có người mắc bệnh Thalassemia hoặc mang gen bệnh, bạn nên thực hiện tầm soát bệnh.
  • Bạn có thể xét nghiệm chẩn đoán bệnh Thalassemia khi có các biểu hiện thiếu máu như mệt mỏi, chóng mặt, da vàng, gan lách to… hoặc trước khi kết hôn hay sinh con.
  • Để đảm bảo kết quả chính xác và nhận được tư vấn chuyên nghiệp, bạn nên thực hiện xét nghiệm chẩn đoán bệnh Thalassemia tại các cơ sở y tế chuyên khoa.
  • Nếu bạn được xác định là người mang gen bệnh Thalassemia, bạn cần được tư vấn về vấn đề di truyền của bệnh và không nên kết hôn với người cũng mắc bệnh hoặc mang gen bệnh

Nên xét nghiệm Thalassemia ở đâu?

Bệnh thiếu máu tan máu bẩm sinh có thể gây nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh và gia đình. Để phát hiện bệnh sớm và được tư vấn điều trị kịp thời, bạn nên lựa chọn các cơ sở khám chữa bệnh uy tín.

Phòng khám Đa khoa Phương Nam là mộ trong những đơn vị hàng đầu tại Đà Lạt trong lĩnh vực xét nghiệm, cung cấp đầy đủ các xét nghiệm từ cơ bản đến chuyên sâu. Khi khám bệnh tại Phương Nam, bạn sẽ được các chuyên gia đầu ngành thăm khám và tư vấn nhằm mang đến kết quả chính xác.

Tại phòng khám Đa khoa Phương Nam, chúng tôi sử dụng các kỹ thuật và giải trình tự tiên tiến để nâng cao hiệu quả xét nghiệm. Việc lấy mẫu được thực hiện bởi những kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm. Nếu kết quả sàng lọc cho thấy nguy cơ mắc bệnh Thalassemia, bác sĩ sẽ đề nghị xác định chi tiết loại bệnh. Tầm soát bệnh đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát, điều trị và phòng ngừa bệnh cho thế hệ tương lai.

Các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán bệnh thalassemia đều thực hiện khá đơn giản và chi phí không cao. Thực hiện xét nghiệm trước khi sinh con là điều cần thiết để hạn chế tình trạng sinh ra trẻ bị bệnh nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tinh thần và kinh tế của gia đình. Do đó, tất cả các cặp vợ chồng nên tiến hành tầm soát nguy cơ bệnh di truyền cho con trước khi sinh con.

Khuyến cáo y khoa: Các bài viết của Phòng khám Đa khoa Phương Nam chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

  • Diagnosing thalassemias. (n.d.). Hematology-Oncology Associates of CNY. https://www.hoacny.com/patient-resources/blood-disorders/what-thalassemias/diagnosing-thalassemias
  • Website, N. (2022, November 11). Diagnosis. nhs.uk. https://www.nhs.uk/conditions/thalassaemia/diagnosis/
Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ