Tham vấn y khoa: Bác sĩ Ngô Thị Vinh | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng tám 9, 2020
Mục Lục Bài Viết
Giai đoạn tuần thứ 17 là thời điểm phát triển quan trọng của thai nhi. Bé đã lớn hơn rất nhiều, nặng khoảng 113-140g và dài khoảng 11-14cm và mẹ có thể cảm nhận được rõ các cử động của bé. Lúc này mắt của bé vẫn còn nhắm nhưng đã phát triển và to hơn. Lông mi cùng với lông mày cũng dài hơn.
Bên cạnh đó, bé bắt đầu hình thành lớp mỡ nâu dưới hạ bì, tốc độ phát triển giảm dần, mỡ trắng bao lấy các rễ dây thần kinh, khả năng nghe cũng phát triển.
Ngay lúc này, việc siêu âm 17 tuần được xem là “bài kiểm tra” quan trọng để bác sĩ quan sát kích thước đầu, ngực, chiều dài xương đùi nhằm đánh giá tình trạng sức khỏe của bé, đồng thời chẩn đoán liệu có dấu hiệu thiếu hụt gen hay không.
Đặc biệt, khi siêu âm 17 tuần, mẹ bầu có thể thấy bé thực hiện nhiều động tác như đá chân, mút ngón tay, duỗi lưng,… Bên cạnh việc quan sát sự phát triển của con, mẹ bầu nên siêu âm thai 17 tuần tuổi để:
Kiểm tra dị tật bẩm sinh ở thai nhi như hội chứng Down hoặc tật nứt đốt sống.
Theo dõi nhịp tim của em bé. Ở giai đoạn này, nhịp tim của bé sẽ dao động từ 140 – 150 nhịp mỗi phút (gấp đôi so với người lớn).
Nếu mẹ bầu mang thai đôi thì đây là thời điểm quan sát sự tăng trưởng của các bé sinh đôi. Bác sĩ sẽ kiểm tra xem không gian trong tử cung có đủ cho các bé phát triển không.
Kiểm tra dây rốn để đảm bảo có đủ 2 động mạch và 1 tĩnh mạch. Bác sĩ cũng quan sát lượng nước ối. Nếu ít nước ối, bạn sẽ có nguy cơ đối mặt với vấn đề như sảy thai, dị tật bẩm sinh, sinh non, thai chết lưu, chậm phát triển trong tử cung,…
Đo kích thước tử cung để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh và em bé có không gian rộng rãi để phát triển. Số đo này cũng tương ứng với số tuần mang thai của bạn.
Khi siêu âm 17 tuần, mẹ bầu có thể nhìn thấy các điều kỳ diệu của thai nhi. Bao gồm:
Tóc trên đầu bé và những sợi lông nhỏ trên cơ thể.
Các đặc điểm biểu cảm trên gương mặt của bé nếu mẹ bầu thực hiện bằng siêu âm 3D.
Mẹ có thể quan sát trái tim đang đập của bé và các bộ phận khác như thận, dạ dày,…
Mẹ sẽ nhìn ra tất cả chuyển động của đôi bàn tay, bàn chân trong quá trình siêu âm.
Đầu của bé đã bắt đầu cân xứng với cơ thể và điều này được quan sát rất rõ khi siêu âm.
Bé bắt đầu có một lớp mỡ tích tụ bên dưới lớp da. Bạn sẽ thấy thai nhi trông tròn hơn và giống một đứa trẻ sơ sinh.
Tai và mũi cũng đã nằm đúng chỗ. Thai nhi bắt đầu nghe giọng nói của bạn và có thể giật mình bởi những âm thanh lớn.
Bạn quan sát được cột sống, xương tay, chân của bé.
Mẹ bầu cần thực hiện siêu âm 17 tuần, để bác sĩ kiểm tra được tình hình sức khỏe của thai nhi, phát hiện bất thường (nếu có). Từ đó, chẩn đoán và đề xuất phương pháp xử lý phù hợp.
Đặc biệt, trong suốt thai kỳ, để theo dõi sức khỏe và tình hình phát triển của thai nhi qua từng giai đoạn thì bác sĩ sẽ yêu cầu thai phụ siêu âm và khám thai định kỳ. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo phần chia sẻ “Các mốc khám thai quan trọng nhất” hay “Lịch siêu âm của thai nhi”.
Dưới đây là những vấn đề cần lưu ý khi siêu âm 17 tuần, mẹ bầu hãy tham khảo ngay nhé:
Quy trình siêu âm thai nhi cơ bản gồm có những bước sau:
Thông qua hình ảnh siêu âm thai 17 tuần tuổi, chúng ta có thể nhận thấy phần xương sụn của bé đang dần cứng hơn tương tự như người trưởng thành. Dây rốn cũng phát triển tốt trong thời kỳ này, trở nên chắc khỏe và dày hơn. Cân nặng của bé đã đạt đến một tiêu chuẩn nhất định. Con yêu của bạn đã to ngang một củ hành tây khi quan sát hình ảnh siêu âm 17 tuần. Mẹ có thể cảm nhận được những chuyển động của con trong thời điểm này.
Chỉ số và ký hiệu trong siêu âm khi thai nhi được 17 tuần tuổi gồm có:
Mẹ bầu hãy tham khảo ngay bảng bên dưới để nhận được thông tin chi tiết và đầy đủ hơn:
Tuổi thai | BPD | FL | AC | HC | EFW |
17 tuần | Từ 30 – 42 mm.
Trung bình 36 mm. |
Từ 22 – 26 mm.
Trung bình 23 mm. |
Từ 100 – 147 mm.
Trung bình 124 mm. |
Từ 130 – 146 mm.
Trung bình 138 mm. |
Từ 150 – 212 gam.
Trung bình 181 gam. |
17 tuần 1 ngày | Từ 31 – 43 mm.
Trung bình 36 mm. |
Từ 23 – 27 mm.
Trung bình 23 mm. |
Từ 103 – 148 mm.
Trung bình 126 mm. |
Từ 132 – 148 mm.
Trung bình 140 mm. |
Từ 155 – 219 gam.
Trung bình 187 gam. |
17 tuần 2 ngày | Từ 31 – 43 mm.
Trung bình 37 mm. |
Từ 23 – 27 mm.
Trung bình 24 mm. |
Từ 104 – 148 mm.
Trung bình 127 mm. |
Từ 133 – 150 mm.
Trung bình 142 mm. |
Từ 160 – 226 gam.
Trung bình 193 gam. |
17 tuần 3 ngày | Từ 31 – 43 mm.
Trung bình 37 mm. |
Từ 23 – 27 mm.
Trung bình 24 mm. |
Từ 106 – 149 mm.
Trung bình 128 mm. |
Từ 135 – 152 mm.
Trung bình 144 mm. |
Từ 165 – 233 gam.
Trung bình 199 gam. |
17 tuần 4 ngày | Từ 32 – 44 mm.
Trung bình 38 mm. |
Từ 24 – 28 mm.
Trung bình 24 mm. |
Từ 109 – 150 mm.
Trung bình 129 mm. |
Từ 137 – 154 mm.
Trung bình 145 mm. |
Từ 170 – 240 gam.
Trung bình 205 gam. |
17 tuần 5 ngày | Từ 32 – 44 mm.
Trung bình 38 mm. |
Từ 24 – 28 mm.
Trung bình 24 mm. |
Từ 111 – 151 mm.
Trung bình 130 mm. |
Từ 139 – 156 mm.
Trung bình 147 mm. |
Từ 175 – 247 gam.
Trung bình 211 gam. |
17 tuần 6 ngày | Từ 33 – 45 mm.
Trung bình 39 mm. |
Từ 25 – 29 mm.
Trung bình 25 mm. |
Từ 113 – 151 mm.
Trung bình 132 mm. |
Từ 140 – 158 mm.
Trung bình 149 mm. |
Từ 180 – 254 gam.
Trung bình 217 gam. |
Nếu kết quả siêu âm 17 tuần của con yêu có các chỉ số nằm trong giới hạn quy định, nghĩa là sức khỏe và tình trạng phát triển đang diễn biến tốt. Trong trường hợp chỉ số siêu âm của trẻ lệch hơn tiêu chuẩn đôi chút, mẹ bầu không cần phải bận tâm. Tuy nhiên nếu khoảng chênh lệch quá lớn, cần nhận tư vấn từ bác sĩ để có biện pháp xử lý nhanh chóng. Vì nếu kéo dài quá lâu sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của con yêu.
Khi thai nhi 17 tuần vẫn còn nhỏ nên bạn không cần siêu âm 4D vội, vì ảnh thu lại chẳng giúp ích được gì nhiều. Hình ảnh siêu âm 4D sẽ đạt được độ chính xác cao khi bé đã phát triển toàn diện nhất, khoảng chừng 24 tuần tuổi. Lúc này, hình ảnh siêu âm sẽ trở nên vô cùng rõ nét, từng bộ phận của thai nhi được nhận thấy dễ dàng. Đặc biệt là trường hợp mẹ bầu mang song thai hoặc đa thai, từ tuần 24 – 27 rất phù hợp để siêu âm 4D.
Tuy nhiên khi siêu âm 17 tuần bằng công nghệ 4D, bác sĩ có thể nhận định giới tính của trẻ. Dù mức độ chính xác không cao lắm, nhưng những hình ảnh nhận được cũng góp phần giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán phù hợp. Để xem tình trạng sức khỏe của mẹ bầu và em bé có tốt không, cần nắm rõ cũng như tuân thủ lịch khám thai định kỳ.
Khi siêu âm 17 tuần, mẹ bầu hãy mạnh dạn trao đổi với bác sĩ về những dấu hiệu bất thường đang gặp, để nhận được tư vấn và chỉ định xử lý, điều trị phù hợp nhất, điển hình như:
Tóm lại, để có thai kỳ khỏe mạnh việc siêu âm thai 17 tuần tuổi là điều cần thiết. Mẹ bầu hãy ghi nhớ và tuân thủ lịch thăm khám nhé.