Bà Bầu Ăn Hồng Được Không?- Mẹ Bầu Nên Biết

Trang chủ > Chuyên khoa > Sản phụ khoa > Sản khoa > Bà Bầu Ăn Hồng Được Không?- Mẹ Bầu Nên Biết

Tác giả: Duyen Nguyen Ngày đăng: Tháng mười hai 22, 2021

Bà bầu ăn hồng được không? Ăn hồng trong thời gian mang thai có lợi ích hay ảnh hưởng gì không? Cần lưu ý gì khi ăn hồng? Là thắc mắc chung của nhiều mẹ bầu. Để tìm lời giải đáp chi tiết cho những vấn đề trên, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Thành phần dinh dưỡng có trong quả hồng

Trước khi tìm câu trả lời cho câu hỏi “Bà bầu ăn hồng được không?”, chúng ta cùng tìm hiểu về thành phần dinh dưỡng có trong quả hồng cũng như vai trò của nó nhé!

Quả hồng là loại quả chứa rất nhiều dinh dưỡng, cụ thể, theo các chuyên gia dinh dưỡng thì cứ 100g hồng sẽ chứa hàm lượng những dưỡng chất dưới đây:

Bà bầu ăn hồng được không
Hồng chứa hàm lượng dinh dưỡng rất cao.

 

Dưỡng chất Định lượng Vai trò
Chất đạm 0.58 g Yếu tố quan trọng hình thành tế bào, mô và các cơ quan cần thiết cho thai nhi.
Canxi 8 mg Hỗ trợ phát triển hệ xương cho trẻ và tránh loãng xương ở mẹ bầu.
Chất xơ thực phẩm 3.6 g Tốt cho tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón thai kỳ.
Chất béo 0.19 g Ngăn ngừa sinh non và hạn chế tình trạng thai nhi nhẹ cân.
Vitamin C 7.5 g Tăng sức đề kháng cho mẹ bầu.
Folate 8 mg Ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh, đặc biệt là khiếm khuyết ở ống thần kinh.
Cacbohidrat 18.59 g Cung cấp năng lượng cho các hoạt động thường ngày.

Bà bầu ăn hồng được không?

Thực tế thì vấn đề “Bà bầu ăn hồng được không?”được khá nhiều mẹ bầu quan tâm. Bởi hồng là loại quả rất ngon ngọt, giúp khẩu vị của mẹ bầu trở nên tốt hơn, hạn chế tình trạng ốm nghén cũng như táo bón vô cùng hiệu quả.

Bên cạnh đó, hồng rất giàu chất xơ, tốt cho hệ miễn dịch lại không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe mẹ bầu lẫn thai nhi. Do đó, mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn hồng.

Bà bầu ăn hồng được không -1
Bà bầu ăn hồng được không?

Lợi ích của quả hồng đối với bà bầu

Hồng là loại quả giàu dinh dưỡng, đặc biệt, hồng còn có thể mang đến rất nhiều lợi ích cho phụ nữ có thai. Cụ thể như sau:

Ngăn chặn táo bón, cải thiện hệ tiêu hóa: Trong quả hồng chứa rất nhiều chất xơ, do đó, nó không những giúp cải thiện hệ tiêu hóa mà còn ngăn chặn hiện tượng táo bón ở bà bầu vô cùng hiệu quả

Ngăn chặn tình rạng oxy hóa: Hồng có chứa 2 nguyên tố có khả năng chống oxy hóa vô cùng tốt, đó là catechin và polyphenol. Hơn nữa, cũng nhờ catechin và polyphenol mà quả hồng còn hỗ trợ mẹ bầu kháng viêm, chống nhiễm trùng tối đa.

Thúc đẩy thai nhi phát triển: Trong quá hồng chưa rất nhiều mangan, hoạt chất này có thể thúc đẩy sự phát triển của thai nhi rất tốt bởi nó giúp điều hòa hệ thần kinh. Ngoài ra, hàm lượng canxi trong quả hồng sẽ hỗ trợ quá trình phát triển xương, axit folic ngăn ngừa tình trạng dị tật ống thần kinh, giúp não của nhi tăng trưởng tốt hơn.

Ngăn chặn thiếu máu thai kỳ: Hồng có thể ngăn ngừa tình trạng thiếu máu thai kỳ bởi khả năng cung cấp sắt, đẩy nhanh quá trình sản xuất hemoglobin.

Giúp mẹ bầu ổn định huyết áp: Trong hồng chưa rất nhiều khoáng chất, đặc biệt là kali nên có thể giúp giải tỏa căng thẳng, điều hòa huyết áp, thần kinh hiệu quả.

Tăng cường hệ miễn dịch: Ăn hồng giúp mẹ bầu lẫn thai nhi tăng cường hệ miễn dịch, điều hòa quá trình trao đổi chất của cơ thể.

Bà bầu ăn hồng được không -2
Bà bầu ăn hồng sẽ giúp tăng cường miễn dịch rất tốt.

Hướng dẫn mẹ bầu ăn hồng đúng cách

Để nâng cao tác dụng của quả hồng đối với sức khỏe, thì khi ăn hồng, mẹ bầu nên:

  • Ăn hồng sau các bữa ăn chính từ 1 – 2 tiếng.
  • Không ăn hồng khi đang đói bụng.
  • Chỉ ăn khoảng 200g hồng mỗi ngày.
  • Cần rửa sạch và gọt vỏ hồng sạch sẽ trước khi ăn.

Tác dụng phụ khi bà bầu ăn hồng không đúng cách

Mẹ bầu cần ăn hồng theo đúng hướng dẫn trên, bởi nếu ăn hồng không đúng cách, bạn có thể sẽ gặp phải một số tác dụng phụ như:

  • Nếu ăn quá nhiều hồng trong một ngày, mẹ bầu sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở bản thân hơn nữa khiến cho quá trình hấp thụ sắt bị ức chế, do hồng chứa hàm lượng đường rất cao.
  • Không nên ăn hồng khi đói hay trước bữa ăn bởi sẽ dễ dẫn đến tắc nghẽn hệ tiêu hóa, bởi trong hồng có chứa pectin và axit tannic, khi tác dụng với axit có trong dạ dày sẽ gây ra hiện tượng kết tủa trong dạ dày.
  • Cần gọt vỏ hồng thật kỹ trước khi ăn bởi vỏ hồng rất chát và thường chứa nhiều bụi bẩn, không tốt cho hệ tiêu hóa.
Bà bầu ăn hồng được không -3
Bà bầu ăn quá nhiều hồng sẽ dễ bị rối loạn tiêu hóa.

Lưu ý khi ăn hồng dành cho các bà bầu

Để tránh gặp phải tác dụng phụ khi ăn hồng và có thể hấp thu dưỡng chất từ quả hồng một cách tối ưu thì khi ăn quả hồng, mẹ bầu cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Mẹ bầu đang bị mắc tiểu đường thai kỳ không nên ăn hồng vì hồng có lượng đường khá cao.
  • Tránh ăn hồng chung với những loại thực phẩm chứa nhiều protein vì nó dễ gây ảnh hưởng nguy hiểm cho sức khỏe.
  • Mẹ bầu đừng ăn hồng xanh, chỉ nên ăn hồng chính vì hồng xanh không những chát mà còn gây tình trạng khó tiêu.
  • Mẹ bầu nên súc miệng hoặc đánh răng sau khi ăn hồng để tránh axit trong quá hồng làm ảnh hưởng đến men răng.
  • Không ăn hồng chung với khoai lang vì nó sẽ dẫn đến sỏi dạ dày, gây khó tiêu.
  • Chỉ nên ăn tối đa 200g hồng mỗi ngày để tránh việc ức chế hấp thụ sắt.

Cách chọn hồng an toàn cho thai phụ 3 tháng đầu

Thực tế thì hiện nay, hồng được bán tràn lan trên thị trường, do đó, nếu không lưu ý, mẹ bầu rất dễ mua phải hồng kém chất lượng. Chính vì vậy, khi có ý định mua hồng về ăn, mẹ bầu có thể chọn hồng dựa trên những tiêu chí sau:

  • Chọn địa chỉ mua hồng uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
  • Nên chọn hồng tươi, tránh mua hồng giòn vì loại này rất dễ bị nhầm lẫn với loại có hóa chất.
  • Hồng nên chọn quả chín mềm, vỏ bóng, trơn màu, có lớp sáp bên ngoài, có mùi thơm đặc trưng.
  • Khi mua hồng giòn nên chọn loại hồng Đà Lạt có màu vàng, đầu nhọn, đừng chọn loại đỏ đậm, to tròn quá mức vì có thể là hồng Trung Quốc.
Bà bầu ăn hồng được không -4
Nên chọn mua loại hồng Đà Lạt có màu vàng, đầu nhọn.

FAQs: Hỏi đáp?

1. Mẹ bầu ăn hồng treo gió được không?

Thực tế thì bên cạnh vấn đề bà bầu ăn hồng được không? Nhiều người cũng có chung thắc mắc là mẹ bầu thì có ăn hồng treo gió được không? Bởi ai cũng lo lắng vì tác dụng của nó. Tuy nhiên, câu trả lời là hoàn toàn có thể. Vì hồng treo gió cũng có thể hỗ trợ tiêu hóa cho mẹ bầu, nhưng tốt nhất không nên ăn quá nhiều, tránh ảnh hưởng sức khỏe.

2. Mẹ bầu ăn hồng ngâm được không?

Mẹ bầu không nên ăn quá nhiều hồng ngâm, nếu muốn ăn, hãy tìm loại hồng ngâm chất lượng, vì loại hồng ngâm này rất dễ bị nhầm lẫn giữa loại ngâm thường và loại ngâm hóa chất. Vì vậy, mặc dù mẹ bầu có thể ăn hồng ngâm bình thường nhưng đừng ăn nhiều nhé!

3. Có bầu ăn quả hồng giòn được không?

Giống như những cây trả lời trên thì mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn hồng giòn nhé! Khi mua hồng giòn hay chọn hồng Đà Lạt, trái nhỏ, trong, vỏ màu vàng để đảm bảo an toàn nhé!

Bà bầu ăn hồng được không -5
Bà bầu có thể ăn cả hồng ngâm, hồng treo gió hay hồng giòn.

Mong rằng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu hơn về về vấn đề bà bầu có ăn hồng được không? Hồng thực sự rất tốt cho mẹ bầu, nên hãy ăn uống đúng cách để mang lại hiệu quả tốt nhất nhé! Nếu còn thắc mắc nào cần tư vấn, vui lòng liên hệ đến hotline 0868 666 968 – 1800 2222 của Đa khoa Phương Nam để được hỗ trợ tận tình hơn.

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ