Mỗi dịp Rằm tháng Tám, bánh trung thu lại xuất hiện đầy ắp trên bàn tiệc, từ loại nhân thập cẩm béo ngậy đến nhân đậu xanh ngọt bùi. Nhưng bên cạnh hương vị hấp dẫn, câu hỏi bánh trung thu Kinh Đô bao nhiêu calo và ăn có béo không luôn được nhiều người đặt ra. Cùng tìm câu trả lời trong bài viết này nhé!
Bánh Trung Thu nhân hạt sen 1 trứng muối: 790 calo.
Bánh Trung Thu nhân hạt sen 2 trứng muối: 890 calo.
Bánh Trung Thu nhân đậu đỏ nướng: 690 calo.
Bánh Trung Thu ngàn lớp nhân khoai mỡ (100gr): 454 calo.
Bánh Trung Thu trà xanh: 493 calo.
Bánh dẻo nhân đậu xanh 1 trứng muối: 650 calo.
Bánh dẻo nhân thập cẩm: 570 calo.
Bánh dẻo nhân đậu xanh: 600 calo.
Bánh dẻo lạnh nhân hạt sen: 700 calo.
Theo đó có thể thấy, lượng calo của bánh trung thu phụ thuộc vào nhân bánh, hàm lượng đường, chất béo, phương pháp chế biến và kích thước.
Loại nhân: Nhân thập cẩm, đậu xanh, trứng muối chứa nhiều đường, chất béo, làm tăng calo. Nhân ít đường, trái cây có năng lượng thấp hơn.
Hàm lượng đường, chất béo: Đường mạch nha, dầu thực vật, mỡ động vật làm tăng đáng kể tổng calo.
Phương pháp chế biến: Bánh nướng giàu tinh bột, bánh dẻo chứa nhiều carbohydrate hơn.
Kích thước: Bánh có kích thước càng lớn thì calo nạp vào cơ thể càng cao.
Ăn bánh trung thu có béo không?
Bánh trung thu rất phù hợp với những người thích ăn ngọt, tuy nhiên việc ăn nhiều có thể ảnh hưởng lớn đến lượng calo nạp vào cơ thể. Cụ thể, bánh trung thu chứa hàm lượng calo cao do thành phần chính là bột mì, đường, nhân đậu xanh, hạt sen, trứng muối hay thậm chí là thịt mỡ. Thông qua con số đó, thì có thể thấy nếu ăn quá nhiều mà không kiểm soát, nguy cơ tăng cân rất cao.
Nếu không kiểm soát hàm lượng ăn thì rất dễ gây tăng cân
Tuy nhiên, nếu biết cách điều chỉnh khẩu phần, lựa chọn bánh có nhân ít đường, ít béo hoặc bánh trung thu chay, bạn vẫn có thể thưởng thức mà không lo ảnh hưởng đến cân nặng. Kết hợp vận động hợp lý, ăn kèm rau xanh, giảm tinh bột trong ngày sẽ giúp kiểm soát năng lượng hiệu quả.
Dinh dưỡng trong bánh trung thu Kinh Đô
Bánh trung thu Kinh Đô không chỉ là món ăn truyền thống mà còn chứa nguồn năng lượng dồi dào. Thành phần chính gồm bột mì, đường, trứng, bơ, nhân đậu xanh, thập cẩm hoặc trứng muối, tạo nên hương vị đặc trưng nhưng cũng đi kèm lượng calo đáng kể.
Ngoài calo, bánh trung thu còn cung cấp lượng dinh dưỡng tốt cho cơ thể
Năng lượng cao: Một bánh nướng hoặc dẻo bổ sung năng lượng lớn cho cơ thể tùy loại nhân.
Carbohydrate (Tinh bột và đường): Cung cấp nguồn năng lượng chính, nhưng có thể làm tăng đường huyết nếu ăn nhiều.
Chất béo: Đến từ bơ, dầu thực vật, mỡ thịt với bánh nhân thập cẩm, giúp tăng độ béo ngậy nhưng cũng dễ gây tích mỡ nếu tiêu thụ quá mức.
Chất đạm: Có trong trứng muối, hạt sen, đậu xanh, thịt, hỗ trợ tái tạo mô cơ.
Chất xơ và vi chất: Nhân hạt sen, đậu xanh giúp bổ sung chất xơ, canxi, sắt, vitamin B có lợi cho tiêu hóa và sức khỏe tim mạch.
Do bánh chứa nhiều calo, ăn quá thường xuyên có thể gây tăng cân. Nên kiểm soát khẩu phần, chọn loại ít đường hoặc có thành phần lành mạnh hơn để cân bằng dinh dưỡng.
Lời khuyên ăn bánh trung thu Kinh Đô tốt cho sức khỏe
Bánh Trung thu Kinh Đô là món ăn truyền thống được nhiều người yêu thích vào dịp rằm tháng Tám. Tuy nhiên, bánh thường chứa nhiều đường, tinh bột và chất béo, nếu không kiểm soát lượng ăn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Để thưởng thức bánh mà không lo tăng cân hay ảnh hưởng đến đường huyết, cần lưu ý một số điểm sau:
Không nên ăn quá nhiều bánh trung thu để hạn chế bị thừa cân
Mỗi bánh Trung thu có thể chứa calo khá cao, tương đương một bữa ăn. Nên chia nhỏ phần ăn thay vì ăn cả chiếc trong một lần.
Lựa chọn các loại bánh dành cho người ăn kiêng, bánh nướng ít ngọt hoặc bánh dẻo làm từ nguyên liệu tự nhiên giúp giảm lượng calo nạp vào.
Nên ăn vào ban ngày vì tiêu thụ bánh vào buổi tối có thể làm tăng đường huyết, khó tiêu hóa và dễ tích tụ mỡ thừa.
Khi ăn bánh, nên dùng chung với trà xanh không đường để hỗ trợ tiêu hóa, hoặc kết hợp với rau xanh và trái cây để cân bằng dinh dưỡng.
Dù ngon miệng, bánh Trung thu không nên được ăn hàng ngày mà chỉ nên tiêu thụ 1 – 2 lần/tuần để tránh ảnh hưởng đến cân nặng và sức khỏe tim mạch.
Hy vọng thông qua bài viết này mọi người có thể hiểu rõ bánh trung thu Kinh Đô bao nhiêu calo để có thể điều chỉnh khẩu phần ăn phù hợp. Đừng quên chia sẻ nhiều người cùng biết để đảm bảo sức khỏe và cân nặng nhé.
Khuyến cáo Y khoa: Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo vì còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố cũng như tình trạng sức khỏe của từng cá nhân. Vì thế, độc giả vui lòng thăm khám và tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để nhận được tư vấn chính xác nhất! Xin cảm ơn!