Vì Sao Bé Đi Ngoài Có Mùi Khắm Và Hướng Giải Quyết

Trang chủ > Chuyên khoa > Nhi khoa > Nhi tiêu hóa, gan mật tụy và dinh dưỡng > Vì Sao Bé Đi Ngoài Có Mùi Khắm Và Hướng Giải Quyết

Tham vấn y khoa: Bác sĩ IRENE CHANG | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Ba 5, 2020

Bé đi ngoài có mùi khắm liệu có bình thường không hay đó là dấu hiệu cảnh báo trẻ đang mắc bệnh về đường tiêu hóa? Mùi phân của trẻ hay màu sắc trong phân khi trẻ đi ngoài là một trong yếu tố quan trọng để giúp các mẹ có thể đánh giá được tình trạng sức khỏe của trẻ.

bé đi ngoài có mùi khắm
Bạn có biết bé đi ngoài có mùi khắm là do đâu và cách chăm sóc bé thế nào?

Phân của trẻ thế nào được xem là bình thường?

Màu sắc, tính chất, mùi phân của trẻ rất quan trọng để mẹ căn cứ vào đó biết trẻ có gặp phải vấn đề nào bất thường không.

Trẻ sơ sinh khi chào đời trong khoảng thời gian 24h sau sinh trẻ sẽ đi ngoài phân su, không mùi và có màu xanh đen. Khi trẻ được 3 ngày tuổi thì hiện tượng phân su sẽ mất đi.

Thời gian tiếp theo, phân của trẻ khi đi ngoài sẽ có sự thay đổi khác biệt khi trẻ bú mẹ hoặc sử dụng sữa công thức. Cụ thể như sau:

  • Trẻ bú mẹ: Phân trẻ có màu nâu rùi chuyển dần sang vàng đậm, mềm, có mùi chua nhưng không thối, trẻ đi ngoài đều đặn 5 đến 6 lần/ngày.
  • Trẻ uống sữa công thức: Trẻ đi ngoài sẽ ít hơn khoảng 2 đến 3 lần/ngày. Phân hơi cứng, màu vàng nhạt và trẻ đi ngoài mùi thối.
tre-di-ngoai-mui-thoi-giai-thich-tu-chuyen-gia
Trẻ đi ngoài có mùi do nhiều nguyên nhân gây ra

Nguyên nhân bé đi ngoài có mùi khắm

Nguyên nhân trẻ đi ngoài có mùi có thể xuất phát từ 2 nguyên nhân chính:

Nguyên nhân tự nhiên (cơ chế hấp thu)

Có nhiều nguyên nhân khiến bé đi ngoài có mùi khắm xuất phát từ tự nhiên và hiện tượng này rất phổ biến nếu trẻ  gặp phải các lý do sau:

Do thực phẩm mẹ dung nạp: Chế độ ăn uống của mẹ khi cho trẻ bú ảnh hưởng lớn đến dinh dưỡng trẻ hấp thu được, sức khỏe nói chung và tính chất của phân. Trẻ đi ngoài có mùi có thể do mẹ ăn nhiều súp lơ, sữa và các chế phẩm từ sữa, lúa mì…

Do trẻ uống sữa công thức: Phân của trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi những thức ăn mà trẻ sử dụng. Khi trẻ sử dụng sữa công thức, phân sẽ chứa nhiều lưu huỳnh, trẻ đi ngoài có mùi tanh và nặng hơn so với trẻ bú mẹ.

tre-di-ngoai-mui-thoi-giai-thich-tu-chuyen-gia
Trẻ đi ngoài có mùi thể do mắc các bệnh về đường tiêu hóa

Nguyên nhân bệnh lý

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa: Khi trẻ gặp vấn đề về đường tiêu hóa sẽ khiến trẻ đi ngoài mùi thối. Các bệnh lý cơ bản về đường tiêu hóa trẻ hay mắc phải: tiêu chảy, nhiễm trùng đường ruột, tiêu hóa kém.

Không dung nạp được Lactose: Là một trong những nguyên nhân khiến trẻ đi ngoài có mùi thối. Trẻ không dung nạp Lactose thường xảy ra khi ruột non của trẻ không thể tiêu hóa được Lactose ở các sản phẩm sữa và trong đó có sữa công thức.

Trẻ bị xơ nang: Đây là bệnh lý khá nguy hiểm ở trẻ nhỏ do thiếu dinh dưỡng hoặc gặp tổn thương ở phổi. Xơ nang không chỉ làm ảnh hưởng đến mồ hôi, nước mắt của trẻ mà nó còn thay đổi mùi phân. Khi trẻ mắc bệnh lý xơ nang đi ngoài có mùi rất thối.

Trẻ sử dụng nhiều kháng sinh: Sử dụng thuốc kháng sinh cho trẻ cũng là sự vô tình tiêu diệt đi lợi khuẩn có trong đường tiêu hóa của trẻ. Thuốc kháng sinh là nguyên nhân gây ra tình trạng mùi thối ở phân trẻ.

Mẹ nên làm gì để khắc phục tình trạng bé đi ngoài có mùi khắm?

Có rất nhiều mẹ nghĩ trẻ đi ngoài có mùi là điều hiển nhiên và tự cho rằng mùi thối đó là do trẻ hấp thu thức ăn tốt. Tuy nhiên, đó chỉ đúng một phần nào đó khi mẹ dung nạp thực phẩm và cho trẻ bú.

Để phân biệt đâu là mùi thối của bệnh lý, mẹ cần quan tâm và tìm hiểu nguyên nhân chính xác gây bệnh để có hướng giải quyết phù hợp đảm bảo sức khỏe cho con. Bên cạnh đó, mẹ có thể khắc phục tình trạng trẻ đi ngoài mùi thối bằng những việc sau:

  • Đối với trẻ bú mẹ thì mẹ chính là đối tượng đầu tiên cần thay đổi chế độ ăn uống. Mẹ nên ăn uống lành mạnh và khoa học, đủ chất để đảm bảo sức khỏe cho con. Mẹ bổ sung nhiều rau xanh, tránh sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, cay nóng, tinh bột và đường.
  • Trường hợp trẻ bú sữa công thức mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc đổi sữa cho con. Vì có một số loại sữa không phù hợp với thể trạng hay cơ địa của trẻ nên dễ dẫn đến tình trạng trẻ đi ngoài có mùi thối.
tre-di-ngoai-mui-thoi-giai-thich-tu-chuyen-gia
Mẹ cần có chế độ ăn uống khoa học để tránh gây ảnh hưởng đến đường tiêu hóa của con
  • Bên cạnh đó, có một số trường hợp trẻ đi ngoài có mùi tanh, hoặc mùi khắm mẹ có thể cho trẻ sử dụng men tiêu hóa (Khi sử dụng bất cứ gì hỗ trợ cho trẻ mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ). Đồng thời do hệ tiêu hóa trẻ còn non yếu nên mẹ cần đảm bảo vệ sinh cho trẻ khi ăn uống.
  • Tốt nhất để đảm bảo sức khỏe cho trẻ, bố mẹ nên đưa trẻ dến bệnh viện uy tín để được bác sĩ thăm khám và tư vấn đưa ra phương án hỗ trợ điều trị phù hợp cho trẻ.

Bài viết trên là những chia sẻ hữu ích từ các chuyên gia Đa khoa Phương Nam đến vấn đề bé đi ngoài có mùi khắm. Mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân chính xác dẫn đến tình trạng trên và có biện pháp chữa trị cho trẻ hiệu quả. Gọi ngay tới Hotline 1900633698 để được các bác sĩ chuyên khoa Đa khoa Phương Nam tư vấn hoặc hỗ trợ đăng ký lịch khám.

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người