Bé Thở Khò Khè Nhưng Không Có Nước Mũi Có Bị Sao Không?

Trang chủ > Chuyên khoa > Nhi khoa > Nhi hô hấp > Bé Thở Khò Khè Nhưng Không Có Nước Mũi Có Bị Sao Không?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ IRENE CHANG | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng 1 16, 2021

Tình trạng bé thở khò khè nhưng không có nước mũi là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ. Trong một số trường hợp, triệu chứng này là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm, do đó, các cha mẹ không nên chủ quan. Hãy cùng Đa khoa Đà Lạt Phương Nam tìm hiểu chi tiết trong nội dung sau.

Hiện tượng bé thở khò khè nhưng không có nước mũi

Hiện tượng bé thở khò khè nhưng không có nước mũi là tình trạng bé phát ra tiếng khò khè khi thở, tuy nhiên lại không có nước mũi, thường xuất hiện khi thời tiết trở lạnh hay thay đổi thất thường.

Để phát hiện tình trạng này sớm, cha mẹ cần áp sát tai vào mũi trẻ để nghe, vì một số trường hợp tiếng khò khè của trẻ không lớn. Lúc này, cha mẹ nên để ý là tiếng khò khè của trẻ sẽ nghe như tiếng ngáy, có cảm giác như trẻ bị vướng gì đó ở cánh mũi khi hô hấp.

Triệu chứng bé thở khò khè nhưng không có nước mũi thường xuất hiện ở trẻ đang trong giai đoạn phát triển, từ 6 tháng cho đến 2 tuổi.

Tình trạng này nếu không sớm phát hiện và điều trị kịp thời thì rất dễ khiến trẻ gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe như ảnh hưởng đến hệ hô hấp, gây khó thở, thậm chí khiến trẻ mắc phải các bệnh mạn tính liên quan đến đường thở.

bé thở khò khè nhưng không có nước mũi
Bé thở khò khè nhưng không có nước mũi là do trẻ có vấn đề về hô hấp.

Bé thở khò khè nhưng không có nước mũi là bệnh gì?

Bé thở khò khè nhưng không có nước mũi là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm cha mẹ không nên chủ quan. Cụ thể, nếu tình trạng bé thở khò khè kéo dài, thì rất có thể, bé đang mắc một số bệnh lý sau:

Chứng ngạt mũi trẻ sơ sinh: Trẻ sơ sinh bị chứng ngạt mũi sẽ dễ xuất hiện triệu chứng khò khè khi thở, hiện tượng này thường gặp ở trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi. (Xem ngay: Trẻ bị ngạt mũi phải làm sao?)

Chứng hen suyễn: Hầu hết trẻ nhỏ mắc chứng hen suyễn đều có biểu hiện khò khè, khó thở nhưng không có nước mũi. Thường thì chứng hen suyễn sẽ khiến trẻ rất nhạy cảm với khói bụi hay khói thuốc.

Viêm phổi, viêm phế quản: Trường hợp trẻ bị viêm phế quản, viêm phổi thì sẽ khiến đường hô hấp gặp vấn đề, từ đó gây tình trạng thở khò khè.

Cảm lạnh: Trẻ nhỏ bị cảm lạnh cũng sẽ xảy ra tình trạng thở khò khè, khó thở do lúc này hệ hô hấp bị virus tấn công. (Xem ngay: Trẻ bị sổ mũi có nên tắm?)

Trào ngược dạ dày, thực quản: Trẻ nhỏ mặc dù ít khi bị trào ngược dạ dày, tuy nhiên, nếu mắc phải bệnh lý này, trẻ sẽ dễ gặp vấn đề khi thở, bởi bị sưng đường hô hấp.

Mũi có dị vật: Một trong những tác nhân chính gây ra hiện tượng thở khò khè ở trẻ nhỏ là vì trong mũi có dị vật. Cha mẹ hãy để ý thật kỹ để tránh trường hợp dị vật gây tắc đường thở của trẻ.

bé thở khò khè nhưng không có nước mũi -1
Bé thở khò khè là dấu hiệu của nhiều bệnh lý hô hấp nguy hiểm.

Phương pháp chữa trị tình trạng thở khò khè ở trẻ

Để cải thiện tình trạng bé thở khò khè nhưng không có nước mũi hiệu quả, các bậc phụ huynh có thể áp dụng một số phương pháp hiệu quả sau:

  • Cho trẻ bú sữa thật nhiều và chia nhiều lần trong 1 ngày để tránh tình trạng khô miệng, mất nước và tăng đề kháng cho trẻ.
  • Rửa mũi cho trẻ bằng dung dịch rửa mũi chuyên dụng hoặc bằng nước muối sinh lý.
  • Hỗ trợ thông mũi cho bé bằng tinh dầu bằng cách pha một ít tinh dầu chuyên dụng vào nước khi tắm cho bé.
  • Day nhẹ cánh mũi trẻ để giúp mũi trẻ trở nên thông thoáng, dễ chịu hơn.
  • Giữ ấm vùng mũi, có, bàn chân cho trẻ để tránh tình trạng cảm lạnh.
  • Cho trẻ uống 1 ít nước ấm, không để trẻ bị lạnh để hạn chế hiện tượng thở khò khè.

Đặc biệt, các bậc cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt nếu trẻ xuất hiện những dấu hiệu sau:

  • Tình trạng thở khò khè kéo dài liên tục, không có dấu hiệu thuyên giảm sau 2 – 3 tuần.
  • Trẻ bị khó thở, kèm theo hiện tượng tím tái toàn thân.
  • Trẻ bị sốt cao, nôn trớ, tiêu chảy bên cạnh dấu hiệu thở khò khè.
  • Trẻ khó thở, phải gắng sức khi thở.
Phương pháp chữa trị tình trạng thở khò khè ở trẻ
Đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu tình trạng thở khò khè kéo dài liên tục, không có dấu hiệu thuyên giảm.

Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi về vấn đề bé thở khò khè nhưng không có nước mũi sẽ giúp bạn hiểu hơn về tình trạng của trẻ. Nếu còn bất cứ thắc mắc hay băn khoăn nào cần tư vấn, vui lòng liên hệ đến Hotline 1800 2222 để nhận giải đáp từ các bác sĩ chuyên khoa.

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ