[Phải Biết] Cách Làm Mau Lành Vết Thương Té Xe Tại Nhà

Trang chủ > Chuyên khoa > Trị liệu > Bệnh Da Liễu > [Phải Biết] Cách Làm Mau Lành Vết Thương Té Xe Tại Nhà

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Cao Thị Bích Chi | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng sáu 7, 2021

Bị té xe là điều không ai mong muốn. Thông thường, sẽ để lại những vết thương lớn hoặc nhỏ tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tai nạn. Và vấn đề đặt ra là phải xử lý vùng da bị tổn thương thế nào khoa học? Liệu có cách làm mau lành vết thương té xe tại nhà không? Hãy cùng Đa khoa Phương Nam tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Xác định mức độ của vết thương té xe

Sau khi té xe các bạn cần bình tĩnh đánh giá mức độ nặng nhẹ của vết thương, và đưa ra phương án xử lý thích hợp

Với các vết thương nhẹ:

Nếu các té xe chỉ làm trầy tay, chân, đầu gối, té xe trầy mặt nhẹ, vết thương không bị rách nát, hở thịt và không chảy quá nhiều máu, vết thương cạn không nhìn thấy mỡ, cơ hoặc xương,  thì bạn có thể tự điều trị tại nhà, mà không cần đến cơ sở y tế.

Với các vết thương nặng:

Sau khi té xe, vết thương bị rách dài và sâu, chảy nhiều máu thì bạn cần đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám điều trị càng sớm càng tốt.

Nếu trong vòng 5 năm gần đây bạn chưa tiêm phòng uốn, thì bạn cần tiêm phòng uốn ván ngay khi bị các vật sắc nhọn rỉ sét đâm vào da.

Sơ cứu và xử lý vết thương té xe

Việc sơ cứu vết thương rất quan trọng sau khi té xe, điều này giúp bạn tránh được nguy cơ nhiễm trùng vết thương. Vậy sơ cứu vết thương sau khi té xe thế nào đúng cách, tất cả sẽ được giải đáp sau đây nhé

Bước 1: Cầm máu cho vết thương

Sử dụng băng, gạc hoặc khăn sạch đặt lên vết thương. sau đó dùng cả hai tay ấn lên vết thương, duy trì một lực ấn mạnh và liên tục cho đến khi thấy máu đã ngừng chảy. Bước này sẽ giúp cầm máu tránh trình trạng người bệnh chuyển nặng do mất máu quá nhiều

Sau 10 phút, quan sát thấy máu đã ngừng chảy, thì cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị

Bước 2: Rửa sạch và loại bỏ mọi dị vật

Vết thương do té xe gây ra, sẽ bị mắt rất nhiều dị vật có thể là đất đá, cát, bụi bấn trên đường. Vậy nên sau khi cầm máu, các bạn cần rửa vết thương rửa dưới vòi nước (ưu tiên nước máy) để loại bỏ bớt vi khuẩn, đất cát bám trên da và giảm đau tạm thời. Bạn có thể dùng xà phòng diệt khuẩn để rửa nếu vết thương không quá lớn.

Bạn có thể lấy nhíp để gắp dị vật ra khỏi vết thương, nhưng cần phải  sát trùng nhíp sạch sẽ trước khi gắp để tránh gây nhiễm trùng

Đối với các dị vật nằm sâu, khó gắp ra thì các bạn cần đến cơ sở y tế để được bác sĩ điều trị

Bước 3: Thấm khô vết thương

Sau khi cầm máu và rửa sạch vết thương,bạn nên sử dụng khăn sạch, bông gòn đặt nhẹ lên vết thương để thấm khô máu và nước.

Bước 4: Sử dụng các loại thuốc bôi vết thương

Các loại thuốc bôi  giúp vết thương nhanh khô và mau lành hơn, đặc biệt nó còn hạn chế nguy cơ nhiễm trùng vết thương hiệu quả

Với các loại thuốc bôi có chứa kháng sinh cần chú ý tuần theo liều lượng và cách sử dụng đi kèm với sản phẩm.

Nếu sau khi bôi có các triệu chứng ngứa, nổi mẩn đỏ thì các bạn cần dừng bôi thuốc ngay lập tức

Bước 5: Băng vết thương với băng gạc

Dùng gạc y tế băng bó vết thương hơi lỏng và nhẹ nhàng. Trong trường hợp vết thương nhỏ thì không cần băng

Thường xuyên thay băng khoảng 1 – 2 lần/ngày. Để không gây đau vì băng dính, bạn nên cho oxy già, nước muối sinh lý hoặc dung dịch vô trùng lên vết thương trước

mau-lanh-vet-thuong-te-xe-1
Bạn nên băng bó vết thương cẩn thận để tránh nhiễm trùng

Cách giảm đau khi bị té xe

Sau đây là những phương pháp giảm đau khi bị té xe, mời các bạn cùng tìm hiểu nhé!

Sơ cứu vết thương đúng cách:

Sơ cứu vết thương giúp quá trình phục hồi vết thương diễn ra thuận lợi hơn, làm giảm đau và hạn chế vết thương bị nhiễm trùng.

Chăm sóc vết thương đúng cách:

Theo dõi và xử lý kịp thời khi vết thương có dấu hiệu bị nhiễm trùng, hoặc có chuyển biến xấu. Ngoài ra bạn cần chú ý đến chế độ ăn uống hằng ngày, nên tránh xa những loại thực phẩm nóng như nếp, thịt gà, thịt bò, hải sản, rau muống….

Cách chăm sóc vết thương không để lại sẹo

Tiếp theo chúng ta cùng tìm hiểu các cách chăm sóc vết thương té xe để không để lại sẹo xấu xí trên da nhé!

Sử dụng thuốc trị vết thương hở

Để ngăn ngừa sẹo cho vết thương, các bạn nên sử dụng thuốc trị vết thương có chứa thành phần trị sẹo từ sớm, ưu tiên những thuốc trị sẹo được chiết xuất từ thiên nhiên như tinh chất nghệ, tinh chất trà xanh…

Các cách ngừa sẹo té xe tại nhà

Sau đây là một số cách ngăn ngừa sẹo do té xe hiệu quả bằng nguyên liệu thiên nhiên, bạn có thể dễ dàng thực hiện tại nhà

  • Sử dụng nghệ

Hoạt chất Curcumin trong nghệ có tác dụng diệt khuẩn mạnh, từ đó giúp vết thương nhanh chóng hồi phục. Bên cạnh đó, nghệ giúp hạn chế sự hình thành sẹo trên da sau khi vết thương lành. Bạn có thể dùng tinh bột nghệ tươi nguyên chất hoặc nước nghệ tươi trộn với mật ong. Sau đó, nhẹ nhàng thoa đều lên vết thương, để cố định hỗn hợp nghệ và mật ong, bạn nên dùng băng gạc quấn lại.

  • Sử dụng nha đam

Qua nhiều nghiên cứu, nha đam là loại thực vật được đánh giá cao về khả năng diệt khuẩn, làm mau lành vết thương té xe. Cụ thể, nha đam giúp ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng vết thương, giảm thời gian hồi phục và mang đến tác dụng diệt khuẩn. Bạn có thể xay nhuyễn nha đam hoặc thái lát mỏng đắp lên vết thương, rồi cố định lại bằng gạc.

mau-lanh-vet-thuong-te-xe-3
Nha đam giúp vết thương lành nhanh hơn
  • Sử dụng mật ong và tỏi

Hoạt chất Allicin trong tỏi giúp tiêu diệt nấm, vi khuẩn đồng thời hạn chế tình trạng đóng mủ, viêm nhiễm vết trầy xước. Cách thực hiện vô cùng đơn giản. Đầu tiên, bạn hãy xay nhuyễn hoặc băm nhỏ tỏi, rồi để yên khoảng 1 phút để sinh ra hoạt chất Allicin. Sau đó, trộn mật ong với tỏi theo tỷ lệ 1:1 và từ tốn thoa lên vết thương. Để giữ hỗn hợp không bị rơi ra ngoài, bạn có thể cố định lại bằng gạc cuốn.

  • Sử dụng giấm táo

Giấm táo cũng là một nguyên liệu tốt để sát trùng vết thương. Đối với vết thương có diện tích nhỏ, bạn nên pha loãng nước vào giấm táo, sau đó dùng tăm bống thấm vào hỗn hợp chấm lên vị trí trầy xước. Trong trường hợp vết thương có diện tích lớn, bạn cần tắm nước giấm táo pha loãng với nước ấm.

mau-lanh-vet-thuong-te-xe-4
Giấm táo hỗ trợ sát trùng vết thương tốt
  • Sử dụng dầu dừa

Dầu dừa có khả năng kháng khuẩn, giúp rút ngắn quá trình hồi phục vết thương, giảm nguy cơ vết thương đang lành bị nhiễm trùng.

Trên đây là một số cách làm mau lành vết thương té xe thông dụng bằng nguyên liệu thiên nhiên, bạn có thể dễ dàng thực hiện tại nhà. Tuy nhiên, các phương pháp trên chỉ phát huy hiệu quả tốt với vết thương vừa, nhỏ. Nếu chẳng may bạn bị vết thương nặng, cần nhanh chóng đến bác sĩ để được xử lý kịp thời, tránh nhiễm trùng rất nguy hiểm. Sau đó, mới có thể áp dụng mốt số biện pháp hỗ trợ tại nhà.

Lưu ý làm mau lành vết thương té xe

Để làm mau lành vết thương té xe, bạn nên lưu ý thêm một số vấn đề dưới đây:

mau-lanh-vet-thuong-te-xe-5
Nếu vết thương nặng, bạn nên nhận hỗ trợ từ bác sĩ

Ưu tiên dùng các thực phẩm nhiều Vitamin C, Kẽm, Protein, Vitamin A để đẩy nhanh quá trình hồi phục vết thương.

Hạn chế rau muống vì có thể dẫn đến sẹo lồi. Tránh dùng thịt gà do làm gia tăng nguy cơ gây sẹo. Kiêng nếp vì tiềm ẩn khả năng bị mưng mủ vết thương. Bên cạnh đó, không nên ăn trứng, thịt bò, hải sản, thịt cầy,…

Bạn nên đến cơ sở y tế để bác sĩ xử lý khi thấy vết thương có nhiều đất cát, sâu, rộng.

Nên chờ vết thương tự đóng nắp rồi mới dùng thuốc chống sẹo hoặc bôi nghệ lên. Trong quá trình tự hồi phục, bạn tránh tự ý bóc nắp vết thương.

Không nên lạm dụng oxy già vì có thể làm kéo dài thời gian hồi phục. Chỉ nên sử dụng để rửa trôi đất cát và sát trùng trong những ngày đầu.

Hãy giữ cho vết thương luôn sạch sẽ, bằng cách sát trùng, thay băng thường xuyên, tránh để bụi bẩn bám dính hoặc chạm tay chưa được vệ sinh vào vết thương.

Tóm lại, nếu chẳng may bị té xe và để lại vết thương, bạn cần tìm phương pháp xử lý ngay. Nếu vết thương nặng nên nhận hỗ trợ từ bác sĩ kịp thời. Trong trường hợp vị trí trầy xước không quá nghiêm trọng, có thể áp dụng một số cách làm mau lành vết thương té xe tại nhà. Chúc bạn nhanh chóng bình phục nhé. Để được tư vấn thêm, vui lòng liên hệ với Phòng khám Đa khoa Phương Nam qua Hotline 1800 2222.

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ