Tác giả: Nguyễn Hương Ngày đăng: Tháng mười 16, 2024
Mục Lục Bài Viết
Khô mắt (hay còn gọi là hội chứng khô mắt) là một tình trạng phổ biến xảy ra khi nước mắt không đủ để bôi trơn và bảo vệ bề mặt nhãn cầu. Điều này dẫn đến cảm giác khó chịu, cộm mắt, thậm chí có thể gây tổn thương giác mạc nếu không được điều trị kịp thời.
Nhức mỏi mắt là một tình trạng phổ biến xảy ra khi mắt phải làm việc quá sức, thường do nhìn vào màn hình máy tính, điện thoại trong thời gian dài, đọc sách quá lâu, lái xe đường dài,… Cảm giác này thường kèm theo các triệu chứng như: Mắt đau, khó tập trung, mắt khô hoặc chảy nước, đau đầu, mệt mỏi,…
Mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng, bệnh khô mắt lại gây ra những triệu chứng khó chịu như mỏi mắt, đỏ mắt, rát mắt, ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của người bệnh. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, bao gồm:
Viêm bờ mi sau: tình trạng viêm nhiễm ở phần rìa mí mắt, nguyên nhân do tuyến Meibomian bị rối loạn chức năng. Khi tuyến này hoạt động kém, lượng dầu tiết ra bề mặt mắt giảm, khiến nước mắt dễ bị bay hơi nhanh hơn, gây khô mắt và thiếu độ ẩm.
Ít chớp mắt: Dấu hiệu của bệnh Parkinson hoặc xảy ra khi tập trung cao độ vào các hoạt động đọc sách, lái xe hay làm việc với máy tính.
Các vấn đề về mí mắt: Mí mắt hướng ra ngoài (ectropion) hoặc hướng vào trong (quặm) đều có thể gây ra tình trạng khô mắt.
Chất bảo quản trong thuốc nhỏ mắt tại chỗ: Các chất bảo quản như benzalkonium chloride (BAC) thường được sử dụng để bảo quản thuốc nhỏ mắt, nhưng lại có thể gây kích ứng bề mặt giác mạc, làm giảm khả năng sản xuất nước mắt và gây khô mắt.
Môi trường sống và làm việc: Ở những vùng khí hậu khô, đặc biệt là vào mùa đông, độ ẩm không khí thấp khiến mắt dễ bị khô. Các hạt bụi mịn, khói xe, khói thuốc lá… xâm nhập vào mắt gây kích ứng và làm giảm chất lượng nước mắt.
Nếu các triệu chứng trên gây ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc của bạn, hãy đi khám bác sĩ nhãn khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Người bệnh bị khô và mỏi mắt thường gặp phải một số triệu chứng đi kèm như:
Mặc dù khô mắt thường được coi là một tình trạng khó chịu nhưng lại không nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến thị lực và chất lượng cuộc sống.
Để xác định nguyên nhân gây khô mắt, bác sĩ sẽ thực hiện các bước kiểm tra và xét nghiệm như:
Khám mắt toàn diện: Bác sĩ sẽ hỏi về lịch sử bệnh lý của bạn, bao gồm các bệnh đã từng mắc phải, thuốc đang dùng, tiền sử gia đình từ đó xác định nguyên nhân gây khô mắt.
Kiểm tra lượng nước mắt: Để kiểm tra lượng nước mắt, bác sĩ sẽ sử dụng hai phương pháp chính, cụ thể:
Kiểm tra chất lượng nước mắt: Bác sĩ sẽ sử dụng thuốc nhỏ mắt có chứa thuốc nhuộm đặc biệt, giúp bác sĩ quan sát được tình trạng bề mặt giác mạc thông qua sự thay đổi màu sắc của thuốc nhuộm. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ đo thời gian nước mắt bay hơi để đánh giá khả năng giữ ẩm của mắt.
Kiểm tra độ thẩm thấu nước mắt: Bác sĩ sẽ phân tích thành phần của nước mắt, bao gồm lượng nước và các hạt trong đó. Ở người bị khô mắt, lượng nước và hạt trong nước mắt sẽ ít hơn so với người có đôi mắt khỏe mạnh.
Nếu bạn gặp phải các triệu chứng khô mắt như ngứa, đỏ, nhìn mờ, cộm mắt, mỏi mắt, nhạy cảm với ánh sáng và các triệu chứng này kéo dài, không thuyên giảm, thậm chí gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Lưu ý, không tự ý sử dụng thuốc uống hay thuốc nhỏ mắt không rõ nguồn gốc, có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Hãy luôn đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và phác đồ điều trị phù hợp nhất.
Khi gặp phải các dấu hiệu bất thường, bạn nên chủ động đến các cơ sở y tế gần nhất, như phòng khám chuyên khoa Nhãn khoa hoặc bệnh viện đa khoa tại địa phương để được thăm khám và tư vấn điều trị kịp thời. Để điều trị khô mắt hiệu quả và an toàn, bạn có thể tham khảo một số cơ sở y tế uy tín sau:
Tại Tp. Hồ Chí Minh
Tại Hà Nội
Dưới đây là một số phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả để bạn có thể áp dụng tại nhà:
Thuốc kháng sinh: Để điều trị viêm mí mắt do vi khuẩn, bác sĩ có thể kê đơn thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ chứa kháng sinh, như: Thuốc mỡ tra mắt Oflovid 0.3% (Ofloxacin), dung dịch nhỏ mắt Cravit 0.5%,… (Levofloxacin);… Ngoài ra, thuốc kháng sinh cũng được chỉ định cho những trường hợp có nguy cơ nhiễm trùng mắt hoặc đau mắt đỏ.
Thuốc corticosteroid: Dung dịch nhỏ mắt Tobrex 0.3%,… , thuốc nhỏ mắt Pred Forte 1% dùng để kiểm soát tình trạng viêm giác mạc. Tuy nhiên, thành phần corticosteroid không nên lạm dụng bởi tác dụng phụ.
Miến chèn mắt: Miếng chèn này nhỏ như một hạt gạo, được đặt giữa mí mắt dưới và nhãn cầu. Sử dụng mỗi ngày một lần, miếng chèn sẽ từ từ hòa tan và giải phóng hoạt chất giúp giữ ẩm cho mắt của bạn.
Thuốc kích thích chảy nước mắt: Thuốc nhóm cholinergic như Pilocarpine và Cevimeline giúp kích thích tuyến lệ sản xuất nước mắt nhiều hơn.
Huyết thanh tự thân: Thuốc nhỏ mắt tự thân (autologous serum eye drops) được sử dụng khi các triệu chứng khô mắt nghiêm trọng không đáp ứng với bất kỳ phương pháp điều trị nào.
Thuốc xịt mũi: Giúp tăng tiết nước mắt và được sử dụng để điều trị khô mắt. Bạn nên sử dụng thuốc hai lần một ngày, mỗi lần một nhát xịt vào mỗi lỗ mũi.
Nước muối sinh lý và nước mắt nhân tạo là những giải pháp đơn giản và hiệu quả để làm dịu và giữ ẩm cho mắt, đặc biệt khi bị khô mắt.
Một số phương pháp khác có thể được áp dụng cho tình trạng khô mắt:
Bệnh khô mỏi mắt không chỉ gây ra những khó chịu tạm thời mà còn có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm hơn nếu không được điều trị kịp thời. Để phòng tránh và điều trị hiệu quả, chúng ta cần có những biện pháp chăm sóc mắt hợp lý và thăm khám định kỳ với bác sĩ nhãn khoa.
Khuyến cáo y khoa: Các bài viết của Phòng khám Đa khoa Phương Nam chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.