Những bệnh lý về mắt thường gặp: Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Trang chủ > Chuyên khoa > Trị liệu > Nhãn khoa > Những bệnh lý về mắt thường gặp: Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Tác giả: Nguyễn Hương Ngày đăng: Tháng 10 9, 2024

Trong thời đại công nghệ số hiện nay, mắt thường xuyên tiếp xúc với các thiết bị điện tử, kết hợp với ô nhiễm môi trường khiến những bệnh lý về mắt ngày càng gia tăng. Bệnh không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của chúng ta. 

Những bệnh về mắt là gì?

Bệnh về mắt là tình trạng mắt gặp khó khăn khi nhìn, trong một số trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến mất thị lực hoàn toàn. Một số triệu chứng phổ biến của bệnh về mắt bao gồm: mờ mắt, chảy nước mắt, nhạy cảm với ánh sáng, giảm hoặc mất thị lực,… Bệnh về mắt có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm: virus, vi khuẩn, phản ứng dị ứng, tiếp xúc với ánh sáng mặt trời hoặc các nguồn sáng có hại khác, di truyền, tuổi tác và chế độ ăn uống không hợp lý.

Các bệnh này có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, từ di truyền, tuổi tác, đến các yếu tố môi trường.
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh lý về mắt, từ di truyền, tuổi tác, đến các yếu tố môi trường.

Các bệnh lý về mắt thường gặp hiện nay

Bệnh về mắt là một vấn đề sức khỏe phổ biến, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nhiều người. Nguyên nhân gây ra các bệnh về mắt rất đa dạng, từ di truyền, tuổi tác đến các yếu tố môi trường. Dưới đây là một số bệnh lý về mắt thường gặp nhất bạn đọc có thể nắm.

Các bệnh về mắt đang ngày càng phổ biến trong cuộc sống hiện đại
Các bệnh về mắt đang ngày càng phổ biến trong cuộc sống hiện đại

Thoái hóa điểm vàng (ARMD hoặc AMD)

Thoái hóa điểm vàng là nguyên nhân hàng đầu gây mất thị lực trên thế giới, chiếm khoảng 50% các trường hợp khiếm thị. Bệnh thường gặp ở người trên 50 tuổi, mặc dù không gây mù hoàn toàn, nhưng có thể làm suy giảm nghiêm trọng khả năng đọc, lái xe và nhận biết màu sắc.

Thoái hóa điểm vàng, một căn bệnh mắt mãn tính, thường gặp ở người cao tuổi.
Thoái hóa điểm vàng, một căn bệnh mắt mãn tính, thường gặp ở người cao tuổi.

Điều nguy hiểm là thoái hóa điểm vàng thường chỉ được phát hiện khi đã tiến triển nặng vì bệnh không có triệu chứng rõ ràng trong giai đoạn đầu.

Mỏi mắt

Mỏi mắt là một tình trạng phổ biến xảy ra khi mắt phải làm việc quá sức, thường do nhìn vào màn hình máy tính, điện thoại, hoặc các thiết bị kỹ thuật số khác trong thời gian dài. Mỏi mắt có thể gây ra cảm giác khó chịu, mệt mỏi và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Mỏi mắt có thể biểu hiện bằng các triệu chứng sau: Đau mắt, đau đầu, đau cổ, vai, mắt nóng rát, chảy nước mắt, nhìn mờ, lưng, nhạy cảm với ánh sáng, khó tập trung và khó mở mắt.

 Đau mắt đỏ (viêm kết mạc)

Đau mắt đỏ hay viêm kết mạc là tình trạng viêm nhiễm ở lớp màng trong suốt bao phủ phần trắng của mắt và bên trong mí mắt (kết mạc). Khi bị viêm, các mạch máu nhỏ trong kết mạc sẽ sưng lên, gây ra tình trạng mắt đỏ. Các dấu hiệu thường đi kèm bao gồm: Mắt rát, chảy nước mắt, ngứa, khô, đau, tiết dịch, nhìn mờ và nhạy cảm với ánh sáng. Trong trường hợp sử dụng thuốc nhỏ mắt và nghỉ ngơi không làm giảm đau nhức, người bệnh nên thăm khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Viêm kết mạc là một bệnh mắt có tính lây lan cao
Viêm kết mạc là một bệnh lý có tính lây lan cao

Có nhiều nguyên nhân gây ra đau mắt đỏ, bao gồm:

  • Phản ứng với các chất gây dị ứng như phấn hoa, lông động vật, hóa chất;…,
  • Do vi khuẩn hoặc virus;
  • Do khói bụi, hóa chất, nước clo;
  • Mắt khô, sử dụng kính áp tròng không đúng cách, bệnh lý tự miễn;…

 Mắt lười (nhược thị)

Mắt lười, hay nhược thị, xảy ra khi một bên mắt không phát triển bình thường, dẫn đến thị lực yếu hơn và có xu hướng “lười” di chuyển trong khi mắt bên kia vẫn khỏe mạnh. Tình trạng này thường gặp ở trẻ sơ sinh, trẻ em và người lớn, rất hiếm khi cả hai mắt đều bị lười.

Mắt lười không gây ảnh hưởng đến thị lực nếu được phát hiện và điều trị kịp thời từ khi còn nhỏ. Phương pháp điều trị bao gồm: đeo kính điều chỉnh hoặc kính áp tròng và sử dụng băng che mắt để khuyến khích mắt lười hoạt động.

Mắt lác

Mắt lác hay còn gọi là lé mắt, là một tình trạng mà hai mắt không nhìn cùng một hướng. Thay vào đó, một mắt sẽ nhìn thẳng về phía trước, trong khi mắt còn lại có thể nhìn vào trong, ra ngoài, lên trên hoặc xuống dưới.

Nếu không được điều trị kịp thời, mắt lác có thể dẫn đến giảm thị lực ở mắt lác và thậm chí là mù lòa. Trẻ em bị lác thường bị bạn bè trêu chọc, gây tự ti, ảnh hưởng đến quá trình học tập và giao tiếp.

Mắt lác có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, độ tuổi của bệnh nhân và mức độ nghiêm trọng của tình trạng. Sau đây là một số phương pháp điều trị mắt lác thường được áp dụng: Chỉnh kính, điều trị nhược thị, phẫu thuật mắt lác,…

Điều chỉnh tật khúc xạ (cận thị, viễn thị, loạn thị) đi kèm với lác mắt, giúp cải thiện thị lực
Điều chỉnh tật khúc xạ (cận thị, viễn thị, loạn thị) đi kèm với lác mắt, giúp cải thiện thị lực

Mù màu

Mù màu là tình trạng mắt không nhận biết được một số màu nhất định hoặc không phân biệt được sự khác biệt giữa chúng, thường là màu đỏ và xanh lá cây. Trong trường hợp nặng, người bệnh chỉ nhìn thấy màu xám, tuy nhiên trường hợp này rất hiếm gặp. Mù màu xảy ra khi các tế bào nón trong mắt bị thiếu hoặc không hoạt động.

Người mắc bệnh mù màu vẫn nhìn thấy mọi vật, nhưng khả năng phân biệt màu sắc của họ bị hạn chế.
Người mắc bệnh mù màu vẫn nhìn thấy mọi vật, nhưng khả năng phân biệt màu sắc bị hạn chế.

Mù màu chủ yếu do di truyền, tuy nhiên cũng có thể phát sinh sau này do tác dụng phụ của một số loại thuốc hoặc bệnh lý. Nam giới có khả năng mắc bệnh mù màu cao hơn nữ giới. Mù màu bẩm sinh không có cách chữa trị. Tuy nhiên, kính áp tròng có thể giúp người bệnh phân biệt được một số màu sắc nhất định.

 Viêm màng bồ đào

Viêm màng bồ đào là một tình trạng viêm nhiễm ở lớp giữa của mắt, bao gồm mống mắt, thể mi và màng mạch. Đây là một bệnh lý mắt khá nghiêm trọng, có thể gây ra nhiều biến chứng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

Mắt bình thường và mắt bị viêm màng bồ đào
Sự khác nhau giữa mắt bình thường và mắt bị viêm màng bồ đào

Bệnh này có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, nhưng những người có hệ miễn dịch yếu, chẳng hạn như những người bị HIV/AIDS, viêm khớp dạng thấp hoặc viêm loét đại tràng, có nguy cơ cao hơn. Các triệu chứng bao gồm:

  • Giảm thị lực 
  • Cảm giác có vật lạ trong mắt
  • Đau mắt
  • Mắt đỏ
  • Nhạy cảm với ánh sáng
  • Nhìn thấy quầng sáng xung quanh ánh đèn

Nếu các triệu chứng của viêm màng bồ đào không thuyên giảm sau vài ngày, bạn nên đến bệnh viện thăm khám ngay lập tức. Viêm màng bồ đào có nhiều loại, và việc điều trị sẽ phụ thuộc vào loại bạn mắc phải.

Lão thị

Lão thị là tình trạng mắt khó nhìn rõ các vật thể gần, như chữ nhỏ, trong khi thị lực xa vẫn tốt. Thông thường, tình trạng này xuất hiện sau tuổi 40 và trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian. Để đọc dễ dàng, người bị lão thị phải giữ sách xa mắt hơn so với bình thường.

Kính lão là cách phổ biến nhất để khắc phục lão thị, có thể là kính đơn tròng, kính đa tròng hoặc kính áp tròng. Bên cạnh đó, áp dụng phẫu thuật trong một số trường hợp, phẫu thuật Lasik hoặc thay thủy tinh thể nhân tạo có thể được sử dụng để điều trị lão thị.

Đục thủy tinh thể

Đục thủy tinh thể, còn được gọi là cườm khô hoặc cườm đá, là tình trạng protein trong thủy tinh thể mắt kết tụ lại thành những đám mây nhỏ, tạo ra những vùng mờ đục. Những đám mây này làm cho ánh sáng đi qua bị tán xạ, khiến ánh sáng khó tiếp cận võng mạc, gây ảnh hưởng đến thị lực.

Đục thủy tinh thể là một bệnh lý mắt khá phổ biến, đặc biệt ở người cao tuổi.
Đục thủy tinh thể là một bệnh lý mắt khá phổ biến, đặc biệt ở người cao tuổi.

Hiện nay, phẫu thuật là phương pháp điều trị duy nhất hiệu quả cho đục thủy tinh thể. Bác sĩ sẽ thay thế thủy tinh thể bị đục bằng một thủy tinh thể nhân tạo.

Tật khúc xạ

Theo thống kê của Bộ Y tế năm 2020, tình trạng mắc tật khúc xạ đang gia tăng đáng kể ở thanh thiếu niên. Tỷ lệ mắc tật khúc xạ ở học sinh nông thôn là 15%-20%, trong khi ở thành phố cao hơn, đạt 30%-40%. Riêng đối với trẻ em từ 6 đến 15 tuổi trên cả nước, tỷ lệ mắc tật khúc xạ lên tới 20%, tương đương gần 3 triệu trẻ em.

Tật khúc xạ là tình trạng mắt không thể hội tụ ánh sáng một cách chính xác lên võng mạc, dẫn đến hình ảnh bị mờ, khiến chúng ta không nhìn rõ được vật. Nói cách khác, ánh sáng từ vật thể không được truyền đến võng mạc một cách chính xác, khiến chúng ta nhìn thấy hình ảnh bị nhòe hoặc mờ.

Cận thị, viễn thị, lão thị và loạn thị là những dạng phổ biến của tật khúc xạ. Bệnh lý có thể ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất ở học sinh, sinh viên, dân văn phòng và những người thường xuyên sử dụng thiết bị điện tử.

Tật khúc xạ là thuật ngữ chung dùng để chỉ các rối loạn về mắt
Tật khúc xạ là thuật ngữ chung dùng để chỉ các rối loạn về mắt

 Tăng nhãn áp

Tăng nhãn áp là một bệnh lý mắt nghiêm trọng, xảy ra khi áp suất bên trong nhãn cầu tăng cao hơn mức bình thường. Áp suất này gây tổn thương dây thần kinh thị giác, dẫn đến giảm thị lực và nếu không được điều trị kịp thời có thể gây mù lòa.

Nguyên nhân gây tăng nhãn áp:

  • Sản xuất dịch thủy dịch quá nhiều: Mắt liên tục sản xuất một chất lỏng trong suốt gọi là dịch thủy dịch. Khi lượng dịch này sản xuất quá nhiều mà không thoát ra được, áp lực bên trong mắt sẽ tăng lên.
  • Ống thoát dịch bị tắc nghẽn: Ống thoát dịch có nhiệm vụ đưa dịch thủy dịch ra khỏi mắt. Khi ống này bị tắc, dịch thủy dịch ứ đọng lại, gây tăng áp lực.

Rối loạn võng mạc

Võng mạc là một lớp mô nhạy cảm với ánh sáng ở phía sau nhãn cầu, có chức năng chuyển đổi ánh sáng thành các tín hiệu thần kinh gửi đến não để tạo ra hình ảnh. Khi võng mạc bị tổn thương hoặc chức năng bị suy giảm, đó là lúc xảy ra rối loạn võng mạc.

Rối loạn võng mạc là tình trạng ảnh hưởng đến võng mạc, gây suy giảm thị lực. Nếu không được điều trị kịp thời, rối loạn võng mạc có thể dẫn đến mù lòa. Hai bệnh võng mạc phổ biến nhất là:

Bong võng mạc xảy ra khi võng mạc bị rách, tạo điều kiện cho dịch kính trong mắt chảy vào và tách võng mạc ra khỏi lớp mô dưới.

Võng mạc tiểu đường là bệnh ảnh hưởng đến người bị đái tháo đường, tiến triển chậm và có hai giai đoạn:

  • Giai đoạn không tăng sinh: Mạch máu trong võng mạc bị tổn thương, dẫn đến suy giảm thị lực.
  • Giai đoạn tăng sinh: Mạch máu trong võng mạc phát triển bất thường, có thể gây mù lòa.

Bệnh mí mắt

Bệnh mí mắt là thuật ngữ chung để chỉ các tình trạng viêm nhiễm, dị ứng hoặc các vấn đề về cấu trúc của mí mắt. Mí mắt đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ mắt, do đó khi bị bệnh, nó có thể gây ra nhiều khó chịu và ảnh hưởng đến thị lực.

Phương pháp điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Các phương pháp điều trị có thể bao gồm:

  • Thuốc: Thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm, thuốc chống dị ứng…
  • Nóng lạnh: Chườm ấm hoặc lạnh để giảm sưng, giảm đau.
  • Vệ sinh mắt: Vệ sinh mắt hàng ngày bằng nước muối sinh lý.
  • Phẫu thuật: Trong một số trường hợp, phẫu thuật có thể được chỉ định để loại bỏ khối u, sửa chữa sụp mí, quặm mi,..

Bệnh giác mạc

Viêm giác mạc là tình trạng lớp mô mỏng, trong suốt ở phía trước mắt gọi là giác mạc bị viêm. Giác mạc đóng vai trò quan trọng trong việc hội tụ ánh sáng, giúp ánh sáng đi qua mắt để tạo ra hình ảnh.

Viêm giác mạc có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm nhiễm virus như Herpes, Zona, Adenovirus, hoặc do rối loạn tiết nước mắt, hở mi, nhiễm độc. Viêm giác mạc có thể gây ra các triệu chứng như:

  • Mỏi mắt
  • Cảm giác có dị vật trong mắt
  • Đau nhức âm ỉ
  • Mắt nóng rát
  • Chói mắt, sợ ánh sáng
  • Chảy nước mắt nhiều
  • Mắt đỏ
  • Nhìn mờ, đục giác mạc
  • Vùng trung tâm giác mạc có những đốm trắng
  • Sưng nề mi mắt
  • Khó mở mắt

Điều trị các bệnh về mắt thường tốn bao nhiêu tiền?

Chi phí điều trị các bệnh về mắt rất đa dạng, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Loại bệnh, mức độ nghiêm trọng, phương pháp điều trị và cơ sở y tế.

Chi phí khám mắt thường dao động từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng, tùy thuộc vào nơi khám và các xét nghiệm cần thiết. Tuy nhiên, chi phí điều trị các bệnh về mắt thường cao hơn, đặc biệt là những trường hợp cần phẫu thuật. Để tiết kiệm chi phí điều trị, bạn nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín, chất lượng, với đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao.

Nguyên nhân và cách khắc phục các bệnh về mắt

Các bệnh về mắt có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ các yếu tố di truyền, tuổi tác đến môi trường sống, thói quen sinh hoạt. Mỗi bệnh sẽ có những nguyên nhân và cách điều trị riêng. Dưới đây là một số bệnh về mắt phổ biến cùng với nguyên nhân và cách khắc phục:

Các bệnh về mắt có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ các yếu tố di truyền, tuổi tác đến môi trường sống
Các bệnh về mắt do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ các yếu tố di truyền, tuổi tác đến môi trường sống

Nguyên nhân 

Các bệnh về mắt có thể do nhiều nguyên nhân, được phân thành 4 nhóm chính:

  • Nhiễm trùng: Vi khuẩn, ký sinh trùng, virus hoặc nấm có thể gây viêm nhiễm và tổn thương các cấu trúc xung quanh mắt.
  • Chấn thương: Tác động vật lý có thể gây tổn thương cho mắt.
  • Di truyền: Một số trẻ em sinh ra đã mắc các bệnh về mắt như tật khúc xạ, mù lòa,… do yếu tố di truyền.
  • Bệnh lý sẵn có: Một số bệnh về mắt có thể là biểu hiện của các bệnh lý khác trong cơ thể, như đau nửa đầu, cao huyết áp, đột quỵ,…
  • Nhiễm trùng: Vi khuẩn, ký sinh trùng, virus hoặc nấm có thể gây viêm nhiễm và tổn thương các cấu trúc xung quanh mắt.
  • Chấn thương: Tác động vật lý có thể gây tổn thương cho mắt.
  • Di truyền: Một số trẻ em sinh ra đã mắc các bệnh về mắt như tật khúc xạ, mù lòa,… do yếu tố di truyền.
  • Bệnh lý sẵn có: Một số bệnh về mắt có thể là biểu hiện của các bệnh lý khác trong cơ thể, như đau nửa đầu, cao huyết áp, đột quỵ,…

Hướng dẫn cách phòng tránh 

Để bảo vệ mắt và phòng tránh các bệnh về mắt, bạn nên thực hiện các biện pháp sau:

  • Kiểm tra mắt định kỳ: Nên khám mắt định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sớm các vấn đề về mắt.
  • Lưu ý các biểu hiện bất thường: Nếu bạn nhận thấy bất kỳ biểu hiện lạ nào ở mắt, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa mắt ngay lập tức.
  • Bảo vệ mắt khỏi tia cực tím: Khi ra ngoài, hãy đeo kính râm để bảo vệ mắt khỏi tác động của tia cực tím.
  • Điều chỉnh thói quen sử dụng thiết bị điện tử: Đảm bảo đọc sách hoặc xem tivi ở nơi có ánh sáng đủ để không làm mỏi mắt.

Trên đây là những thông tin hữu ích về các bệnh lý về mắt, nguyên nhân và cách khắc phục. Để bảo vệ đôi mắt khỏe mạnh, bạn nên bổ sung vitamin A, C, E vào chế độ ăn uống hàng ngày và đi khám mắt định kỳ 6 tháng một lần. Việc khám mắt định kỳ giúp phát hiện sớm các bệnh về mắt, từ đó có phương án điều trị phù hợp và kịp thời.

Khuyến cáo y khoa: Các bài viết của Phòng khám Đa khoa Phương Nam chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ