Bệnh Nấm Miệng Ở Trẻ Sơ Sinh Nguy Hiểm Không? Trị Thế Nào?

Trang chủ > Chuyên khoa > Nhi khoa > Sơ sinh > Bệnh Nấm Miệng Ở Trẻ Sơ Sinh Nguy Hiểm Không? Trị Thế Nào?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ IRENE CHANG | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng ba 14, 2021

Bệnh nấm miệng ở trẻ sơ sinh đem đến nhiều phiền toái, mẹ cần nhanh chóng tìm cách chữa trị cho con càng nhanh càng tốt. Thông qua bài viết này, Phòng khám Đa khoa Phương Nam sẽ mang đến cho mẹ góc nhìn rõ nét về bệnh nấm miệng nhé!

Tìm hiểu bệnh nấm miệng ở trẻ sơ sinh

Biểu hiện

Tại lưỡi, mép, niêm mạc miệng xuất hiện các mảng trắng và đường nứt nhỏ là triệu chứng thường gặp của bệnh nấm miệng ở trẻ sơ sinh. Thông thường, phía trên đầu lưỡi sẽ có những chấm nhỏ trắng, tiếp đến lan rộng ra thành mảng trắng trên lưỡi. Nấm sẽ phát triển nhanh nếu bé không được vệ sinh răng miệng sạch.

benh-nam-mieng-o-tre-so-sinh-1
Khi bị nấm, lưỡi bé xuất hiện các mảng trắng

Nguyên nhân

Nấm men Candida là nguyên nhân gây ra bệnh nấm miệng ở trẻ sơ sinh. Thông thường, trong cơ thể luôn có sự hiện diện của nấm, chúng chỉ chờ cơ hội để phát triển. Trẻ nhỏ nếu có sức đề kháng kém, không vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng sẽ rất dễ bị nấm. Có hai đường lây nhiễm nấm qua trẻ là mẹ sang con trong lúc sinh và sau sinh bị nhiễm thứ phát. Do chủ yếu nấm xuất hiện trên bề mặt lưỡi của trẻ, nên còn được gọi là tưa lưỡi hoặc nấm lưỡi.

Có nguy hiểm không?

Nấm miệng nếu không được điều trị kịp thời sẽ lây lan rất nhanh. Bắt đầu từ mặt lưỡi với những mảng màu trắng, tiếp đến chuyển sang màu vàng nâu ở lưỡi hoặc niêm mạc họng. Đôi khi sẽ lan xuống vùng thanh quản, thanh môn. Trầm trọng hơn là xuống sâu đến phổi, làm hệ hô hấp bị ảnh hưởng rất nguy hiểm hoặc gây tiêu chảy nếu lây qua đường tiêu hóa. Nấm miệng tại lưỡi về lâu dài sẽ khiến trẻ lười ăn, bỏ bú, mất vị giác, đau đớn và thường quấy khóc.

Cách chữa nấm miệng ở trẻ sơ sinh

Tùy vào tình trạng bệnh nấm miệng ở trẻ sơ sinh nghiêm trọng hay không, sẽ có những cách điều trị khác nhau, mẹ hãy cùng tìm hiểu nhé.

Cách điều trị

Trẻ bị nấm miệng bôi thuốc gì?

Trong trường hợp mẹ đã thực hiện nhiều cách vệ sinh và trị nấm miệng cho trẻ tại nhà nhưng không khỏi. Mẹ không nên tùy ý cho bé bôi bất kỳ loại thuốc nào chưa được chỉ định. Mà hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế có chuyên khoa Nhi như Phòng khám Đa khoa Phương Nam, để bác sĩ thăm khám và có phương pháp điều trị hợp lý.

benh-nam-mieng-o-tre-so-sinh-da-khoa-phuong-nam
Bé thăm khám tại Đa khoa Phương Nam

Chữa nấm miệng bằng dân gian

Ngoài cách chữa nấm miệng ở trẻ sơ sinh bằng Tây y, mẹ hãy tham khảo thêm những phương pháp dân gian bên dưới:

  • Rau ngót: Mẹ hãy lấy rau ngót đã rửa sạch, bỏ phần úa nhúng qua nước sôi để nguội. Tiếp đến giã nhuyễn, dùng khăn thấm nước rau ngót lau vào lưỡi trẻ. Thực hiện 2 đến 3 lần/ngày sau khi trẻ ăn hoặc bú xong 30 phút.
  • Trà xanh: Sau khi đã rửa sạch trà xanh, mẹ cho nước và một ít muối vào đun sôi. Tiếp đến, chờ nước trà nguội, dùng khăn thấm nước lau vào lưỡi trẻ. Tuy nhiên, cách này chỉ dùng cho bé trên 6 tháng tuổi. Thực hiện vào buổi sáng và tối, khoảng 2 đến 3 lần/ngày.

Mẹ cần lưu ý, cách chữa nấm miệng bằng dân gian chỉ áp dụng cho các trường hợp nhẹ thôi nhé!

Cách chăm sóc bé

Trong quá trình chăm sóc bé khi bị nấm miệng, mẹ hãy ghi nhớ những điều sau:

Nếu đã được bác sĩ chỉ định dùng thuốc, mẹ cần cho bé dùng đúng và đủ cữ.

Để tránh làm tổn thương niêm mạc, mẹ không được cạy các mảng nấm hoặc chấm trắng.

Mẹ cần cho bé dùng thuốc thêm 2 ngày sau khi đã khỏi nấm, để tránh tái phát trở lại.

Hãy rơ lưỡi hoặc cho trẻ súc miệng thường xuyên bằng nước muối sinh lý. Đối với bé dưới 1 tuổi, mẹ không được dùng mật ong để rơ lưỡi cho bé, vì tiềm ẩn nguy cơ gây ngộ độc.

benh-nam-mieng-o-tre-so-sinh-2
Mẹ hãy thường xuyên rơ lưỡi cho bé

Mách mẹ cách phòng ngừa bệnh nấm miệng ở trẻ sơ sinh

Sau khi bé bú hoặc ăn mẹ cần vệ sinh răng miệng cho bé sạch sẽ, bằng cách dùng nước lọc hay nước muối sinh lý súc miệng. Mỗi ngày vào buổi sáng và trước khi bé ngủ, mẹ hãy dùng gạc thấm nước muối 0,9% lau cho bé.

Đồ chơi, núm ti cao su, đồ dùng ăn uống của trẻ,… đều phải được vệ sinh thật sạch sẽ.

Bệnh nấm miệng ở trẻ sơ sinh khá phổ biến nhưng có thể chữa trị và phòng tránh được. Mong rằng bài viết này sẽ giúp ích cho mẹ khi chăm sóc bé. Nếu còn thắc mắc khác cần tư vấn, hãy liên hệ với Phòng khám Đa khoa Phương Nam qua Hotline 1800 2222 nhé!

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ