Bệnh parkinson có di truyền không? Nguyên nhân & cách phòng ngừa bệnh!

Trang chủ > Chuyên khoa > Khoa khác > Di truyền học > Bệnh parkinson có di truyền không? Nguyên nhân & cách phòng ngừa bệnh!

Tác giả: Nguyễn Hương Ngày đăng: Tháng 2 14, 2025

Bệnh Parkinson là bệnh lý liên quan đến sự thoái hóa chức năng thần kinh não bộ, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, chức năng vận động, tính cách của người bệnh. Hiện chưa có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn bệnh Parkinson. Các biện pháp điều trị hiện nay chủ yếu tập trung cải thiện chất lượng cuộc sống và làm chậm quá trình tiến triển của bệnh. Vậy, bệnh parkinson có di truyền không?

Bệnh Parkinson là gì?

Bệnh Parkinson, hay còn được gọi là bệnh liệt rung, là một rối loạn thần kinh thường gặp ở người cao tuổi. Bệnh xảy ra khi các tế bào thần kinh không còn khả năng tiết dopamine – một chất dẫn truyền thần kinh đóng vai trò kiểm soát và điều phối vận động của cơ thể. Khi lượng dopamine suy giảm, việc liên lạc giữa các cấu trúc trong não bị ảnh hưởng, dẫn đến các vấn đề về vận động và sinh hoạt hàng ngày, gây ra các triệu chứng như run không tự chủ.

Các triệu chứng thường gặp của bệnh Parkinson
Các triệu chứng thường gặp của bệnh Parkinson

Người mắc bệnh Parkinson thường xuất hiện nhiều triệu chứng đặc trưng như run chân tay, cứng cơ, thay đổi tính cách và giọng nói, táo bón, và giảm khứu giác. Theo thời gian, bệnh sẽ tiến triển nặng hơn, khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc vận động, đi lại, giao tiếp và sinh hoạt hàng ngày. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh có thể dẫn đến tình trạng tàn phế, phát sinh nhiều biến chứng nghiêm trọng và thậm chí có thể gây tử vong.

Trên toàn thế giới, ước tính có khoảng 10 triệu người mắc bệnh Parkinson. Riêng tại Anh, có khoảng 145.000 người đang “sống chung” với căn bệnh này. Ở Việt Nam, số người mắc bệnh Parkinson vào khoảng 6,1 triệu người, chiếm 1% dân số. Đáng chú ý, tỷ lệ tử vong do bệnh Parkinson cũng ở mức tương đối cao, tăng gấp 2,16 lần chỉ trong năm 2016 và có xu hướng tiếp tục gia tăng.

Bệnh parkinson có di truyền không?

Các chuyên gia thần kinh học vẫn đang nghiên cứu để tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra hiện tượng mất tế bào não trong bệnh Parkinson. Họ cho rằng đây là kết quả của sự kết hợp giữa các thay đổi gen di truyền và các yếu tố môi trường. Do tính chất phức tạp này, vấn đề di truyền trong bệnh Parkinson vẫn cần được nghiên cứu thêm để có kết luận chính xác.

Vậy bệnh parkinson có di truyền không? Bệnh parkinson có di truyền nhưng không phải tất cả các trường hợp.
Vậy bệnh parkinson có di truyền không? Bệnh parkinson có di truyền nhưng không phải tất cả các trường hợp.

Theo thống kê, người có tiền sử gia đình mắc Parkinson (ông bà hoặc bố mẹ) có nguy cơ mắc bệnh cao hơn, đặc biệt với song sinh đồng hợp tử (45%) và dị hợp tử (29%). Tuy nhiên, nhiều trường hợp con cái không mắc bệnh dù bố mẹ bị Parkinson. Thực tế, tỷ lệ di truyền của bệnh này khá thấp, chỉ khoảng 4-5%. Các nhà nghiên cứu cho thấy, những trường hợp Parkinson liên quan đến di truyền có thể do đột biến các gen như PARK2, LRRK2, PARK7, PINK1, SNCA,… Ngoài ra, một số đột biến ở các gen như UCHL1 và GBA không trực tiếp gây bệnh nhưng lại làm tăng nguy cơ khởi phát bệnh trong một số gia đình.

Vậy, bệnh Parkinson có di truyền hay không? Câu trả lời là có, nhưng không phải tất cả các trường hợp. Trong số các gen liên quan đã được đề cập, gen SNCA hoặc LRRK2 thường ở dạng trội trên nhiễm sắc thể thường, nghĩa là chỉ cần nhận một gen bệnh từ cha hoặc mẹ thì con cái sẽ phát triển bệnh. Ngược lại, các gen PINK1, PARK2, PARK7 ở dạng lặn trên nhiễm sắc thể thường, nên cần phải nhận gen bệnh từ cả bố và mẹ thì bệnh mới có thể tiến triển.

Các yếu tố làm khởi phát bệnh parkinson

Mặc dù nguyên nhân chính xác vẫn chưa được xác định rõ ràng, nhưng các nhà khoa học đã xác định được một số yếu tố có thể góp phần vào sự khởi phát của bệnh.

  • Yếu tố môi trường: Môi trường sống đóng vai trò quan trọng trong việc gia tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson. Việc thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, hóa chất độc hại, thuốc trừ sâu có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Ngoài ra, các thói quen không lành mạnh như nghiện rượu và thuốc lá cũng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng run ở bệnh nhân Parkinson. Chính vì vậy, người bệnh cần đặc biệt chú ý tránh xa các tác nhân gây hại. Đặc biệt, những người có yếu tố di truyền cần hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ. Trong trường hợp bắt buộc phải tiếp xúc, cần sử dụng các phương tiện bảo hộ phù hợp.
  • Tuổi tác và bệnh lý: Sự lão hóa của não bộ làm suy giảm lượng dopamine trong cơ thể, đây là một nguyên nhân chính gây ra bệnh Parkinson. Ngoài ra, nhiễm virus và một số bệnh lý khác cũng có thể làm giảm tiết dopamine, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh Parkinson.
  • Chấn thương: Chấn thương sọ não do tai nạn giao thông hoặc đột quỵ cũng có thể gây tổn thương các nơron thần kinh, dẫn đến sự suy giảm lượng dopamine trong não, và từ đó tăng nguy cơ mắc Parkinson.

Cách phòng ngừa bệnh parkinson

Bệnh Parkinson không chỉ khởi phát do yếu tố di truyền mà còn do các tác động từ môi trường. Do đó, để phòng ngừa bệnh Parkinson, cần tránh xa các tác nhân gây hại và tăng cường sức khỏe bằng cách:

  • Tập thể dục thường xuyên với các hoạt động như chạy bộ, yoga, đạp xe, aerobic,… không chỉ giúp giảm căng cứng cơ, mà còn cải thiện căng thẳng và duy trì sức khỏe tổng thể;
  • Để phòng ngừa đột quỵ, nên duy trì chế độ ăn ít chất béo động vật, thay thế bằng dầu thực vật, đồng thời bổ sung nhiều rau xanh và hoa quả vào bữa ăn hàng ngày;
  • Nên thực hiện khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt là đối với những người có yếu tố di truyền;
  • Cần hạn chế tối đa việc tiếp xúc với môi trường độc hại, bao gồm thuốc trừ sâu và các hóa chất độc hại khác.

Tóm lại, bệnh Parkinson có yếu tố di truyền nhưng không phải tất cả các trường hợp đều do di truyền. Hiện nay, chưa có phương pháp điều trị hoàn toàn, những người có yếu tố di truyền cần duy trì một chế độ sinh hoạt và làm việc khoa học, kết hợp với việc thăm khám định kỳ. Nếu được chẩn đoán mắc bệnh, cần tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị của bác sĩ để kiểm soát bệnh tốt nhất.

Khuyến cáo y khoa: Các bài viết của Phòng khám Đa khoa Phương Nam chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ