Bệnh Quai Bị Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị

Trang chủ > Chuyên khoa > Nhi khoa > Nhi truyền nhiễm > Bệnh Quai Bị Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Văn Hòa | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng năm 26, 2021

Quai bị là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm có thể gây nhiều biến chứng nghiêm trọng khi không sớm điều trị và trẻ em là đối tượng dễ mắc quai bị nhất do đề kháng cơ thể còn yếu. Vậy bệnh quai bị ở trẻ em do nguyên nhân nào gây ra? Triệu chứng cụ thể thế nào? Điều trị như thế nào thì hiệu quả?

Nguyên nhân gây bệnh quai bị ở trẻ em

Quai bị là một căn bệnh phổ trên toàn cầu. Vùng dân cư đông đúc, khí hậu lạnh, điều kiện sống kém có tỷ lệ mắc cao. Quai bị là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus quai bị thuộc nhóm Paramyxoviridae gây ra. 

Virus Paramyxoviridae có thể tồn tại ở bên ngoài cơ thể đến 30 – 60 ngày và thường bị tiêu diệt dưới tác động của hóa chất.

Đặc biệt trong môi trường đông dân cư thì quai bị càng dễ lây lan hơn, bởi nó có thể lây khi người bệnh nói chuyện, hắt hơi, khạc nhổ, …

Bệnh quai bị ở trẻ em
Bệnh quai bị ở trẻ em do virus Paramyxoviridae gây ra.

Đối tượng dễ mắc bệnh quai bị

Trên thực tế thì hầu hết mọi đối tượng đều có nguy cơ mắc bệnh quai bị, tuy nhiên, trẻ em từ 5 – 10 tuổi sẽ có nguy cơ mắc quai bị cao hơn. Hơn thế nữa, tỉ lệ trẻ em 15 tuổi mắc quai bị cũng khá cao. Bởi đây là độ tuổi hệ miễn dịch của trẻ chưa thực sự hoàn thiện, cũng tiếp xúc nhiều với người khác nên dễ bị lây nhiễm quai bị.

Phụ nữ mang thai cũng là đối tượng dễ mắc bệnh quai bị vì có hệ thống miễn dịch yếu. Bà bầu bị quai bị có sao không? Mẹ bầu bị quai bị không chỉ có thể ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi vì thế nên tiêm ngừa cho mẹ trước khi có ý định mang thai để phòng ngừa hiệu quả.

Thông thường sau khi virus gây bệnh quai bị xâm nhập vào cơ thể thì nó sẽ bám vào miệng, niêm mạc mũi và kết mạc, rồi xâm nhập vào nôi tạng, từ đó gây ra những triệu chứng của bệnh quai bị.

Ngoài ra, người chăm sóc trẻ mắc quai bị hay cán bộ y tế cũng là đối tượng dễ bị bệnh quai bị do tiếp xúc gần với người đang bị bệnh. Do đó, khi chăm sóc người mắc bệnh quai bị, mọi người cần hết sức lưu ý.

Triệu chứng bệnh quai bị ở trẻ em

Các triệu chứng của bệnh quai bị ở trẻ em thường rất khó nhận biết ở giai đoạn đầu, nhưng giai đoạn khởi phát, chỉ cần lưu ý, các bậc phụ huynh đã có thể phát hiện ra con mình có phải đang mắc quai bị hay không thông qua những dấu hiệu sau:

Triệu chứng bệnh quai bị ở trẻ em
Những triệu chứng bệnh quai bị ở trẻ em theo từng giai đoạn

Giai đoạn ủ bệnh

Thời gian ủ bệnh, trẻ sẽ không có biểu hiện cụ thể. Giai đoạn ủ bệnh có thể kéo dài đến 17 hoặc 18 ngày, đây cũng là thời điểm dễ lây lan cho người khác nhất. Thường thì lúc này trẻ chỉ cảm thấy khó chịu trong người.

Giai đoạn khởi phát

Ở giai đoạn này, trẻ bắt đầu phát bệnh, những triệu chứng cũng xuất hiện nhiều hơn và rõ rệt hơn. Cụ thể như:

  • Trẻ sốt cao trên 38 độ, kéo dài liên tục từ 3 – 4 ngày.
  • Đau đầu, miệng khô, kén ăn.
  • Suy nhược cơ thể, mệt mỏi.
  • Họng đau rát, có cảm giác ớn lạnh.
  • Tuyến mang tai đau nhức và bắt đầu sưng to.

Giai đoạn toàn phát

  • Sau khi khởi phát bệnh từ 24 – 48h, trẻ sẽ xuất hiện tình trạng viêm tuyến mang tai, trẻ có thể sưng 1 hoặc 2 bên mang tai.
  • Tuy nhiên thông thường có rất ít trường hợp chỉ sưng 1 bên tai mà hầu hết sẽ sưng cả 2 bên. Hai bên tai sưng to không đối xứng, không đỏ, sờ thấy nóng nhưng không đau.
  • Ngoài ra, lúc này trẻ sẽ bị đau hàm rất nhiều, gặp khó khăn trong việc há miệng và ăn nhai.
  • Trẻ có ảm giác đau tai, họng sưng đỏ, hơn nữa, hạch ở góc hàm cũng bị sưng, mặt biến dạng.
  • Nếu trường hợp có biến chứng, trẻ sẽ xuất hiện tình trạng đau tinh hoàn, đau đầu dữ dội.

Giai đoạn lui bệnh

Nếu được chăm sóc đúng cách và điều trị hiệu quả, tình trạng quai bị ở trẻ sẽ khỏi hoàn toàn sau khoảng 7 – 10 ngày.

Ngay khi phát hiện trẻ có dấu hiệu sốt cao đột ngột, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, vùng má sưng to bất thường, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám ngay.

Biến chứng bệnh quai bị ở trẻ em

Bệnh quai bị ở trẻ em nếu không sớm phát hiện và điều trị tích cực có thể gây ra nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm.

Biến chứng bệnh quai bị ở trẻ em
Những biến chứng bệnh quai bị ở trẻ em thường ít gặp nếu được điều trị và chăm sóc đúng cách

Những biến chứng cụ thể như:

  • Gây mất thính giác: Quai bị có thể dẫn đến tình trạng điếc tai do virus gây tổn thương ốc tai. Tình trạng mất thính giác do quai bị gây ra rất khó điều trị phục hồi.
  • Gây tình trạng viêm tinh hoàn bé trai: Quai bị tiến triển ở mức độ nặng có thể dẫn đến viêm tinh hoàn, cứ 10 bé trai mắc quai bị sẽ có khoảng 4 bé gặp phải biến chứng viêm tinh hoàn. Viêm tinh hoàn một khi không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến vô sinh.
  • Gây viêm buồng trứng: Bé gái mắc quai bị sẽ có nguy cơ viêm buồng trứng, ảnh hưởng đến khả năng mang thai và sinh con về sau.
  • Viêm não: Viêm não là một trong những biến chứng nghiêm trọng mà trẻ có thể gặp phải khi mắc quai bị. Thường thì virus sẽ tấn công hệ thần kinh trung ương, tăng nguy cơ mắc bệnh viêm não, viêm màng não hãy dị tật tiểu não.
  • Viêm tụy: Trường hợp nặng, trẻ bị quai bị còn có thể gặp phải biến chứng viêm tụy, biểu hiện cụ thể là tụt huyết áp, nôn, ói ,đau bụng.
  • Biến chứng khác: Ngoài những biến chứng trên, trẻ còn gặp phải các biến chứng khác như nhồi máu phổi, viêm tuyến giáp, viêm màng não, viêm cơ tim, viêm đường hô hấp khi quai bị không điều trị đúng cách.

Các biến chứng do quai bị gây ra đều rất nguy hiểm, do đó, phụ huynh không được chủ quan khi con mình đang mắc bệnh quai bị.

Cách điều trị khi bị quai bị ở trẻ

Hiện nay, quai bị vẫn chưa có thuốc đặc trị, do đó, để điều trị quai bị hiệu quả, các bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng bệnh của từng bé để hướng dẫn chăm sóc cũng như chỉ định thuốc phù hợp.

Cách điều trị bệnh quai bị ở trẻ em
Nắm rõ cách điều trị bệnh quai bị ở trẻ em giúp bé nhanh chóng khỏi bệnh, hạn chế biến chứng

Nếu bé bị bệnh ở mức độ nhẹ, bác sĩ sẽ cho bé cách ly tự điều trị tại nhà, sau đó hướng dẫn cha mẹ cách chăm sóc, chế độ dinh dưỡng, những vấn đề cần lưu ý và kê đơn thuốc điều trị viêm nhiễm nếu có để bé có thể khỏi bệnh sau 10 ngày.

Nếu bé bị bệnh ở mức độ nặng, có khả năng xảy ra biến chứng, bác sĩ sẽ cho trẻ điều trị tích cực tại cơ sở y tế , kê đơn thuốc chống viêm, giảm đau phù hợp và áp dụng các phương pháp khoa học để hạn chế biến chứng cho trẻ.

Ngoài ra, để cải thiện tình trạng quai bị ở trẻ em hiệu quả và giúp trẻ nhanh chóng khỏe mạnh, các chuyên gia y tế cũng sẽ yêu cầu phụ huynh áp dụng một số phương pháp chăm sóc sau:

  • Cho trẻ dùng thuốc hạ sốt, giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.
  • Cho trẻ uống nhiều nước, bổ sung điện giải để tránh mất nước.
  • Nên cho trẻ ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, hạn chế đồ ăn cay, nóng, khó tiêu.
  • Thực hiện chườm ấm vùng má bị sưng cho trẻ để giảm đau.
  • Trẻ cần cách ly tối thiểu 14 ngày, đồ dùng cá nhân phải thường xuyên khử khuẩn để tránh nguy cơ lây nhiễm.

Nếu trẻ xuất hiện các dấu hiệu bất thường, phụ huynh cần thông báo cho bác sĩ ngay.

Giai đoạn có thể tự điều trị tại nhà

Nếu trẻ mắc quai bị ở mức độ nhẹ, chỉ đang ở giai đoạn khởi phát và được bác sĩ chỉ định điều trị cách ly tại nhà thì phụ huynh hoàn toàn có thể cho trẻ chữa trị ngay tại nhà mà không nhất thiết phải ở lại cơ sở y tế.

Bởi đôi lúc việc ở nhà sẽ giúp hạn chế khả năng lây lan dịch bệnh, giúp trẻ có môi trường thông thoáng hơn, từ đó nâng cao khả năng phục hồi.

Do đó, nếu trẻ chỉ bị sốt nhẹ, má bị sưng không nhiều và không xảy ra hiện tượng viêm nhiễm thì các bậc phụ huynh có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc cho trẻ được chăm sóc tại nhà.

Khi nào cần đưa trẻ đến bác sĩ khám bác sĩ?

Trên thực tế thì khi trẻ mắc bệnh quai bị, phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ để nhận chỉ định điều trị an toàn, hiệu quả nhất. Đặc biệt, trong các trường hợp dưới đây, cha mẹ cần phải nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám, tránh những biến chứng không mong muốn xảy đến với trẻ:

  • Trẻ sốt cao liên tục trên 3 ngày.
  • Trẻ bị sưng tuyến nước bọt trên 7 ngày.
  • Triệu chứng sưng, đau của trẻ có biểu hiện ngày càng nghiêm trọng.
  • Bé bỏ ăn, không chịu ăn, người mất sức, xuất hiện tình trạng mất nước.
  • Bé có biểu hiện co giật, đau đầu dữ dội hay đau cơ quan sinh dục.

Lưu ý cách chăm sóc trẻ bị quai bị

Chăm sóc trẻ em bị quai bị
Khi chăm sóc trẻ em bị quai bị mẹ cần lưu ý một số vấn đề để giúp bé giảm các triệu chứng đau và nhanh chóng phục hồi

Để giúp trẻ nhanh chóng khỏe mạnh, thì trong quá trình chăm sóc trẻ bị bệnh quai bị, phụ huynh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Người chăm sóc cho trẻ quai bị phải luôn đeo khẩu trang, bao tay và thường xuyên khử khuẩn sạch sẽ sau khi tiếp xúc với trẻ.
  • Đồ dùng cá nhân hay buồng bệnh của trẻ cũng phải được khử khuẩn sạch sẽ, hạn chế nguy cơ lây nhiễm.
  • Khi trẻ bị sưng đau, có thể dùng khăn ấm chườm giúp trẻ để giảm đau.
  • Cho trẻ uống nhiều nước, có thể bổ sung sữa để tránh tình trạng mất nước.
  • Nên cho trẻ ăn thức ăn mềm, lỏng, dễ hấp thu, ăn nhiều rau xanh, trái cây giàu vitamin.
  • Tránh xa các thực phẩm cay, nóng, khó tiêu như nếp, thịt gà, đồ ăn nhanh…
  • Cho trẻ súc miệng mỗi ngày bằng nước muối sinh lý.
  • Không cho trẻ ra gió hay tắm nước lạnh, chỉ nên vệ sinh thân thể bằng cách dùng khăn ấm lau khắp người.
  • Không cho trẻ vận động khi đang mắc quai bị, nên cho trẻ nằm nghỉ ngơi trên giường.
  • Không tự ý sử dụng thuốc mà không có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

Trường hợp trẻ xuất hiện dấu hiệu bất thường cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay.

Phòng ngừa bệnh quai bị hiệu quả

Hiện nay, quai bị chưa có thuốc đặc trị nhưng lại có thể phòng ngừa hiệu quả bằng nhiều phương pháp khoa học. Có thể kể đến như:

  • Không cho trẻ tiếp xúc với người đang bị bệnh.
  • Giữ môi trường sống sạch sẽ, thông thoáng, khử khuẩn đồ dùng thường xuyên.
  • Tiêm phòng vắc xin phòng bệnh quai bị cho trẻ.

Hiện nay, tiêm vắc xin là giải pháp phòng bệnh quai bị ở trẻ 3 tuổi, bệnh quai bị ở trẻ 5 tuổi và cho tất cả mọi người. Do đó, để ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm bệnh quai bị, phụ huynh hãy mang trẻ đi tiêm phòng vắc xin quai bị khi đến tuổi nhé! Bởi sau khi tiêm, trẻ sẽ không bị mắc quai bị nữa, vì vắc xin quai bị có khả năng phòng bệnh đến hơn 95%.

Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi về vấn đề bệnh quai bị ở trẻ em sẽ hữu ích với bạn. Nếu còn thắc mắc nào liên quan cần tư vấn, vui lòng liên hệ đến Hotline 1800 2222 để được giải đáp tận tình hơn nhé!

FQA – Giải đáp thắc mắc

Ở phần này, chúng tôi sẽ giải đáp những vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm, nên bạn đừng bỏ qua nhé!

1. Bệnh quai bị ở trẻ em có lây không?

Bệnh quai bị có khả năng lây lan ra cộng đồng rất cao nên dễ phát triển thành dịch. Quai bị ở trẻ cũng không ngoại lệ, chỉ cần tiếp xúc gần với người đang mắc bệnh thì đều có nguy cơ nhiễm bệnh. Do đó, phụ huynh cần đeo khẩu trang y tế và cho trẻ cách ly tại nhà khi trẻ đang bị bệnh dễ tránh việc lây nhiễm ra cộng đồng.

2. Bệnh quai bị ở trẻ em có nguy hiểm không?

Quai bị ở trẻ em nếu không sớm phát hiện và điều trị đúng cách thì sẽ rất nguy hiểm. Bởi ngoài khả năng lây lan, nó còn khiến trẻ gặp phải nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tổng quan cũng như sức khỏe sinh sản. Do đó, phụ huynh tuyệt đối không được chủ quan với bệnh quai bị ở trẻ.

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ