Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng 3 7, 2023
Mục Lục Bài Viết
Thương hàn hay sốt thương hàn là một loại bệnh về đường tiêu hóa có thể lây lan trong cộng đồng gây ra bởi khuẩn Salmonella. Thời gian ủ bệnh trung bình trong khoảng 8 – 14 ngày, phụ thuộc vào số lượng vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể của bệnh nhân.
Thương hàn khởi phát khá đột ngột, có các biểu hiện như sốt cao kéo dài, mệt mỏi, đau đầu, chán ăn, nôn khan, táo bón, tiêu chảy,… Ở những trường hợp nặng hơn, nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời, người nhiễm khuẩn Salmonella có khả năng bị loét thanh mạc, thủng ruột thậm chí là tử vong.
Khi khuẩn Salmonella xâm nhập vào cơ thể bé, chúng sẽ tấn công hệ thống tuần hoàn trung tâm. Khi đạt được tới số lượng vi khuẩn nhất định trẻ sẽ mắc thương hàn. Sốt thương hàn là bệnh truyền nhiễm có tính lây lan nhanh, gây nguy hiểm cao cho trẻ nhỏ. Bệnh thương hàn ở trẻ em do những nguyên nhân sau:
Thương hàn xuất hiện chủ yếu ở các bé từ 2 – 5 tuổi. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh và mới biết đi vẫn có khả năng nhiễm khuẩn Salmonella cao. Các triệu chứng ở bé dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác, vì thế phụ huynh cần lưu ý.
Thương hàn thường biểu hiện các dấu hiệu trong vòng 2 tuần sau khi trẻ bị nhiễm khuẩn Salmonella. Những triệu chứng này thường kéo dài khoảng 4 tuần hoặc lâu hơn, bao gồm:
Những dấu hiệu bệnh thương hàn ở trẻ nhỏ có khả năng tăng dần từ nhẹ đến nặng, phụ thuộc vào sức khỏe, độ tuổi và lịch sử tiêm phòng của mỗi người. Đối với các bé lớn hơn, người trưởng thành triệu chứng cũng sẽ có biểu hiện khác như:
Dấu hiệu của thương hàn khá giống với các bệnh sốt khác vì thế cần đi thăm khám ngay nếu bạn có một trong những biểu hiện trên để được bác sĩ chẩn đoán đưa ra phương pháp điều trị kịp thời.
Để chẩn đoán bệnh thương hàn ở trẻ em không dễ dàng. Nếu nghi ngờ bé có nhiễm khuẩn
Salmonella, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm nhịp tim của trẻ có chậm hay không. Bên cạnh đó, bác sĩ còn thăm khám, đánh giá xem trẻ có bị sưng gan, lá lách hay không.
Ngoài ra, chuyên gia khoa nhi cũng chỉ định lấy mẫu máu và phân của trẻ để làm xét nghiệm. Dựa vào kết quả, bác sĩ sẽ xác nhận xem trẻ có nhiễm khuẩn thương hàn hay không. Đồng thời, chuyên gia tiến hành các bài kiểm tra nhất định để loại trừ tình trạng kiết lỵ, sốt rét, viêm phổi.
Khi nhận thấy bé có bất cứ dấu hiệu nào, phụ huynh nên đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế uy tín gần nhất để được thăm khám chữa bệnh nhằm hạn chế tối đa những biến chứng do sốt thương hàn gây ra.
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, sốt thương hàn có khả năng gây ra những biến chứng nguy hiểm cho trẻ thậm chí là tử vong. Nhất là khi thời gian mắc bệnh của bé hơn 2 tuần. Các di chứng thường gặp gồm có:
Nếu trẻ có bất cứ dấu hiệu nào như Đa khoa Phương Nam đã chia sẻ bên trên, phụ huynh cần đưa bé đi thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín. Đặc biệt, nếu con có dấu hiệu sốt cao, khó chịu, ói mửa liên tục, tiêu chảy bạn nên đưa thiên thần nhỏ đến phòng khám ngay lập tức. Ngay cả khi những biểu hiện chỉ dừng lại ở mức nhẹ thì vẫn không nên xem nhẹ và bỏ qua.
Khi đã chắc chắn bé bị nhiễm khuẩn thương hàn, bác sĩ sẽ tiến hành kê khai các kháng sinh có khả năng tiêu diệt Salmonella. Điều trị sốt thương hàn ở trẻ nhỏ cần dùng đến thuốc trong tối đa 2 tuần hoặc theo liệu trình được kê đơn.
Bạn tuyệt đối không tự ý dùng kháng sinh để điều trị mà không có chỉ định từ chuyên gia y tế. Nếu bé quá yếu không thể ăn và uống sữa, thì phụ huynh cần đưa trẻ đến viện để được truyền dịch, kháng sinh, các chất dinh dưỡng. Để trẻ nhỏ sẽ nhanh chóng khỏe lại khi phụ huynh áp dụng các cách dưới đây:
Sốt thương hàn có thể khiến bé bị mất nước nhiều do việc đổ mồ hôi, tiêu chảy, ói mửa. Vì vậy, bạn cần tiếp nước đầy đủ cho con. Chuyên gia nhi khoa cũng khuyến khích phụ huynh sử dụng ORS (dung dịch bù nước và điện giải bằng đường uống) nhằm bổ sung kịp thời lượng chất lỏng bị hao hụt. Bằng cách này, trẻ sẽ được nạp đủ dưỡng chất dù đang lười bú, chán ăn.
Ngoài ra, nếu trẻ còn trong giai đoạn bú, hãy cho dùng sữa thường xuyên hơn. Đối với các bé trong giai đoạn tập đi, cha mẹ có thể chia nhỏ khẩu phần ăn và cho con dùng bữa sau mỗi 2 – 3 giờ.
Bé cần được nghỉ ngơi hợp lý cho đến khi các triệu chứng gần như khỏi hẳn. Điều này cũng giúp cơ thể mau chóng hồi phục nhanh hơn.
Vệ sinh thường xuyên là một cách hay để phòng ngừa và chữa trị sốt thương hàn hiệu quả. Vì vậy, hãy lau sơ thân người bé bằng khăn mềm (ngâm với nước ấm đã được vắt ráo) khi thiên thần nhỏ đổ nhiều mồ hôi.
Thương hàn là một căn bệnh khá phổ biến ở nước ta. Do vậy, việc chủng ngừa trở thành điều cần thiết. Có hai loại vắc xin thương hàn cho trẻ em ở nước ta, bao gồm:
Các loại vắc xin chỉ có thể phát huy công dụng tối đa 3 năm. Vì vậy, bạn cần đưa thiên thần nhỏ của mình đi uống/ chích lại 3 năm 1 lần.
Thương hàn được xem là căn bệnh phổ biến tại nhiều nước trong đó có Việt Nam. Sốt thương hàn xuất hiện khắp các tỉnh thành và có xu hướng tăng lên ở khu vực miền Nam. Nếu không phát hiện, điều trị kịp thời dễ dẫn đến nhiều biến chứng ở trẻ thậm chí là tử vong. Các bậc phụ huynh không nên bỏ qua những cách ngăn ngừa bệnh thương hàn ở bé dưới đây:
Từ khi vắc xin phòng khuẩn Salmonella ra đời, tỷ lệ mắc bệnh và các biến chứng không còn cao như trước. Tiêm chủng là phương pháp hữu hiệu nhất để ngừa khuẩn Salmonella. Các chuyên gia y tế khuyến cáo phụ huynh nên sử dụng vắc xin để ngăn ngừa sốt thương hàn cho trẻ từ 2 tuổi. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các biện pháp phòng tránh khác như dùng nước sạch, ăn uống đủ chất và vệ sinh thường xuyên.
Nước bẩn bị nhiễm khuẩn là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh truyền nhiễm. Hãy đảm bảo gia đình bạn luôn được dùng nước sạch. Thêm vào đó, bạn cũng nên đun sôi và lọc nước trước khi sử dụng.
Chưa có nghiên cứu chỉ ra rằng khuẩn Salmonella truyền từ sữa mẹ sang con. Do đó, bạn vẫn có thể cho con bú như bình thường. Đối với các trẻ lớn hơn, bạn nên chuẩn bị bữa ăn trong ngày đa dạng, từ thực phẩm tốt cho sức khỏe như cá, thịt, sữa, trái cây, rau củ quả.
Sinh sống trong môi trường không đảm bảo vệ sinh cũng khiến khuẩn Salmonella dễ xâm nhập vào cơ thể con người. Vì vậy, các thành viên trong gia đình nên có thói quen vệ sinh kỹ lưỡng như: