Mỗi năm trên thế giới có hàng triệu người tử vong do những căn bệnh truyền nhiễm, trong đó nhiều bệnh đã có vắc xin phòng ngừa. Từ những căn bệnh thông thường như cúm đến những dịch bệnh nguy hiểm như Ebola, đậu mùa, lao,… Cho thấy, bệnh truyền nhiễm không chỉ tác động đến sức khỏe, tính mạng mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến cộng đồng.
Bệnh truyền nhiễm hay còn gọi là bệnh lây nhiễm, xuất hiện trên toàn cầu nhưng phổ biến hơn ở các nước có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm. Nguyên nhân gây bệnh truyền nhiễm là do vi sinh vật (vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng…) gây ra, hay còn gọi là mầm bệnh.
Bệnh truyền nhiễm được gây ra bởi các mầm bệnh như vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng.
Bệnh có khả năng lây lan từ người sang người, từ động vật sang người và nguy cơ phát triển thành dịch theo các giai đoạn: Nung bệnh, khởi phát, toàn phát, lui bệnh và hồi phục.
Tuy nhiên, khi đã mắc các bệnh truyền nhiễm, cơ thể người bệnh có đáp ứng miễn dịch dịch thể và đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào. Quá trình này gọi là tạo miễn dịch. Mức độ bảo vệ và thời gian miễn dịch kéo dài sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng loại bệnh và tình trạng sức khỏe của từng người.
Theo số liệu từ nghiên cứu về gánh nặng bệnh tật toàn cầu năm 2013, các bệnh truyền nhiễm đã gây ra hậu quả nghiêm trọng cho nhân loại, với hơn 45 triệu năm sống bị mất do khuyết tật và hơn 9 triệu ca tử vong. Tình hình dịch bệnh trên thế giới đang ngày càng phức tạp hơn, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường gia tăng, tạo điều kiện thuận lợi cho virus và vi khuẩn phát triển nhanh chóng, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe con người.
Tổ chức Y tế thế giới WHO cảnh báo, biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường đang làm gia tăng các bệnh hô hấp, tim mạch, sốt xuất huyết,… và nhiều bệnh tật khác.
Những đặc điểm chung của các bệnh truyền nhiễm
Dù đa dạng về loại mầm bệnh gây ra và triệu chứng, các bệnh truyền nhiễm vẫn có những đặc điểm chung sau đây:
Tác nhân gây bệnh: Bệnh truyền nhiễm được gây ra bởi các tác nhân như virus, vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc nấm, có khả năng lây lan giữa người với người hoặc từ động vật sang người.
Giai đoạn ủ bệnh: Trong giai đoạn ủ bệnh, người bệnh thường chưa có biểu hiện triệu chứng, thời gian ủ bệnh phụ thuộc vào độc lực của mầm bệnh và khả năng đề kháng của mỗi cơ thể.
Khả năng lây nhiễm: Các bệnh truyền nhiễm có thể lây lan qua nhiều con đường khác nhau như đường máu, đường hô hấp, hoặc qua các vết thương hở trên cơ thể.
Triệu chứng lâm sàng: Người mắc bệnh truyền nhiễm thường xuất hiện các triệu chứng điển hình như sốt cao, ho, ớn lạnh, chán ăn và tiêu chảy, tùy theo từng loại bệnh cụ thể.
Nguy cơ bùng phát thành dịch: Nếu không được kiểm soát và phòng ngừa kịp thời, bệnh truyền nhiễm có nguy cơ cao bùng phát thành dịch trong cộng đồng.
Khả năng phòng ngừa: Nhiều bệnh truyền nhiễm có thể phòng ngừa hiệu quả thông qua tiêm vắc xin, với hơn 40 loại vắc xin hiện có để phòng ngừa hơn 50 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Khả năng điều trị: Phần lớn các bệnh truyền nhiễm có thể chữa khỏi nếu được phát hiện và điều trị sớm, tuy nhiên một số bệnh có diễn tiến nhanh có thể gây tử vong trước khi được chẩn đoán.
Ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng: Bệnh truyền nhiễm có thể lây lan nhanh chóng trong cộng đồng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng và tạo áp lực lớn cho hệ thống y tế địa phương.
Phân biệt các loại bệnh truyền nhiễm
Triệu chứng của bệnh truyền nhiễm khác với bệnh không lây nhiễm, sau đây là bảng so sánh:
Loại bệnh
Nguyên nhân
Sự lây nhiễm
Ví dụ
Truyền nhiễm
Nguyên nhân gây bệnh là do vi rút, vi khuẩn, ký sinh trùng,… xâm nhập vào cơ thể.
Bệnh có khả năng lây truyền từ người sang người (qua máu, đường hô hấp, tình dục, mẹ sang con…) hoặc từ động vật sang người (qua vết côn trùng cắn…).
Bệnh truyền nhiễm là những căn bệnh có khả năng lây lan từ người sang người hoặc từ động vật sang người. Nguyên nhân chính gây ra các bệnh này là do sự xâm nhập và phát triển của các tác nhân gây bệnh trong cơ thể.
Vi khuẩn
Vi khuẩn là những sinh vật đơn bào, cực nhỏ, không thể nhìn thấy bằng mắt thường mà phải quan sát dưới kính hiển vi. Chúng tồn tại ở khắp mọi nơi trên Trái Đất, từ trong đất, nước, không khí đến trong cơ thể con người và động vật.
Vi khuẩn tồn tại ở khắp mọi nơi trên Trái Đất, từ trong đất, nước, không khí đến trong cơ thể con người và động vật.
Mặc dù nhiều loại vi khuẩn có lợi cho cơ thể, như các vi khuẩn đường ruột giúp tiêu hóa thức ăn và tăng cường hệ miễn dịch, một số loại vi khuẩn có thể tiết ra độc tố gây bệnh. Vi khuẩn có thể tồn tại dưới nhiều hình dạng khác nhau như hình xoắn, hình cầu hay hình que.
Virus
Virus là những sinh vật siêu nhỏ, đơn giản hơn tế bào, và chỉ có thể nhân lên bên trong tế bào sống của một sinh vật khác. Virus gồm các chuỗi đơn hoặc chuỗi kép acid nucleic và một vỏ protein bao quanh vật liệu di truyền là AND (axit deoxyribonucleic) hoặc ARN (axit ribonucleic). Khi xâm nhập vào cơ thể, virus sẽ kiểm soát bộ máy tế bào để tạo ra nhiều virus hơn, làm cho bệnh trở nên nghiêm trọng. Nhiều bệnh truyền nhiễm phổ biến như cúm, HIV và HPV đều do virus gây ra.
Hầu hết các virus đều gây bệnh cho các sinh vật sống, bao gồm cả người, động vật và thực vật.
Ký sinh trùng
Ký sinh trùng là những sinh vật sống nhờ vào cơ thể sinh vật khác (gọi là vật chủ) để tồn tại và phát triển. Chúng lấy chất dinh dưỡng từ vật chủ, gây hại cho vật chủ và có thể gây ra các bệnh khác nhau. Mặc dù bản thân ký sinh trùng không phải là một bệnh lý, nhưng chúng có khả năng truyền bệnh và gây ra nhiều bệnh như sốt rét và sốt xuất huyết, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.
Ký sinh trùng lấy chất dinh dưỡng từ vật chủ, gây tổn thương các cơ quan, bộ phận của vật chủ và làm suy yếu sức khỏe của vật chủ.
Nấm
Nấm, tương tự như vi khuẩn, tồn tại với nhiều loại khác nhau và có thể sống trên hoặc trong cơ thể. Khi nấm phát triển vượt quá mức bình thường hoặc xâm nhập vào cơ thể qua các đường như miệng, mũi hay vết thương trên da, chúng có thể gây ra các bệnh nhiễm trùng đáng kể.
Mức độ lây nhiễm và nguy hiểm của bệnh truyền nhiễm
Bệnh truyền nhiễm là một vấn đề sức khỏe cộng đồng lớn, với mức độ lây nhiễm và nguy hiểm khác nhau tùy thuộc vào từng loại bệnh.
Bệnh lây truyền nhóm A: Đây là nhóm bệnh nguy hiểm, lây lan nhanh, tỷ lệ tử vong cao, và nguyên nhân chưa được làm rõ hoàn toàn, ví dụ như sốt vàng, cúm A(H5N1), bại liệt.
Bệnh lây truyền nhóm B: Các bệnh nguy hiểm có khả năng lây lan nhanh và gây tử vong, ví dụ như sốt xuất huyết, sốt rét, sởi, thủy đậu, tay chân miệng, HIV/AIDS.
Bệnh lây truyền nhóm C: Nhóm các bệnh lây nhiễm ít nguy hiểm, lây lan chậm và ít gây tử vong, ví dụ như giang mai, lậu, nhiễm sán lá gan, nhiễm Nocardia, bệnh phong.
Đường lây nhiễm của các bệnh truyền nhiễm
Bệnh truyền nhiễm được phân loại theo nhiều cách khác nhau, trong đó phân loại theo đường lây là một trong những cách phổ biến nhất.
Các giọt bắn này có thể chứa vi khuẩn, virus hoặc nấm gây bệnh, khi chúng ta hít phải sẽ bị nhiễm bệnh.
Cụ thể:
Bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp: Khi người bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện, các giọt bắn chứa vi khuẩn, virus sẽ bắn ra và lơ lửng trong không khí, người khác hít phải sẽ bị lây nhiễm. Các hạt nhân nhỏ hơn giọt bắn, có thể lơ lửng trong không khí lâu hơn, dễ dàng xâm nhập sâu vào đường hô hấp. Các bệnh lây qua đường hô hấp: Cúm A/H5N1, Mycoplasma, cúm mùa, quai bị, dịch hạch, Haemophilus Influenzae type B,…
Bệnh truyền nhiễm qua đường tiêu hóa: Bệnh truyền nhiễm qua đường tiêu hóa thường do ăn uống thực phẩm nhiễm vi sinh vật gây bệnh (virus, vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc nấm). Những vi sinh vật này gây tổn thương đường tiêu hóa, sản sinh độc tố và gây bệnh như tiêu chảy cấp, lỵ, thương hàn, tả,…
Bệnh truyền nhiễm qua đường máu, dịch tiết cơ thể: Những bệnh lây lan từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc các chất dịch cơ thể khác bị nhiễm bệnh. Các mầm bệnh gây ra các bệnh này thường là virus hoặc vi khuẩn. Một số ví dụ phổ biến bao gồm viêm gan B, viêm gan C, HIV và bệnh bạch cầu Lympho T.
Bệnh truyền nhiễm qua đường tiếp xúc trực tiếp: Đây là những bệnh lây lan từ người sang người hoặc từ động vật sang người thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với vết thương hở, bơm kim tiêm, quần áo, niêm mạc hoặc các chất dịch cơ thể của người bệnh.
Đường côn trùng truyền bệnh: Nhiều loại côn trùng có thể truyền bệnh cho người qua vết đốt hoặc chích, gây ra các dịch bệnh lây lan nhanh. Các bệnh do côn trùng truyền bệnh bao gồm virus Zika, sốt vàng da, sốt rét, và sốt phát ban Rocky Mountain.
Danh mục bệnh truyền nhiễm phổ biến
Việc hiểu rõ về các bệnh truyền nhiễm phổ biến sẽ giúp chúng ta có biện pháp phòng ngừa và điều trị hiệu quả, cụ thể:
Bệnh bại liệt
Bệnh cúm A/H5N1
Bệnh dịch hạch
Bệnh sốt xuất huyết do virus Ebola, Lassa hoặc Marburg.
Bệnh sốt Tây sông Nile
Bệnh sốt vàng
Bệnh sốt Dengue, sốt xuất huyết Dengue
Bệnh sốt rét
Bệnh sốt phát ban
Bệnh sốt do Rickettsia
Bệnh sốt mò
Bệnh sốt xuất huyết do vi rút Hanta
Bệnh tả
Covid-19
Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người do vi rút (HIV/AIDS).
Bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do vi rút
Bệnh lao phổi
Bệnh bạch hầu
Bệnh sởi
Bệnh tay-chân-miệng
Bệnh cúm
Bệnh dại
Bệnh ho gà
Bệnh lỵ Amip.
Bệnh lỵ trực trùng.
Bệnh quai bị
Bệnh than
Bệnh thương hàn
Bệnh thủy đậu
Bệnh uốn ván
Bệnh Rubella
Bệnh viêm gan vi rút
Bệnh viêm màng não do não mô cầu
Bệnh viêm não do vi rút
Bệnh xoắn khuẩn vàng da
Bệnh tiêu chảy do Rotavirus
Bệnh giang mai
Bệnh lậu
Bệnh mắt hột
Các bệnh do giun gây ra
Bệnh sán dây
Bệnh sán lá gan
Bệnh sán lá phổi
Bệnh sán lá ruột
Bệnh Nocardia
Bệnh phong
Bệnh do Chlamydia
Bệnh do nấm Candida albicans
Bệnh do vi rút Cytomegalo.
Bệnh do vi rút Herpes
Bệnh do Trichomonas
Bệnh do liên cầu lợn ở người
Bệnh do vi rút Adeno
Bệnh viêm da mụn mủ truyền nhiễm
Bệnh viêm miệng, viêm họng, viêm tim do vi rút Coxsackie
Bệnh viêm ruột do Giardia
Bệnh viêm ruột do Vibrio Parahaemolyticus
Người dễ mắc bệnh truyền nhiễm hơn bình thường
Có một số nhóm người có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm cao hơn so với người bình thường. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:
Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa phát triển đầy đủ, khiến chúng dễ bị nhiễm trùng hơn.
Người già thường mắc nhiều bệnh mãn tính, khiến cơ thể suy yếu và dễ bị nhiễm trùng.
Người có hệ miễn dịch suy yếu như: Người nhiễm HIV/AIDS, bệnh nhân ung thư,…
Người làm việc trong môi trường có nguy cơ cao, tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân, động vật, phân bón, chất thải,…
Những người chưa được tiêm phòng đầy đủ các bệnh truyền nhiễm thông thường.
Người sống trong điều kiện vệ sinh kém, không rửa tay thường xuyên, ăn uống không đảm bảo vệ sinh.
Bệnh truyền nhiễm do virus, vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng gây ra, có thể phòng ngừa bằng nhiều cách, trong đó tiêm chủng là phương pháp đơn giản, an toàn và hiệu quả nhất. Nếu có triệu chứng, cần đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời nhằm đẩy nhanh quá trình hồi phục, tránh biến chứng nặng và ngăn ngừa lây lan trong cộng đồng.
Các biến chứng của bệnh truyền nhiễm
Biến chứng của bệnh truyền nhiễm rất đa dạng, phụ thuộc vào loại mầm bệnh, sức khỏe tổng thể và hệ miễn dịch của người bệnh. Một số biến chứng phổ biến của bệnh truyền nhiễm bao gồm:
Suy hô hấp: Các bệnh truyền nhiễm như cúm, COVID-19 và viêm phổi có thể gây ra tình trạng suy hô hấp nghiêm trọng, khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc hô hấp.
Nhiễm trùng máu (Sepsis): Một phản ứng viêm cực kỳ nguy hiểm có thể lan rộng trong cơ thể, gây tổn thương nghiêm trọng đến các cơ quan và có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Biến chứng thần kinh: Một số bệnh truyền nhiễm như viêm màng não hay Zika có thể gây ra các biến chứng thần kinh nghiêm trọng, bao gồm viêm não, co giật và các rối loạn chức năng thần kinh khác.
Suy giảm chức năng cơ quan: Nhiều bệnh truyền nhiễm có khả năng gây suy giảm chức năng của một hoặc nhiều cơ quan trong cơ thể, điển hình như suy thận hoặc tổn thương gan do viêm gan B và C.
Biến chứng tim mạch: Bệnh truyền nhiễm có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tim mạch, dẫn đến các biến chứng như viêm cơ tim, rối loạn nhịp tim và suy tim.
Biến chứng trong thai kỳ: Đối với phụ nữ mang thai, một số bệnh truyền nhiễm có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như sinh non hoặc khuyết tật bẩm sinh ở thai nhi.
Kháng kháng sinh: Việc sử dụng kháng sinh không đúng cách có thể dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh ở vi khuẩn, làm giảm hiệu quả điều trị và khiến các nhiễm trùng trở nên khó điều trị hơn.
Hướng dẫn phòng ngừa bệnh truyền nhiễm
Bệnh truyền nhiễm là một mối đe dọa đối với sức khỏe cộng đồng. Tuy nhiên, với những biện pháp phòng ngừa đơn giản, chúng ta có thể bảo vệ bản thân và những người xung quanh khỏi nguy cơ mắc bệnh.
Tiêm ngừa đầy đủ vắc xin: Tiêm chủng vắc xin là phương pháp đơn giản, an toàn, tiết kiệm và hiệu quả nhất để phòng ngừa nhiều bệnh truyền nhiễm. Vắc xin giúp hệ miễn dịch nhận biết và chống lại tác nhân gây bệnh. Một số bệnh có thể phòng ngừa bằng vắc xin bao gồm lao, bạch hầu, uốn ván, thương hàn, sởi, rubella, thủy đậu, viêm gan virus, và viêm não Nhật Bản.
Vệ sinh cá nhân thường xuyên: Vệ sinh cá nhân tốt giúp giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh. Hãy thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, đặc biệt trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi ho hoặc hắt hơi, và sau khi tiếp xúc với bề mặt bẩn hoặc vật nuôi. Để tránh nhiễm trùng, không nên chạm tay lên mắt, mũi hoặc miệng vì tay thường tiếp xúc với nhiều vi trùng.
An toàn thực phẩm: Sử dụng thực phẩm không an toàn là một yếu tố nguy cơ quan trọng dẫn đến lây nhiễm bệnh. Để ngăn ngừa mầm bệnh xâm nhập qua đường ăn uống, cần tuân thủ các nguyên tắc: ăn chín uống sôi, tuyệt đối không sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc hoặc đã hết hạn sử dụng. Bên cạnh đó, cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ dụng cụ nấu ăn và khu vực bếp núc trước, trong và sau khi chế biến để hạn chế nguy cơ lây nhiễm gián tiếp.
Quan hệ tình dục an toàn: Sinh hoạt tình dục an toàn là biện pháp quan trọng để phòng ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) như lậu, giang mai và HIV. Để giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh, hãy luôn sử dụng bao cao su mỗi khi quan hệ tình dục, đặc biệt khi quan hệ với người có nguy cơ cao mắc bệnh STDs. Bên cạnh đó, việc hạn chế số lượng bạn tình và tránh quan hệ tình dục đồng giới không an toàn cũng góp phần đáng kể trong việc phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục.
Phòng tránh các côn trùng truyền bệnh: Côn trùng như muỗi, ruồi, bọ chét… là những tác nhân truyền bệnh nguy hiểm. Để bảo vệ bản thân và gia đình khỏi các bệnh truyền nhiễm do côn trùng gây ra. Chúng ta cần loại bỏ các vật dụng chứa nước đọng như lốp xe cũ, bình hoa, mảnh vỡ… để ngăn muỗi sinh sản; thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, đặc biệt là các góc tối, ẩm thấp; dậy kín các thùng rác, hố ga,…
Giữ môi trường sống sạch sẽ: Một môi trường sống sạch sẽ là hàng rào bảo vệ hiệu quả nhất giúp bạn và gia đình tránh xa các bệnh truyền nhiễm. Nên dọn dẹp nhà cửa thường xuyên, bao gồm phòng ngủ, phòng khách và sân vườn.
Bệnh truyền nhiễm, do virus, vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng gây ra, có thể phòng ngừa hiệu quả bằng nhiều biện pháp, trong đó tiêm vắc xin là phương pháp đơn giản, an toàn và kinh tế nhất. Nếu có triệu chứng, cần đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, giúp hồi phục nhanh, tránh biến chứng nặng và ngăn ngừa lây lan ra cộng đồng.
Nguồn tham khảo:
Professional, C. C. M. (n.d.-l). Infectious diseases. Cleveland Clinic. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/17724-infectious-diseases
van Seventer, J. M., & Hochberg, N. S. (2017). Principles of Infectious Diseases: Transmission, Diagnosis, Prevention, and Control. International Encyclopedia of Public Health, 22–39. https://doi.org/10.1016/B978-0-12-803678-5.00516-6