Căn Bệnh Viêm Gan B Mãn Tính Có Chữa Được Không? 

Trang chủ > Chuyên khoa > Nội khoa > Bệnh truyền nhiễm > Căn Bệnh Viêm Gan B Mãn Tính Có Chữa Được Không? 

Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng mười một 13, 2022

Viêm gan B mạn tính là thể bệnh nguy hiểm gây ra bởi virus HBV. Nó có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như xơ gan, ung thư. Do đó, việc chẩn đoán và chữa trị bệnh từ sớm có vai trò vô cùng quan trọng. Vậy bệnh viêm gan B mãn tính có chữa được không? Hãy cùng Phòng khám Đa khoa Phương Nam tìm hiểu bạn nhé!

Viêm gan B mạn tính là gì?

Viêm gan B mạn tính là bệnh lý gây ra bởi virus HBV, tồn tại trong cơ thể người hơn 6 tháng. Rất khó để phát hiện căn bệnh này vì nó có nguy cơ tiềm ẩn rất lâu, kéo dài nhiều năm mà bệnh nhân chẳng hề biết và cũng không biểu hiện dấu hiệu đặc biệt. Tỷ lệ người nhiễm virus viêm gan B mà không biết bản thân mắc bệnh lên đến 50%.

Virus HBV không bị phát hiện nhưng vẫn hoạt động âm thầm và tàn phá gan của bệnh nhân. Ở giai đoạn đầu, bệnh gây ra triệu chứng rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi,… rồi giảm nhẹ dần. Vì thế, đa số mọi người chỉ đơn thuần nghĩ là do bị suy nhược cơ thể chứ không phải mắc bệnh viêm gan B. 

Khi viêm gan B chuyển sang giai đoạn muộn, cơ thể không còn đủ sức đề kháng để chống lại sự xâm nhập của virus vì số lượng của nó sản sinh ra đã quá lớn. Xơ gan sẽ biến chứng thành bệnh ung thư, xơ gan, vô cùng nguy hiểm và khó chữa trị. Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm gan B mạn tính, cụ thể gồm có:

  • Hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng: Viêm gan B mạn tính sẽ khiến quá trình tiêu hóa gặp khó khăn, dẫn đến tình trạng mệt mỏi, chán ăn, đau bụng, đi ngoài liên tục,…
  • Biểu hiện bên ngoài: Thông thường, người mắc vấn đề về gan sẽ bị vàng mắt, da,… hoặc có những thay đổi về sắc tố trên cơ thể. 

Trên đây là một số thông tin cơ bản về bệnh viêm gan B mạn tính. Vậy bệnh viêm gan B mãn tính có chữa được không? Biến chứng của nó như thế nào? 

Viêm gan B mạn tính là gì?
Viêm gan B mạn tính sẽ khiến quá trình tiêu hóa gặp khó khăn

Biến chứng của bệnh viêm gan B mạn tính

Dưới đây là một số biến chứng của bệnh viêm gan B mạn tính:

 Xơ gan: Đây là giai đoạn virus HBV tấn công trực tiếp và liên tục vào tế bào gan khiến các mô gan bị tổn thương lớn. Những mô gan tổn thương dần bị thay thế bởi các nốt chai sần, mô xơ, khiến gan xơ hóa, suy giảm chức năng. 

 Suy gan: Suy gan cũng là biến chứng nghiêm trọng của bệnh viêm gan B mạn tính. Nếu chuyển biến xấu, gan sẽ không còn khả năng hồi phục, bệnh nhân sẽ phải đối mặt với tình trạng suy hô hấp, suy thận hoặc suy tuần hoàn,…

 Ung thư gan: Sẽ rất đáng lo ngại nếu viêm gan B biến chứng thành ung thư. Vì căn bệnh này sẽ diễn biến nhanh chóng, khó chữa trị và có tỷ lệ tử vong cao. Ung thư thường xảy ra khi gan bị xơ hóa. Ước tính 10 – 20% người bị xơ gan có thể chuyển thành ung thư. Thế nhưng không phải lúc nào việc này cũng diễn biến theo đúng trình tự. Ngay cả khi không bị xơ gan, biến chứng ung thư gan nguyên phát vẫn có thể xảy ra. 

Chẩn đoán viêm gan B mạn tính

Nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào cảnh báo bệnh viêm gan B mạn tính, bạn nên đến cơ sở y tế thăm khám càng sớm càng tốt. Bên cạnh việc thăm khám, bạn cần thực hiện thêm một số xét nghiệm dưới đây:

  • Xét nghiệm máu: Hình thức xét nghiệm này giúp thiết lập hoặc loại trừ chẩn đoán viêm gan. Qua đó, bác sĩ có thể xác định nguyên nhân cũng như mức độ tổn thương tại gan.
  • Siêu âm: Thực hiện tại vùng bụng để xác định độ cứng của mô gan.
  • Đo lường độ đàn hồi của gan: Cho phép bác sĩ đánh giá tình trạng xơ hóa và xơ gan. 
  • Sinh thiết gan: Hỗ trợ cho việc chẩn đoán mức độ nặng nhẹ của bệnh xơ gan. Ở bệnh nhân viêm gan B mạn tính, sinh thiết giúp bác sĩ đánh giá tình trạng u hoặc xơ gan nếu có.
Chẩn đoán viêm gan B mạn tính
Xét nghiệm máu giúp thiết lập hoặc loại trừ chẩn đoán viêm gan

Bệnh viêm gan B mãn tính có chữa được không?

Hiện tại vẫn chưa có biện pháp giúp điều trị dứt điểm hoàn toàn bệnh viêm gan B mạn tính. Thế nhưng có những biện pháp giúp khống chế sự hoạt động của virus. Nhờ đó, bệnh nhân có thể chung sống lâu dài với virus một cách hòa bình. Bộ Y Tế cho biết, khoảng 90% trường hợp bị nhiễm virus HBV có thể tự khỏi sau 6 tháng. Ước tính 5% ca bệnh bị viêm gan B mạn tính nhưng virus không hoạt động, chưa gây nguy hiểm. 5% còn lại chuyển dần sang biến chứng xấu. 

Việc chữa trị bằng thuốc phải thực hiện theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ. Một số bệnh nhân điều trị hiệu quả thì có thể dừng uống thuốc nhưng vẫn phải thăm khám, theo dõi thường xuyên để tránh tái phát, dẫn đến biến chứng xấu. Do đó, bệnh nhân cần đi khám để được bác sĩ tư vấn cũng như đưa ra phác đồ chữa trị phù hợp nhất.

Phác đồ điều trị viêm gan B mạn tính

Chúng ta đã biết bệnh viêm gan B mãn tính có chữa được không. Tiếp theo, hãy cùng tìm hiểu về phác đồ trị bệnh viêm gan B mạn tính nhé. Sự lựa chọn ban đầu trong việc chữa trị là sử dụng thuốc uống kháng virus NAs. Chỉ một vài trường hợp đặc biệt mới dùng phác đồ có Peg-IFN. Quá trình chữa trị có thể kéo dài đến suốt đời. 

Bác sĩ sẽ chỉ định thuốc kháng virus cho bệnh nhân bị xơ gan còn bù hoặc mất bù đang có tải lượng HBV DNA vượt ngưỡng. Với trường hợp không xơ gan, thuốc kháng virus sẽ được chỉ định cho bệnh nhân có HBV đang tăng sinh hoặc tế bào gan bị tổn thương. Ngoài ra, người có tiền sử gia đình bị ung thư hoặc xơ gan; người trên 30 tuổi có mức ALT cao hơn ULN kéo dài và HBV DNA > 20.000 UI/ml;… cũng là các đối tượng được chỉ định chữa trị.

Những loại thuốc điều trị viêm gan B mạn tính giúp kháng virus phổ biến nhất hiện nay gồm có Tenofovir Alafenamide, Entecavir, Tenofovir Disoproxil Fumarate, Peg-IFN-α-2a (người lớn) và IFN-α-2b (trẻ em). Bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng liều thuốc phù hợp với từng bệnh nhân để đảm bảo việc chữa trị diễn ra an toàn và hiệu quả. Người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc.

Chữa trị với thuốc NAs đòi hỏi phải cần nhiều thời gian. Thậm chí nó có thể kéo dài suốt đời, nhất là với bệnh nhân xơ gan. Trong khi đó, phác đồ dùng Peg-IFN sẽ có thời gian chữa trị là 48 tuần. 

Phác đồ điều trị viêm gan B mạn tính
Người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc

Cách phòng ngừa căn bệnh viêm gan B mạn tính

Dưới đây là một số cách giúp phòng ngừa bệnh viêm gan B mạn tính:

  • Chủng ngừa viêm gan B là phương pháp hiệu quả nhất hiện nay. Trong 24 giờ đầu sau khi sinh, trẻ nhỏ cần được tiêm vắc xin. Tiêm đều đặn những mũi sau đó theo chỉ định của bác sĩ khi bé được 3 – 4 tháng tuổi. 
  • Viêm gan B mạn tính là bệnh lý có thể lây truyền. Nếu thành viên trong gia đình mắc bệnh không nên dùng chung đồ đạc. Tránh bị lây bệnh qua đường máu hoặc những phương thức tiếp xúc khác. 
  • Không sử dụng chung bơm kim tiêm với bệnh nhân viêm gan B. Vợ/chồng bị viêm gan B nên áp dụng biện pháp quan hệ tình dục an toàn. 
  • Tránh lạm dụng bia, rượu vì sẽ gây ra các căn bệnh khiến gan bị ảnh hưởng, làm suy giảm chức năng, dễ mắc viêm gan B.
  • Đi thăm khám định kỳ 6 tháng/lần sẽ giúp bác sĩ theo dõi được tình trạng sức khỏe của bạn. Qua đó có thể phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường nếu bị viêm gan B.

Tóm lại, bệnh viêm gan B mãn tính có chữa được không? Hiện nay vẫn chưa có phương pháp chữa trị căn bệnh này một cách dứt điểm. Bác sĩ chỉ có thể áp dụng một số cách giúp khống chế bệnh. Do đó, tất cả chúng ta cần chủ động phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này. Nếu có thắc mắc khác cần tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với Phòng khám Đa khoa Phương Nam qua Hotline hoặc 1800 2222!
 

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ