Bị Cảm Cúm Có Nên Tắm Không? Tránh Làm Gì Khi Mắc Cảm Cúm?

Trang chủ > Chuyên khoa > Nội khoa > Bệnh truyền nhiễm > Bị Cảm Cúm Có Nên Tắm Không? Tránh Làm Gì Khi Mắc Cảm Cúm?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Văn Hòa | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng bảy 2, 2021

Khi mắc bệnh cảm cúm, cách sinh hoạt cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến tình hình sức khỏe, điển hình như việc tắm gội. Vậy lúc bị cảm cúm có nên tắm không? Vấn đề này cũng khiến nhiều người trăn trở. Thông qua bài viết này, Phòng khám Đa khoa Phương Nam sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Nhận biết bạn đã bị cảm cúm

Để giải đáp câu hỏi bị cảm cúm có nên tắm không được chính xác và đầy đủ, chúng ta cần nhận biết được biểu hiện của bệnh trước. Cảm cúm là bệnh do Virus Influenza gây ra. Bệnh lây nhiễm bằng đường hô hấp khi hắt hơi, ho, nói chuyện trực tiếp. Lúc này, virus cúm thường thoát ra ngoài thông qua dịch và bám vào những vật dụng xung quanh. Bạn có nguy cơ mắc cảm cúm nếu chạm vào đồ vật nhiễm virus hoặc nói chuyện trực tiếp với người bệnh.

bi-cam-cum-co-nen-tam-khong-1
Khi bị cảm cúm dễ gây ra tình trạng sổ mũi, mệt mỏi

Triệu chứng điển hình khi mắc cảm cúm là sốt cao thậm chí lên đến 39 – 40 độ C, khàn tiếng, sổ mũi, hắt hơi, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, nhức đầu, ớn lạnh hoặc rét run, thân nhiệt không ổn định,… Chúng ta thường nhầm lẫn cảm cúm với bệnh cảm lạnh. Tuy nhiên, vẫn có cách phân biệt, cụ thể như sau:

Triệu chứng Cảm lạnh Cảm cúm
Sốt Ít khi gặp Cao (từ 39 – 40 độ C)
Đau đầu Hiếm gặp Thường gặp
Đau cơ Nhẹ Nặng
Thời gian Một vài ngày Có thể lên đến 3 tuần
Mệt mỏi nhiều Ít khi gặp Thường gặp
Hắt hơi Thường gặp Đôi khi
Ho hoặc đau ngực Nhẹ Trung bình đến nặng

Trên đây là triệu chứng của bệnh cảm cúm và cách phân biệt với cảm lạnh. Vậy bị cảm cúm có nên tắm không?

Bị cảm cúm có nên tắm không?

bi-cam-cum-co-nen-tam-khong-2
Bạn có thể tắm khi bị cúm bằng nước ấm

Có rất nhiều tranh cãi xung quanh câu hỏi bị cảm cúm có nên tắm không? Trong đó, đa phần ý kiến cho rằng không nên tắm khi mắc cảm cúm. Lúc bị cúm, ông bà, cha mẹ thường nhắc chúng ta kiêng nước, tránh gió để hạn chế nguy cơ khiến bệnh thêm nặng. Tuy nhiên, trên thực tế mắc cảm cúm bạn vẫn tắm được, nhưng phải dùng nước ấm để hơi nóng giúp chất độc trong cơ thể đào thải ra ngoài thông qua da.

Ngoài ra, hơi nóng còn giúp người bệnh giảm đờm trong cổ họng, bớt mệt mỏi, thư giãn tinh thần và loại bỏ cảm giác khó chịu ở mũi. Ngược lại, tắm nước lạnh khi bị cúm là điều kiêng kỵ. Vì tính hàn của nước lạnh khiến cơ thể lâu giảm sốt, những triệu chứng cảm cúm cũng trở nên nghiêm trọng và kéo dài hơn. Hơn thế nữa, nước lạnh khiến bạn thêm mệt mỏi và làm giảm năng lượng của cơ thể.

Trong giai đoạn bị cảm cúm nói chung hoặc sau khi tắm nói riêng việc giữ ấm cơ thể đúng cách cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng, cụ thể như sau:

Sau khi tắm hoặc dính nước mưa, bạn hãy nhanh chóng dùng khăn sạch lau khô người, mặc quần áo ấm vào và sấy tóc. Lưu ý, bạn không nên ngồi trước quạt máy để sấy tóc sẽ khiến tình trạng bệnh thêm nặng. Khi chọn trang phục nên ưu tiên loại mềm mại, giữ ấm, nhưng có chất liệu khô thoáng và thấm hút tốt.

Uống nước ấm cũng là cách cân bằng nhiệt độ cho cơ thể không bị lạnh khi mắc bệnh cảm cúm. Bạn có thể pha một tách trà gừng kết hợp với mật ong và chanh để dùng mỗi ngày, nhằm nâng cao sức đề kháng, giữ ấm cơ thể, hỗ trợ đẩy lùi cảm cúm.

Bạn nên nghỉ ngơi trong không gian yên tĩnh, kín gió, ấm áp, không lạnh cũng đừng nóng quá. Tuyệt đối tránh để máy lạnh hay quạt hướng thẳng vào người. Đồng thời hãy hạn chế ra ngoài nếu không cần thiết, nhất là khi thời tiết lạnh, mưa gió.

Bạn nên dùng các món ăn dễ tiêu hóa, ngon miệng mang đến tác dụng giải cảm như cháo tía tô, súp gà,… Lưu ý hãy ăn khi còn ấm để phát huy hiệu quả chữa bệnh và ổn định nhiệt lượng trong cơ thể.

Phòng khám Đa khoa Phương Nam vừa giải đáp giúp bạn thắc mắc bị cảm cúm có nên tắm không, đồng thời hướng dẫn cách giữ ấm cơ thể hiệu quả. Vậy chúng ta cần tránh làm gì khi bị cảm cúm?

Trường hợp nào không nên tắm?

Một số trường hợp sau đây thì người bị bệnh cảm lạnh không nên tắm, các bạn cùng tìm hiểu nhé!

Người bệnh bị sốt cao, ho dữ dội, nhiệt độ cơ thể tăng cao

Nếu người bệnh đang bị sốt cao, ho dữ dội và nhiệt độ cao làm cho năng lượng bị tiêu tốn. Do đó bạn không nên tắm khi có các biểu hiện này, tránh gây tình trạng bệnh trở nên nặng hơn

Tắm ngay sau khi ăn

Khi bị cảm cúm thì cơ thể người bệnh đang rất yếu, nếu tắm ngay sau khi ăn sẽ khiến các mạch máu giãn ra, sẽ cần lượng máu nhiều hơn để cung cấp cho cơ thể, lúc này máu ở dạ dày sẽ bị thiếu và gây ra các tổn thương cho đường tiêu hóa

Tắm khuya

Tắm khuya là một việc làm có hại cho sức khỏe, đặc biệt là người đang bị cảm cúm sẽ làm tình trạng bệnh trở nên nặng hơn. Nghiêm trọng hơn là có thể dẫn tới đột quỵ do chênh lệch nhiệt độ giữa cơ thể và nước(sóc nhiệt)

Lưu ý những điều không nên làm khi bị cảm cúm

Sau khi tìm được câu trả lời cho thắc mắc bị cảm cúm có nên tắm không. Bạn nên lưu ý thêm những điều cần tránh khi mắc cảm cúm, nhằm giúp bệnh nhanh chóng bình phục, cụ thể như sau:

bi-cam-cum-co-nen-tam-khong-5
Tránh uống Paracetamol quá liều

Đừng tắm nước lạnh để hạ sốt

Một vài thông tin cho rằng dùng nước lạnh để tắm sẽ giúp hạ sốt nhanh. Nhưng trên thực tế điều này không đúng, vì nước lạnh sẽ làm nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn. Thay vào đó, bạn nên dùng nước ấm để tắm.

Không nên đến chỗ tụ tập đông người

Người mắc cảm cúm không nên đến những buổi tiệc, nơi công cộng có nhiều người qua lại, ngay cả khi triệu chứng bệnh diễn ra nhẹ. Vì virus có thể bay xa đến 1,8 mét chỉ bằng một lần hắt hơi. Ngoài ra, nếu bạn uống rượu bia sẽ làm suy yếu hệ miễn dịch và khiến cơ thể mất nước. Từ đó, việc chữa cảm cúm lại thêm vất vả.

Uống quá nhiều thuốc

Nhiều người khi bị cảm cúm thường mua thuốc Paracetamol về uống, với mong muốn làm giảm đau và hạ sốt. Lúc này, nếu bệnh nhân không cẩn thận sẽ mua thuốc khác về dùng để chữa chứng mất ngủ, nghẹt mũi, ho. Mà trong những loại thuốc đó cũng có Paracetamol. Trường hợp này, lượng Paracetamol trong cơ thể sẽ vượt mức cho phép, rất nguy hiểm. Vì uống Paracetamol liều cao dễ gây tổn thương gan.

Tự ý dùng thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh vốn dĩ không có công dụng với bệnh cúm. Vì kháng sinh chỉ chữa bệnh do vi khuẩn, nấm gây ra. Trong khi tác nhân dẫn đến cảm cúm lại là virus. Việc dùng kháng sinh lúc này không mang đến lợi ích mà còn dễ gây ra tình trạng lờn thuốc.

Tập luyện ở cường độ cao

Nếu bạn tập luyện ở cường độ cao sẽ khiến bệnh cảm cúm thêm nặng. Thay vào đó, bạn chỉ nên luyện tập nhẹ nhàng, để giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng, tăng cường miễn dịch.

Đừng nên ho vào tay

Nhiều người dùng tay để che mũi, miệng khi hắt hơi và ho. Nhìn có vẻ như ngăn chặn virus lây lan nhưng chúng sẽ dính lên tay của bạn. Mà tay lại hay chạm vào đồ vật khác, giúp virus có cơ hội bám vào, tiềm ẩn nguy cơ truyền bệnh cho người khác. Trên bề mặt cứng, virus cúm có thể sống nhiều giờ. Do đó, thay vì dùng tay che, bạn hãy sử dụng khăn giấy.

Tóm lại, bị cảm cúm có nên tắm không? Bạn có thể tắm khi mắc bệnh cúm nhưng phải thực hiện đúng cách, tránh khiến bệnh thêm nặng và nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Nếu còn thắc mắc khác cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ với Phòng khám Đa khoa Phương Nam qua Hotline 1800 2222 nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ