Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng mười một 24, 2022
Mục Lục Bài Viết
Sữa mà chúng ta đề cập đến ở đây là sữa của động vật như cừu, dê, bò sữa,… Đó có thể là sữa ít béo, tách béo, sữa tươi nguyên kem, tiệt trùng, sữa thanh trùng, sữa chưa qua xử lý. Với chúng ta, sữa là thực phẩm quen thuộc. Sữa sở hữu hàm lượng lớn khoáng chất và Vitamin:
Dưới đây là các dưỡng chất cụ thể có trong sữa:
Dinh dưỡng | Lượng |
Calo | 61 |
Nước | 88% |
Protein | 3,2 gam |
Carb | 4,8 gam |
– Đường | 5,1 gam |
Chất béo | 3,3 gam |
– Chất béo bão hòa | 1,87 gam |
– Chất béo không bão hòa đơn | 0,81 gam |
– Chất béo không bão hòa đa | 0,2 gam |
– Omega-3 | 0,08 gam |
– Omega-6 | 0,12 gam |
Bạn thấy đấy, bên cạnh Protein, sữa còn là nguồn cung cấp khoáng chất và Vitamin tuyệt vời, điển hình như Riboflavin, Vitamin B12, Canxi,… Vậy người bị viêm gan B có nên uống sữa không?
Với bệnh nhân bị viêm gan B ở thể không hoạt động hoặc thể hoạt động mà chức năng gan vẫn ổn định thì có thể uống sữa bình thường. Thế nhưng cần hạn chế dùng những loại sữa giàu chất béo cũng như thực phẩm từ sữa chứa nhiều chất béo.
Với người mắc bệnh viêm gan B ở thể hoạt động, suy giảm chức năng gan, quá trình lọc, giải độc, hấp thụ, chuyển hóa dưỡng chất của gan bị hạn chế phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi chọn sữa. Vì uống sữa tươi có thể làm gia tăng gánh nặng cho gan, khiến chức năng thêm suy giảm, yếu hơn.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bệnh nhân viêm gan B nên dùng loại sữa giàu năng lượng nhưng phải dễ hấp thụ. Nó sẽ không khiến gan phải hoạt động quá nhiều. Những dòng sữa này nên chứa các hoạt chất Methionine, Axit Amin chuỗi nhánh, L-Arginine và các sản phẩm giàu khoáng chất, Vitamin hỗ trợ quá trình tiêu hóa, hấp thụ diễn ra thuận lợi hơn, tránh khiến gan chịu áp lực.
Bạn có thể tham khảo một số thương hiệu sữa phù hợp như Fohepta, Leanmax Ligos. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bệnh nhân vẫn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi chọn sữa nhé!