Tham vấn y khoa: Bác sĩ Cao Thị Bích Chi | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng ba 24, 2021
Bỏng bô xe máy là tình trạng rất thường gặp ở Việt Nam, khi chân bạn vô tình chạm phải bô khiến da bị bỏng. Để vết thương nhanh chóng phục hồi, không để lại sẹo thì ngoài phương pháp sơ cứu ban đầu, chế độ chăm sóc và chế độ ăn uống đóng vai trò cực kỳ quan trọng.
Các loại thực phẩm hằng ngày sẽ ảnh hưởng đến thời gian lành, quá trình lành và quyết định vết sẹo sau này trên da. Nếu không kiêng cữ hợp lý, thì vết thương có thể trở nặng dẫn đến vết bỏng bị ngứa, sưng, đau, nhức, mưng mủ, lâu khỏi và để lại những vết sẹo xấu xí mà bạn không thể xóa bỏ. Vậy bỏng bô xe máy nên ăn gì và nên kiêng gì? Cách chăm sóc vết bỏng bô xe máy như thế nào, hãy cùng xem phần chia sẻ của Bệnh viện Đa khoa Phương Nam.
Mục Lục Bài Viết
Khi bị bỏng, nếu không chăm sóc cẩn thận và ăn uống không hợp lý thì vết bỏng sẽ rất lâu lành. Do đó, việc nhiều người thắc mắc bỏng bô xe máy kiêng ăn gì, là điều hoàn toàn dễ hiểu.
Cụ thể, theo các chuyên gia y tế cũng như kinh nghiệm từ dân gian truyền lại thì khi bị bỏng bô, mọi người cần tránh xa những thực phẩm sau:
Đây là một trong những thực phẩm bạn cần tuyệt đối tránh xa khi bị bỏng hoặc bị thương. Bởi tuy rau muống có tính hàn, ăn vào sẽ giúp giải nhiệt cơ thể, nhưng nó lại kích thích tăng sinh collagen, khiến vùng da bị tổn thương được làm đầy. Chính lý do này mà khi ăn rau muống, vết bỏng sẽ có nguy cơ để lại sẹo rất cao, đặc biệt còn gây sẹo lõm, sẹo lồi rất mất thẩm mỹ.
Hải sản có thể xem là kẻ thù của mọi loại vết thương, trong đó có vết thương do bỏng gây ra, do nó chứa rất nhiều chất đạm. Ăn hải sản khi bị bỏng bô không những khiến vết phỏng bị ngứa ngáy, khó chịu, lâu lành mà còn để lại sẹo lồi trên da.
Bạn không nên ăn những thức ăn được chế biến từ nếp và thịt gà, bởi nếp rất dễ làm cho vết thương bị mưng mủ và sưng lên, từ đó khiến vết bỏng lâu lành, để lại sẹo xấu trên da.
Thịt bò mặc dù rất giàu chất dinh dưỡng và tốt cho người bệnh trong quá trình hồi phục sức khỏe. Tuy nhiên, đối với những trường hợp đang bị bỏng thì không nên ăn thịt bò, bởi nó sẽ khiến vết thương hình thành sẹo thâm, sậm màu ở vùng da tổn thương.
Việc ăn trứng khi bị bỏng bô vừa làm cho vết thương lâu lành hơn vừa dễ tạo thành các khoảng trắng ở vùng vết thương, gây tình trạng sẹo loang lỗ.
Để vết bỏng nhanh lành, bạn không nên hút thuốc lá, uống rượu bia trong quá trình vết thương đang lành. Vì chất kích thích chính là tác nhân chính khiến thời gian lành thương kéo dài.
Ngoài những thực phẩm trên, bạn cũng không nên ăn thịt gà và thịt chó. Bởi những loại thịt này tuy có thể kích thích quá trình lên da non nhưng lại khiến vết thương hình thành sẹo lồi, làm mất thẩm mỹ làn da.
Khi bị sẹo nếu ăn thịt nước/xong khói sẽ khiến vết thương lâu lành và dễ để lại sẹo. Vì chất khoáng và vitamin E trong thực phẩm có tác dụng tác tạo mô mềm khi bị tổn thương. Tuy nhiên nước/xong khói khiến cho thực phẩm giảm chất khoáng và vitamin E đáng kể.
Một trong những thực phẩm bạn cần tránh xa khi bị bỏng, đó là đồ ngọt. Các loại bánh kẹo, nước ngọt nhiều đường sẽ khiến lượng vitamin E trong cơ thể bị hao hụt. Việc này làm chậm quá trình tái tạo da, khiến vết thương lâu lành hơn bình thường.
Bên cạnh vấn đề bỏng bô xe máy kiêng ăn gì, thì bỏng bô xe máy nên ăn gì cũng được rất nhiều bạn quan tâm. Cụ thể, để giúp vết thương nhanh lành thì bạn nên chú ý bổ sung dưỡng chất cho cơ thể thông qua những giai đoạn sau:
Giai đoạn mới bị bỏng: Sau 2 ngày bị bỏng, cơ thể sẽ bị mất nước do vết bỏng tiết ra nhiều dịch. vậy nên các bạn nên cung cấp nhiều vitamin, các thực phẩm chứa nhiều nước.
Giai đoạn xuất hiện phản ứng viêm: Lúc này cơ thể cần nhiều vitamin, thực phẩm thanh nhiệt, lợi tiểu, và Protein
Giai đoạn phục hồi: Các bạn cần tiêu thụ các thực phẩm chứa nhiều protein, vitamin từ các loại thịt, cá, sữa, trứng, rau và hoa quả tươi.
Cụ thể người bị bỏng cần bổ sung các thực phẩm sau:
Một trong những chức năng của protein đối với cơ thể là tăng trưởng và duy trì các mô. Trong trường hợp cơ thể bị thương, các protein sẽ có nhiệm vụ sửa chữa các mô vì thế giai đoạn này cơ thể cần được cung cấp nhiều protein hơn bình thường.
Những thực phẩm giàu protein bạn có thể bổ sung trong khẩu phần ăn bình thường của mình là đậu khô, đậu Hà Lan, đậu lăng, đậu phụ, các loại hạt, bơ từ đậu phộng và bơ từ các loại hạt, sữa, phô mai… Ngoài bữa ăn chính, bạn có thể bổ sung thêm protein thông qua sữa tươi, sữa đậu nành và sữa chua.
Vitamin A có chức năng kích thích sự tổng hợp collagen và sự đa dạng hóa của các nguyên bào sợi, đồng thời kiểm soát tình trạng viêm nhiễm. Vì thế nên bổ sung vitamin A qua các loại quả màu vàng như cà rốt, đu đủ, bí đỏ, bí ngô, gan động vật và những sản phẩm chế biến từ bơ sữa.
Vitamin C hỗ trợ sản sinh collagen, tăng sức đề kháng giúp tránh nhiễm trùng vết thương và làm gia tăng sự hấp thu chuyển hóa chất sắt trong cơ thể… Vitamin C có thể được bổ sung thông qua cà chua, ớt chuông, khoai tây, cam quýt, dâu tây, bông cải xanh, bắp cải, ổi, các loại rau có lá màu xanh sẫm…
Kẽm là một chất giúp nâng cao hệ miễn dịch và tái tạo tế bào. Những thực phẩm chứ nhiều kẽm là bí ngô, hạt bí ngô, củ cải,…
Acid béo hay omega 3 có công dụng kháng viêm, tốt cho hệ miễn dịch cơ thể. Bạn có thể bủ sung Acid béo bằng việc tiêu thụ các loại thực phẩm như : cá hồi, cá thu, cá trích…
Mỗi ngày thông thường một người cần uống 1,5 – 2 lít/ngày. Nhưng khi bị bỏng, bị thương để bổ sung đầy đủ nước giúp vết thương và cơ thể phục hồi nhanh chóng, bạn cần uống khoảng từ 2,5 lít đến 3 lít.
Bên cạnh bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, để cơ thể mau lành và phục hồi, người bị bỏng cần nghỉ ngơi đủ giấc. Và chăm sóc vết bỏng cẩn thận. Vậy cách chăm sóc vết bỏng bô xe máy như thế nào?
Thông thường bỏng bô xe máy không nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe, tuy nhiên lại gây đau, rát, khó chịu và dễ để lại sẹo vĩnh viễn. Vết bỏng do bô xe máy thường sẽ khỏi sau 3 – 4 tuần tùy vào cơ địa và cách chăm sóc. Tuy nhiên với những vết bỏng nặng thì lâu hơn.
Bỏng bô xe máy được chia làm 3 cấp độ: bỏng độ 1, bỏng độ 2 và bỏng độ 3. Khi bị bỏng cấp độ 1 bạn có thể sơ cứu và điều trị tại nhà. Bỏng cấp độ 2 thì nên sơ cứu trước rồi đến bệnh viện để kiểm tra. Còn nếu bỏng cấp độ 3 thì phải đến bệnh viện ngay.
Khi bị bỏng cấp độ 1 và 2 bạn cần sơ cứu nhanh chóng, kịp thời và đúng phương pháp. Việc sơ cứu rất quan trọng, vì giúp vết thương không bị nặng hơn và nhanh chóng phục hồi sau đó.