[Giải Đáp] Các Câu Hỏi Về Tiêm Phòng Cúm Thường Gặp

Trang chủ > Chuyên khoa > Khoa khác > Y học dự phòng > [Giải Đáp] Các Câu Hỏi Về Tiêm Phòng Cúm Thường Gặp

Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng tám 3, 2022

Cúm là căn bệnh dễ lây truyền và tác động tiêu cực đến sức khỏe. Do đó, chủng ngừa vắc xin cúm là việc làm vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, bạn đọc vẫn còn nhiều thắc mắc về hình thức chủng ngừa cúm, nhất là khi tiêm cho trẻ em. Thông qua bài viết này, Đa khoa Phương Nam sẽ giúp bạn giải đáp các câu hỏi về tiêm phòng cúm thường gặp.

Mấy tháng thì tiêm được vắc xin cúm?

Theo khuyến cáo từ các chuyên gia, vắc xin cúm được chỉ định chủng ngừa cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên. Bé từ 6 tháng tuổi đến trước 9 tuổi tiêm vắc xin cúm lần đầu sẽ chủng ngừa 2 mũi cách nhau 1 tháng. Sau đó tiến hành tiêm ngừa nhắc lại hàng năm. Với người lớn và trẻ từ 9 tuổi chỉ cần tiêm phòng cúm 1 lần/năm.

cac-cau-hoi-ve-tiem-phong-cum-1
Theo khuyến cáo từ các chuyên gia, vắc xin cúm được chỉ định chủng ngừa cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên

Tiêm vắc xin cúm và não mô cầu BC cùng lúc được không?

Vắc xin ngăn ngừa bệnh cúm được chỉ định cho trẻ từ 6 tháng tuổi. Hai liều cơ bản sẽ được chủng ngừa cách nhau 1 tháng. Sau đó sẽ tiến hành tiêm mũi nhắc lại hàng năm. Vắc xin phòng bệnh não mô cầu BC cũng được các chuyên gia khuyến cáo dành cho trẻ từ 6 tháng tuổi. Lịch tiêm gồm 2 mũi cách nhau từ 6 – 8 tuần. Do đó, khi trẻ được 6 tháng tuổi có thể chủng ngừa hai mũi vắc xin cúm và não mô cầu BC cùng lúc. Tuy nhiên, lịch tiêm nhắc lại của hai loại vắc xin trên sẽ khác nhau.

Cần tiêm ngừa cúm cho bé mấy mũi?

Bé từ 6 tháng tuổi đến trước 9 tuổi lần đầu tiêm vắc xin cúm sẽ chủng ngừa 2 mũi cách nhau 1 tháng. Sau đó tiến hành tiêm mũi nhắc lại hàng năm. Với người lớn và trẻ từ 9 tuổi trở lên chỉ cần tiêm 1 lần/năm.

Tiêm phòng cúm có bị cúm không?

Cúm A, B, C là các nguyên nhân gây ra bệnh cúm ở người. Cúm A phổ biến nhất và có nhiều chủng nhỏ khác nhau. Do đó sau khi chủng ngừa vắc xin bạn vẫn có thể bị cúm. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy người khỏe mạnh đã tiêm ngừa sẽ giảm được 80 – 89% tỷ lệ nhiễm bệnh. Đồng thời nó còn hỗ trợ làm giảm khoảng 60 – 70% tỷ lệ nhập viện vì mắc bệnh cúm. 

cac-cau-hoi-ve-tiem-phong-cum-4
Sau khi chủng ngừa vắc xin bạn vẫn có thể bị cúm

Người đã chủng ngừa cúm và bị nhiễm bệnh sẽ có tỷ lệ biến chứng sang viêm não, suy hô hấp, viêm phổi,… giảm đi rất nhiều. Bên cạnh đó, khả năng phòng bệnh cũng được gia tăng. Việt Nam là quốc gia thường xảy ra dịch cúm hàng năm. Do đó, chủng ngừa vắc xin cúm 1 lần/năm là việc làm rất cần thiết.

Lịch tiêm phòng cúm cho trẻ 4 tuổi như thế nào?

Theo khuyến cáo, trẻ sẽ được chủng ngừa cúm mũi đầu tiên từ lúc 6 tháng tuổi. Mũi tiếp theo nhắc lại sau đó 1 tháng. Vắc xin cúm cũng cần được tiêm nhắc lại 1 mũi hàng năm. Khi chủng ngừa mũi tiếp theo nên ưu tiên chọn vắc xin cúm cùng loại với lần tiêm trước đó. Trong trường hợp không có vắc xin cúm cùng loại thì sẽ dùng loại khác để thay thế. 

Tại sao cần tiêm phòng cúm nhắc lại? 

Trung tâm kiểm soát và phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo việc chủng ngừa vắc xin cúm nên triển khai hàng năm cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên. Điều này vẫn rất cần thiết ngay cả khi cơ thể đã được bảo vệ bởi vắc xin được tiêm ngừa từ mùa cúm trước đó. 

Hệ thống miễn dịch của một người được vắc xin bảo vệ sẽ giảm dần theo thời gian. Các chủng cúm A, B cũng thay đổi mỗi năm. Do đó, vắc xin phòng cúm cũng được điều chỉnh thành phần sao cho phù hợp với chủng cúm đang lưu hành. Thế nên vắc xin cúm được gọi là vắc xin cúm mùa. Để bảo vệ cơ thể trước bệnh cúm thật tốt, chúng ta cần chủ động chủng ngừa vắc xin hàng năm.

Đa khoa Phương Nam vừa giải đáp cho bạn các câu hỏi về tiêm phòng cúm thường gặp. Mong rằng bài viết này đã giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích. Nếu còn thắc mắc khác cần tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1800 2222 nhé! 

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ