Tìm hiểu Ý nghĩa các chỉ số trong xét nghiệm máu

Trang chủ > Chuyên khoa > Nội khoa > Huyết học > Tìm hiểu Ý nghĩa các chỉ số trong xét nghiệm máu

Tác giả: Nguyễn Hương Ngày đăng: Tháng mười 31, 2024

Xét nghiệm máu là một trong những xét nghiệm thường quy được bác sĩ chỉ định trong khám chữa bệnh. Qua việc phân tích các chỉ số trong xét nghiệm máu, bác sĩ có thể đánh giá toàn diện chỉ số sức khỏe của chúng ta, từ việc phát hiện sớm dấu hiệu bệnh lý tiềm ẩn đến theo dõi quá trình điều trị.

Xét nghiệm máu để làm gì?

Xét nghiệm máu tổng quát là phương pháp để theo dõi sức khỏe, phát hiện sớm nhiều bệnh lý phổ biến như tiểu đường, rối loạn mỡ máu, gout, đánh giá chức năng gan, thận, kiểm tra tình trạng thiếu hụt hoặc dư thừa vi chất (như sắt, canxi…) và phát hiện thiếu máu.

Xét nghiệm máu giúp phát hiện sớm nhiều bệnh lý khác nhau như tiểu đường, bệnh tim mạch, ung thư.
Xét nghiệm máu cung cấp cho bác sĩ những thông tin quan trọng về tình trạng sức khỏe của bạn

Các chuyên gia y tế khuyến nghị mọi người nên thực hiện xét nghiệm máu định kỳ có vai trò trong việc phát hiện sớm các bệnh lý máu tiềm ẩn hoặc đưa ra những cảnh báo sớm về nguy cơ mắc bệnh. Xét nghiệm máu có quy trình đơn giản, thường bao gồm các loại xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm công thức máu toàn phần: Giúp bác sĩ xác định các chỉ số về hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu trong máu. Từ đó, bác sĩ có thể chẩn đoán sớm các bệnh lý của hệ tạo máu như thiếu máu, suy tủy, ung thư máu, cũng như phát hiện sớm các bệnh lý viêm nhiễm khác.
  • Xét nghiệm đường huyết: Xác định nồng độ Glucose trong máu, giúp chẩn đoán và theo dõi chỉ số xét nghiệm máu cho bệnh nhân tiểu đường.
  • Xét nghiệm mỡ máu: Giúp bác sĩ đo lường hàm lượng cholesterol và triglyceride trong máu, nếu lượng cholesterol cao có thể gây tắc nghẽn mạch máu và dẫn đến các bệnh tim mạch.
  • Xét nghiệm men gan: Đo lường hai men gan là ALT (SGPT) và AST (SGOT). Những enzym này được giải phóng khi tế bào gan bị tổn thương. ALT chủ yếu được tìm thấy trong gan, trong khi AST có thể được tìm thấy trong gan, cơ tim, cơ vân, tụy, thận, não, v.v. Do đó, nồng độ ALT thường đặc hiệu hơn AST trong việc chỉ ra tổn thương gan. Giá trị bình thường của AST là từ 9 đến 48 đơn vị, và ALT là từ 5 đến 49 đơn vị.
  • Bệnh lý khác: Kết quả xét nghiệm máu còn có thể hỗ trợ bác sĩ trong việc chẩn đoán một số bệnh lý đặc biệt như các bệnh xã hội như sùi mào gà, lậu, giang mai, HIV/AIDS, các bệnh về não như nhiễm trùng não, thiếu máu não, cũng như nhiễm ký sinh trùng.

Ý nghĩa các chỉ số trong xét nghiệm máu

Các chỉ số trong kết quả xét nghiệm máu mang ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá chức năng của các cơ quan, phát hiện các bệnh lý tiềm ẩn và theo dõi quá trình điều trị. Theo đó, bác sĩ sẽ giải thích kết quả xét nghiệm máu cho người mới. 

Qua việc phân tích một mẫu máu nhỏ, bác sĩ có thể phát hiện ra nhiều vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.
Qua việc phân tích một mẫu máu nhỏ, bác sĩ có thể phát hiện ra nhiều vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.

WBC (White Blood Cell) – Số lượng bạch cầu trong một thể tích máu

Bạch cầu chỉ chiếm 1% trong máu nhưng lại có vai trò bảo vệ và ngăn tình trạng nhiễm trùng trong cơ thể. Tế bào bạch cầu có khả năng di chuyển linh hoạt qua thành mạch máu và các mô để phát hiện vị trí nhiễm trùng.

Khi phát hiện vi sinh vật lạ xâm nhập, các tế bào bạch cầu sẽ tụ tập lại và tiết ra protein kháng thể để bám vào và tiêu diệt các vi sinh vật này, ngăn chặn quá trình nhiễm trùng trên cơ thể. Số lượng bạch cầu bình thường trong máu dao động từ 4.300 đến 10.800 tế bào/mm3.

  • Tăng bạch cầu: Có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng (vi khuẩn, ký sinh trùng), bệnh bạch cầu (như bạch cầu lympho cấp, bạch cầu dòng tuỷ cấp, u bạch cầu) hoặc do sử dụng một số loại thuốc như corticosteroid.
  • Giảm bạch cầu: Có thể do thiếu máu bất sản, nhiễm virus (HIV, virus viêm gan), thiếu vitamin B12 hoặc folate, hoặc do sử dụng một số loại thuốc như phenothiazine, chloramphenicol.

LYM (Lymphocyte – Bạch cầu Lympho)

Lymphocyte là những tế bào quan trọng trong hệ thống miễn dịch, gồm lympho T và lympho B. Tỷ lệ bạch cầu lympho thường dao động từ 20% đến 25% tổng số bạch cầu.

  • Tăng Lymphocyte: Có thể là dấu hiệu của nhiễm khuẩn, bệnh bạch cầu dòng lympho, suy tuyến thượng thận,…
  • Giảm Lymphocyte: Có thể là dấu hiệu của nhiễm HIV/AIDS, lao, ung thư, thương hàn nặng, sốt rét,…

NEUT (Neutrophil) – bạch cầu trung tính

Thực bào là chức năng chính của bạch cầu trung tính. Chúng có khả năng bao vây, tiêu hóa và loại bỏ các vi khuẩn, nấm và các hạt lạ xâm nhập vào cơ thể. Khi có tổn thương hoặc nhiễm trùng, bạch cầu trung tính sẽ di chuyển đến vị trí đó và giải phóng các chất hóa học để kích hoạt phản ứng viêm, giúp cơ thể loại bỏ các tác nhân gây hại và bắt đầu quá trình sửa chữa.

Bạch cầu trung tính (Neutrophil) là một loại bạch cầu hạt, chiếm số lượng lớn nhất trong hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Tìm hiểu về chỉ số bạch cầu trong xét nghiệm máu

  • Chỉ số bình thường: số lượng bạch cầu trung tính là từ 60% đến 66%
  • Chỉ số NEUT tăng: nhiễm khuẩn cấp, nhồi máu cơ tim cấp,…
  • Chỉ số NEUT giảm: cơ thể nhiễm virut, bị thiếu máu bất sản hay do các thuốc ức chế miễn dịch, do xạ trị,..

MON (monocyte) – bạch cầu mono

Mono bào, hay còn gọi là bạch cầu đơn nhân, là một loại tế bào máu có khả năng biệt hóa thành đại thực bào. Đại thực bào tiêu diệt các tác nhân gây bệnh bằng cách thực bào, một quá trình nuốt chửng và tiêu hủy các vi sinh vật xâm nhập. Hơn nữa, bạch cầu mono còn có khả năng tấn công và tiêu diệt tế bào ung thư.

Số lượng bạch cầu mono ở một người bình thường khỏe mạnh chiếm khoảng từ  4-8% tổng số bạch cầu trong máu.

  • Số lượng bạch cầu mono tăng: nhiễm virus, lao, ung thư, u lympho,…
  • Số lượng bạch cầu mono giảm: thiếu máu bất sản, dùng corticosteroid.

EOS (eosinophils) – bạch cầu ái toan

Bạch cầu ái toan có vai trò quan trọng trong việc tiêu diệt ký sinh trùng, tế bào ung thư và hỗ trợ bạch cầu ái kiềm trong phản ứng dị ứng. Bạch cầu ái toan chiếm 0,1% đến 7% tổng số bạch cầu. 

  • Số lượng bạch cầu ái toan tăng: nhiễm ký sinh trùng hay các bệnh lý dị ứng,…
  • Số lượng bạch cầu ái toan giảm: sử dụng corticosteroid

BASO (basophils) – bạch cầu ái kiềm

Bạch cầu ái toan, thường chiếm khoảng 0,1-2,5% tổng số bạch cầu, đóng vai trò quan trọng trong các phản ứng dị ứng.

  • Tăng bạch cầu ái toan: Có thể là dấu hiệu của bệnh leukemia mạn tính, sau phẫu thuật cắt lách, bệnh đa hồng cầu,…
  • Giảm bạch cầu ái toan: Có thể là dấu hiệu của tổn thương tủy xương, stress, quá mẫn,…

RBC (Red Blood Cell) – Số lượng hồng cầu trong một thể tích máu

Hồng cầu (Red Blood Cells – RBC) là loại tế bào phổ biến nhất trong máu, chiếm khoảng 40-45% thể tích máu. Chúng có hình dạng đĩa lõm hai mặt, không có nhân và có chứa một loại protein đặc biệt gọi là hemoglobin.

Hemoglobin trong hồng cầu có khả năng kết hợp với oxy tại phổi và vận chuyển oxy đến các tế bào trong cơ thể để cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống. Số lượng hồng cầu trong máu bình thường ở người trưởng thành dao động trong khoảng 4.2 đến 5.9 triệu tế bào/cm3.

  • Số lượng hồng cầu tăng: Có thể là dấu hiệu của bệnh tim mạch, bệnh đa hồng cầu (cơ thể sản xuất quá nhiều hồng cầu) hoặc tình trạng mất nước.
  • Số lượng hồng cầu giảm: Có thể là dấu hiệu của thiếu máu, sốt rét, lupus ban đỏ, suy tủy (tủy xương không sản xuất đủ hồng cầu) hoặc một số bệnh lý khác.

Mỗi ngày, ước tính có từ 200 đến 400 tỷ hồng cầu chết đi và được thay thế. Để tạo ra những tế bào máu khỏe mạnh này, cơ thể cần một lượng lớn các chất dinh dưỡng như:sắt, đường gluco, axit folic, vitamin B6 và B12. Thiếu hụt bất kỳ một chất nào trong số này có thể gây ra những bất thường trong quá trình sản xuất hồng cầu, dẫn đến hồng cầu dị dạng hoặc thay đổi kích thước

HBG (Hemoglobin) – Lượng huyết sắc tố trong một thể tích máu

Hemoglobin (HGB), còn được gọi là huyết sắc tố, là một loại protein đặc biệt có trong hồng cầu. Giá trị bình thường ở nam giới, lượng Hb thường nằm trong khoảng 13 đến 18 g/dl, trong khi ở nữ giới, mức Hb bình thường là từ 12 đến 16 g/dl.

Hemoglobin là một loại protein có trong tế bào hồng cầu của máu
Hemoglobin (huyết sắc tố) là một loại protein rất quan trọng có trong tế bào hồng cầu.

Khi hít vào, oxy trong không khí sẽ kết hợp với hemoglobin trong phổi, tạo thành oxyhemoglobin. Sau đó, oxyhemoglobin được vận chuyển đến các tế bào trong cơ thể để cung cấp oxy cho quá trình trao đổi chất. Sau khi đã trao đổi oxy, hemoglobin sẽ kết hợp với khí carbon dioxide tạo thành carbaminohemoglobin và vận chuyển về phổi để thải ra ngoài.

  • Chỉ số HBG tăng cao: có thể là dấu hiệu của mất nước, bệnh tim mạch, hoặc bỏng, do cơ thể tập trung hồng cầu vào máu để bù đắp lượng dịch bị mất.
  • Chỉ số HBG giảm: thường gặp trong các trường hợp thiếu máu, xuất huyết (mất máu), tán huyết (hồng cầu bị phá hủy).

HCT (Hematocrit) – Tỷ lệ thể tích hồng cầu trên thể tích máu toàn phần

Xét nghiệm hematocrit giúp đo lường tỷ lệ hồng cầu trong máu. Hồng cầu có nhiệm vụ vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Nếu tỷ lệ hồng cầu trong máu quá thấp hoặc quá cao, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý.

  • Hct tăng có thể là dấu hiệu của bệnh phổi, bệnh tim mạch, mất nước, hoặc chứng tăng hồng cầu (cơ thể sản xuất quá nhiều hồng cầu).
  • Hct giảm thường gặp trong các trường hợp mất máu, thiếu máu, xuất huyết (mất máu).

MCV (Mean corpuscular volume) – Thể tích trung bình của một hồng cầu

MCV (Mean Corpuscular Volume) là chỉ số thể tích trung bình của một hồng cầu, được tính bằng cách chia chỉ số hematocrit (Hct) cho số lượng hồng cầu. Giá trị MCV bình thường thường nằm trong khoảng từ 80 đến 100 femtoliter (fl).

  • MCV tăng cao: thường gặp trong các trường hợp thiếu máu hồng cầu to, như thiếu hụt vitamin B12, thiếu acid folic, bệnh gan, hoặc chứng tăng hồng cầu (cơ thể sản xuất quá nhiều hồng cầu).
  • MCV giảm: thường gặp trong các trường hợp thiếu máu thiếu sắt, thalassemia, hoặc thiếu máu do các bệnh mạn tính.

MCH (Mean Corpuscular Hemoglobin) – Lượng huyết sắc tố trung bình trong một hồng cầu

MCH (Mean Corpuscular Hemoglobin) là chỉ số đo lượng hemoglobin trung bình trong một hồng cầu. Chỉ số này được tính bằng cách chia chỉ số hemoglobin (HBG) cho số lượng hồng cầu, và giá trị bình thường thường nằm trong khoảng từ 27 đến 32 picogram (pg).

  • MCH tăng cao: thường gặp trong các trường hợp thiếu máu hồng cầu to, như thiếu hụt vitamin B12, thiếu acid folic, hoặc ở trẻ sơ sinh.
  • MCH giảm: thường gặp trong trường hợp thiếu máu thiếu sắt, hiếu máu đang tái tạo (cơ thể đang cố gắng sản xuất hồng cầu mới).

MCHC (Mean Corpuscular Hemoglobin Concentration) – Nồng độ trung bình của huyết sắc tố hemoglobin trong một thể tích máu

Xét nghiệm MCHC thường được thực hiện như một phần của xét nghiệm công thức máu toàn phần (CBC) để kiểm tra sơ bộ tình trạng thiếu máu. MCHC bình thường là từ 32-36g/dL hoặc 320-360g/L.

Nếu giá trị MCHC cao hơn hoặc thấp hơn mức bình thường, có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh thiếu máu. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện thêm các xét nghiệm khác để xác định chính xác nguyên nhân và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

RDW (Red Cell Distribution Width) – Độ phân bố kích thước hồng cầu

Xét nghiệm này đóng vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh thiếu máu và các tình trạng liên quan khác. Kết hợp với các xét nghiệm máu khác, RDW cung cấp thêm thông tin chi tiết về hồng cầu, hỗ trợ bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả hơn.

Giá trị RDW bình thường là từ 11 đến 15%. Nếu giá trị RDW cao có nghĩa là kích thước hồng cầu trong máu thay đổi nhiều hơn bình thường, có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý.

PLT (Platelet Count) – Số lượng tiểu cầu trong một thể tích máu

Ý nghĩa chỉ số xét nghiệm PLT
Ý nghĩa chỉ số xét nghiệm PLT

Tiểu cầu (PLT) là những tế bào máu nhỏ có vai trò quan trọng trong quá trình đông máu, giúp cầm máu khi bị tổn thương. Số lượng tiểu cầu trong máu được gọi là chỉ số PLT. Chỉ số PLT bình thường thường nằm trong khoảng từ 150.000 đến 400.000/cm3.

  • Chỉ số PLT tăng: Số lượng tiểu cầu tăng cao có thể gặp trong các trường hợp chấn thương, sau phẫu thuật cắt lá lách, viêm nhiễm, hoặc rối loạn tăng sinh tuỷ xương.
  • Chỉ số PLT giảm: Chỉ số PLT giảm thường gặp trong các trường hợp suy tủy xương, ung thư di căn, hóa trị liệu, bệnh lý tán huyết ở trẻ sơ sinh, hoặc do sử dụng một số loại thuốc.

PDW (Platelet Disrabution Width) – Độ phân bố kích thước tiểu cầu

PDW (Platelet Distribution Width) là một chỉ số đo lường sự đa dạng về kích thước của tiểu cầu trong máu, cho biết mức độ khác biệt về kích thước giữa các tiểu cầu. Chỉ số PDW thường nằm trong khoảng từ 6 đến 18%.

  • Giá trị PDW tăng: PDW tăng cao có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý như ung thư phổi, bệnh hồng cầu hình liềm, nhiễm khuẩn huyết. Điều này có nghĩa là các tiểu cầu trong máu có kích thước không đồng đều, có thể ảnh hưởng đến khả năng đông máu.
  • Giá trị PDW giảm: PDW giảm có thể gặp trong trường hợp nghiện rượu.

MPV (Mean Platelet Volume) – Thể tích trung bình của tiểu cầu trong một thể tích máu

MPV (Mean Platelet Volume) là chỉ số phản ánh thể tích trung bình của tiểu cầu trong máu, thường nằm trong khoảng 5-8 fL. Chỉ số này có thể thay đổi tùy theo tình trạng sức khỏe.

MPV tăng cao có thể là dấu hiệu của các bệnh lý như bệnh tim mạch sau nhồi máu cơ tim, đái tháo đường, tiền sản giật, hút thuốc lá, cắt lách, stress, nhiễm độc do tuyến giáp. Ngược lại, MPV giảm thường gặp trong các trường hợp thiếu máu do bất sản, hóa trị, bạch cầu cấp, lupus ban đỏ, giảm sản tủy xương.

Những lưu ý trước khi xét nghiệm máu

Để đảm bảo kết quả xét nghiệm máu chính xác và phản ánh đúng tình trạng sức khỏe của bạn, bạn cần lưu ý một số điều sau:

Một số loại xét nghiệm, bạn cần nhịn ăn trong khoảng thời gian từ 8-12 tiếng trước khi lấy máu.
Một số loại xét nghiệm, bạn cần nhịn ăn trong khoảng thời gian từ 8-12 tiếng trước khi lấy máu.
  • Không nên uống thuốc trước khi đi làm xét nghiệm: Nếu bạn đã uống thuốc, hãy thông báo ngay cho bác sĩ để được tư vấn và xử lý phù hợp. Bởi vì không phải loại thuốc nào cũng ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm máu.
  • Nhịn ăn: Bạn cần nhịn ăn trong khoảng 8-12 tiếng trước khi làm một số xét nghiệm như đường huyết, mỡ máu, gan mật,… Tuy nhiên, các xét nghiệm khác như HIV, cường giáp… có thể không yêu cầu nhịn ăn.
  • Không nên dùng chất kích thích: Các chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá… trước khi đi làm xét nghiệm. Các chất này có thể ảnh hưởng đến một số chỉ số trong máu và gây sai lệch kết quả xét nghiệm.

Qua việc phân tích các chỉ số trong xét nghiệm máu, chúng ta có thể thấy được tầm quan trọng của việc theo dõi sức khỏe định kỳ. Việc hiểu rõ ý nghĩa của từng chỉ số sẽ giúp chúng ta chủ động hơn trong việc chăm sóc sức khỏe bản thân và phòng ngừa các bệnh lý tiềm ẩn.

Khuyến cáo y khoa: Các bài viết của Phòng khám Đa khoa Phương Nam chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ