Tác giả: Nguyễn Hương Ngày đăng: Tháng mười một 13, 2024
Mục Lục Bài Viết
Siêu âm là kỹ thuật sử dụng sóng âm thanh có tần số cao để tạo ra hình ảnh bên trong cơ thể. Phương pháp được ứng dụng để khảo sát nhiều bộ phận quan trọng trong cơ thể, từ ổ bụng, sản khoa, tim mạch, phụ khoa, tuyến vú, tuyến giáp, ….Tuy nhiên, siêu âm cần có sự chỉ định và khuyến cáo từ bác sĩ.
Thông thường, siêu âm thường được thực hiện bên ngoài cơ thể (siêu âm không xâm lấn), trong một số trường hợp đầu dò siêu âm cần được đưa vào một số lỗ tự nhiên của cơ thể để quan sát các cơ quan bên trong.
Cụ thể:
Dựa vào mục đích thăm khám và cơ quan cần kiểm tra, siêu âm được chia thành ba loại chính: siêu âm không xâm lấn, siêu âm xâm lấn và siêu âm nội soi.
Phương pháp được sử dụng để kiểm tra các cơ quan và nội tạng ở vùng bụng và vùng chậu, như gan, thận,… cũng như các mô khác như cơ và khớp. Ngoài ra, siêu âm không xâm lấn còn được sử dụng trong siêu âm tim và siêu âm thai để theo dõi sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ.
Quy trình thực hiện: Bác sĩ sẽ bôi một lớp gel lên vùng da cần kiểm tra, sau đó sử dụng đầu dò di chuyển nhẹ nhàng trên vùng da đó để thu được hình ảnh rõ ràng nhất phục vụ cho việc chẩn đoán. Lớp gel giúp đầu dò di chuyển dễ dàng và ngăn ngừa sự tạo khoảng trống giữa đầu dò và da.
Trong trường hợp siêu âm tử cung hoặc xương chậu, người bệnh sẽ được yêu cầu uống nhiều nước để làm căng bàng quang, điều này có thể khiến họ cảm thấy khó chịu và muốn đi vệ sinh.
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu siêu âm xâm lấn để có được hình ảnh rõ ràng hơn của các cơ quan như tuyến tiền liệt, buồng trứng hoặc tử cung. Siêu âm đầu dò trực tràng cũng là một hình thức siêu âm xâm lấn.
Quy trình thực hiện:
Siêu âm nội soi là kỹ thuật kết hợp giữa nội soi và siêu âm, sử dụng một dây nội soi có gắn đầu dò siêu âm. Phương pháp giúp chẩn đoán và can thiệp các tổn thương ở đường tiêu hóa, mật, tụy, cũng như các tổn thương niêm mạc và ngoài niêm mạc ống tiêu hóa.
Đặc biệt, siêu âm nội soi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm, giúp tăng tỷ lệ điều trị khỏi bệnh lên đến 98-100%. Ngoài ra, kỹ thuật này còn giúp phát hiện các khối u nằm sâu trong ổ bụng với mức độ xâm lấn tối thiểu.
Thông thường, trước khi thực hiện siêu âm nội soi, bệnh nhân sẽ được sử dụng thuốc gây mê và gây tê vùng họng để giảm cảm giác khó chịu. Ngoài ra, vùng miệng và răng của bệnh nhân cũng được bảo vệ để tránh trường hợp cắn phải ống nội soi.
Công nghệ khoa học ngày càng phát triển, sóng siêu âm được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là y học. Dựa trên tần số, môi trường truyền và mục đích sử dụng, sóng siêu âm được phân loại thành nhiều loại khác nhau.
Sóng siêu âm là những sóng âm thanh có tần số rung động cao hơn mức tai người có thể nghe được. Thuật ngữ “siêu âm” được tạo thành từ hai từ Latin là “ultra” (nghĩa là “vượt ra ngoài”) và “sonic” (nghĩa là “âm thanh”). Về bản chất, sóng siêu âm không khác gì các loại âm thanh thông thường, chỉ khác biệt ở chỗ con người không thể nghe thấy chúng.
Sóng âm có tần số dao động trong một giây là từ 100 KHz đến 50 MHz. Vận tốc của sóng siêu âm tại một thời điểm nhất định và mức nhiệt độ cụ thể sẽ không thay đổi trong môi trường. Những âm có tần số dưới 20 Hz được gọi là hạ âm và những âm trên 20.000 Hz được gọi là siêu âm, đây là những vùng mà tại người không thể nghe thấy được. Phạm vi sóng âm mà tai con người có thể phát hiện được là từ 20 – 20.000 Hz. Bước sóng của chúng nhỏ hơn 333200 cm/s / 20000Hz = 1,66 cm (λ = v / f).
Dựa vào các yếu tố như tần số, môi trường truyền và mục đích sử dụng, sóng siêu âm được phân loại thành 2 loại chính:
Sóng âm phân loại theo tần số
Nhờ vào sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các máy siêu âm y tế ngày nay đa dạng hơn với nhiều loại khác nhau. Cụ thể như sau:
Siêu âm 2D là một kỹ thuật hình ảnh y khoa không xâm lấn, sử dụng sóng âm tần số cao để tạo ra hình ảnh hai chiều (2D) của các cơ quan và mô bên trong cơ thể. Hình ảnh này giúp các bác sĩ đánh giá tình trạng sức khỏe, phát hiện bệnh lý và theo dõi quá trình điều trị.
Máy siêu âm phát ra những sóng âm tần số cao mà tai người không nghe thấy được. Khi sóng âm gặp các mô trong cơ thể, chúng sẽ bị phản xạ lại và chuyển đổi chúng thành hình ảnh trên màn hình. Hình ảnh thu được là một mặt cắt của cơ thể, hiển thị các cấu trúc bên trong dưới dạng các vùng sáng tối khác nhau.
Về cơ bản, siêu âm 3D vẫn sử dụng sóng âm để tạo hình ảnh. Tuy nhiên, máy siêu âm 3D thu thập một lượng lớn dữ liệu từ nhiều góc độ khác nhau, sau đó máy tính sẽ xử lý và tổng hợp lại để tạo thành một hình ảnh 3 chiều sống động. Kỹ thuật giúp phát hiện sớm các bất thường, đặc biệt là các dị tật thai nhi. Bên cạnh đó, giúp theo dõi hiệu quả điều trị và phát hiện sớm các biến chứng.
Siêu âm 4D là công nghệ siêu âm tiên tiến hơn so với siêu âm 3D, cho phép tạo ra hình ảnh 3 chiều động, tức là chuyển động trong thời gian thực. Ứng dụng nhiều trong sản khoa, siêu âm 4D cho phép bác sĩ quan sát những chuyển động nhỏ nhất của thai nhi như mếu, cười, nhăn mặt, mút tay… giúp phụ huynh có những trải nghiệm tuyệt vời khi theo dõi sự phát triển của con trong bụng mẹ.
Máy siêu âm 5D được phát triển dựa trên nền tảng của các thế hệ trước, tích hợp thêm nhiều tính năng vượt trội. Nó tạo ra hình ảnh 5D sắc nét, chi tiết, kết hợp hình ảnh 4D với ánh sáng để thể hiện rõ nét các chi tiết của thai nhi như mắt, môi, mũi, miệng, chân tay, dây rốn… và thậm chí là những chuyển động nhỏ của bé.
Siêu âm Doppler dựa trên nguyên lý Doppler, tận dụng sóng âm thanh phản xạ từ các vật thể chuyển động. Nhờ đó, máy siêu âm Doppler có thể đo lường lưu lượng máu qua tim và các mạch máu trong cơ thể.
Kết quả đo được mã hóa thành màu sắc (siêu âm Doppler màu), âm thanh và dạng phổ sóng, giúp bác sĩ đánh giá tình trạng lưu thông máu, phát hiện các bất thường về tim mạch, mạch máu, và theo dõi sự phát triển của thai nhi.
Siêu âm trị liệu là một phương pháp vật lý trị liệu sử dụng sóng âm tần số cao để tác động vào các mô sâu bên trong cơ thể. Phương pháp này đã được ứng dụng rộng rãi trong y học để giảm đau, giảm viêm, tăng cường tuần hoàn máu và thúc đẩy quá trình lành thương. Đây là thiết bị y tế sử dụng sóng siêu âm có tần số cao (từ 1 đến 3 MHz) để điều trị các vấn đề sức khỏe.
Máy siêu âm cầm tay là một thiết bị y tế nhỏ gọn, di động, được thiết kế để thực hiện các cuộc siêu âm nhanh chóng và chính xác tại nhiều địa điểm khác nhau. Giống như các máy siêu âm khác, máy siêu âm cầm tay sử dụng sóng âm tần số cao để tạo ra hình ảnh của các cơ quan bên trong cơ thể.
Khuyến cáo y khoa: Các bài viết của Phòng khám Đa khoa Phương Nam chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.