Hướng dẫn cách đọc bảng đo thị lực chính xác, chi tiết

Trang chủ > Chuyên khoa > Trị liệu > Nhãn khoa > Hướng dẫn cách đọc bảng đo thị lực chính xác, chi tiết

Tác giả: ngocdo Ngày đăng: Tháng 9 23, 2024

Việc kiểm tra thị lực định kỳ là rất quan trọng để phát hiện sớm các vấn đề về mắt và bảo vệ sức khỏe đôi mắt tốt nhất. Vậy cách đọc bảng đo thị lực như thế nào để cho kết quả đúng? Hãy tham khảo hướng dẫn chi tiết được đề cập trong bài viết này của Đa khoa Phương Nam nhé!

Đo thị lực

Đo thị lực là quá trình kiểm tra khả năng nhìn của mắt để xác định xem mắt có nhìn rõ các vật thể ở khoảng cách khác nhau hay không. Việc kiểm tra thị lực thường được đo bằng các bảng ký tự, số hoặc hình ảnh đặt ở xa, người kiểm tra sẽ yêu cầu bệnh nhân đọc hoặc nhận diện các ký hiệu này. Kết quả đo được giúp xác định các vấn đề về mắt như cận thị, viễn thị, loạn thị hoặc các bệnh lý khác.

Đo thị lực là cách để đánh giá sức khỏe đôi mắt của bạn đang gặp vấn đề gì
Đo thị lực là cách để đánh giá sức khỏe đôi mắt của bạn đang gặp vấn đề gì?

Việc đo thị lực thường xuyên là rất quan trọng trong chăm sóc sức khỏe đôi mắt. Điều này giúp bạn phát hiện sớm những thay đổi về thị giác, từ đó có biện pháp điều chỉnh như đeo kính hoặc can thiệp y khoa kịp thời giúp bạn nhìn rõ hơn và thoải mái hơn trong cuộc sống hàng ngày.

Quy trình đo thị lực chuẩn

Hiện tại có rất nhiều cơ sở cung cấp dịch vụ đo thị lực như: Bệnh viện, phòng khám chuyên khoa mắt, các trung tâm mắt kính,… Điểm chung của những cơ sở uy tín đó là đều áp dụng chung quy trình đo thị lực chuẩn bao gồm các bước sau.

4 bước đo thị lực:

  • Bước 1: Đo khúc xạ tự động – Bước đầu tiên thường là sử dụng máy khúc xạ tự động. Máy này sẽ chiếu các tia sáng vào mắt để đo độ cong của giác mạc và độ hội tụ của thủy tinh thể. Từ đó, máy sẽ đưa ra một kết quả sơ bộ về độ cận, viễn, loạn thị của mắt.
  • Bước 2: Sử dụng bảng thị lực – Sau khi có kết quả đo khúc xạ, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn đọc các chữ cái, số hoặc hình ảnh trên bảng thị lực (thường là bảng Snellen) treo ở khoảng cách tiêu chuẩn, thường là 5 – 6m. Bảng này có các ký hiệu giảm dần về kích thước từ trên xuống dưới.
  • Bước 3: Thử kính – Dựa trên kết quả đo khúc xạ và việc đọc bảng thị lực, bác sĩ sẽ chọn ra một vài loại kính có độ số khác nhau để bạn thử. Bạn sẽ đeo từng loại kính, đọc bảng thị lực để so sánh để tìm ra cặp kính phù hợp nhất.
  • Bước 4: Đeo kính thử và quan sát – Sau khi chọn được cặp kính phù hợp, bạn sẽ đeo kính và đi lại trong phòng khám để quan sát các vật xung quanh. Bác sĩ sẽ hỏi dựa vào các thông tin bạn cung cấp về thị lực khi đeo kính, có bị nhức mỏi mắt, chóng mặt hay không từ đó đưa ra kết luận cuối cùng.

Đây là quy trình được đánh giá là chuẩn nhất. Tuy nhiên có thể thay đổi đôi chút tùy thuộc vào trang thiết bị, phương pháp của từng cơ sở khám mắt. 

Bảng đo thị lực là gì?

Bảng đo thị lực là công cụ dùng để kiểm tra khả năng nhìn rõ các vật thể ở khoảng cách khác nhau. Thông thường, bảng này bao gồm các dòng ký tự, số hoặc hình ảnh có kích thước giảm dần từ trên xuống dưới, được đặt ở một khoảng cách tiêu chuẩn từ 5 – 6 mét trước mặt người đo. Mục tiêu của bảng thể hiện số đo thị lực là kiểm tra mắt có thể nhận biết chính xác các chi tiết nhỏ ở khoảng cách nhất định hay không.

Khi bạn đọc đến dòng nào thì đó chính là kết quả thị lực của bạn
Khi bạn đọc đến dòng nào thì đó chính là kết quả thị lực của bạn

Khi đo thị lực, người ta sẽ yêu cầu bạn đọc những gì bạn nhìn thấy trên bảng. Bằng cách so sánh kết quả với bảng chuẩn, bác sĩ sẽ xác định được thị lực của bạn tốt hay kém, có bị cận thị, viễn thị, loạn thị hay không.

Cách đọc bảng đo thị lực 

Không phải chỉ có những bệnh viện, phòng khám mới đo được thị lực bởi vì bạn hoàn toàn có thể thực hiện việc này ngay tại nhà với những bước rất đơn giản. Thật đấy, nếu chưa nghe qua thì bạn thấy lạ lẫm nhưng việc này cũng chẳng có gì khó đâu, chỉ cần bạn tham khảo hướng dẫn chi tiết dưới đây.

Đọc bảng đo thị lực khá đơn giản, chỉ cần bạn làm theo 4 bước cơ bản bên dưới
Đọc bảng đo thị lực khá đơn giản, chỉ cần bạn làm theo 4 bước cơ bản bên dưới

Chuẩn bị:

  • Bảng đo thị lực: Bạn có thể in bảng đo thị lực Snellen từ internet hoặc mua tại các cửa hàng kính mắt. In bảng với kích thước chuẩn (A4).
  • Thước đo: Nên có thước để đo khoảng cách chính xác từ bạn đến bảng, thường là 3 hoặc 6 mét, tùy bảng.
  • Đèn hoặc nguồn ánh sáng tốt: Đảm bảo phòng có đủ ánh sáng, không quá chói hoặc tối, ánh sáng nên chiếu trực tiếp vào bảng. Lưu ý, ánh sáng chiếu vào bảng phải có cường độ trung bình là 100 lux và phải cao hơn 40% so với ánh sáng của phòng đo thị lực. 
  • Vị trí ngồi thoải mái: Nên bố trí một vị trí ngồi mà bạn cảm thấy thoải mái nhất.

Thực hiện

Khi đã có đủ mọi thứ cần thiết, giờ là lúc chúng ta cùng thực hiện việc đo thị lực ngay tại ngôi nhà thân yêu của mình mà không cần đến các bác sĩ, chuyên gia hỗ trợ.

Các bạn làm như sau:

  • Bước 1: Ngồi thoải mái tại 1 vị trí cố định, nhớ phải giữ thẳng lưng để mắt được làm việc với hiệu suất cao nhất nhé.
  • Bước 2: Che một mắt lại bằng tay hoặc một vật nào đó có thể che được tầm nhìn. 
  • Bước 3: Nhìn thẳng vào bảng và bắt đầu đọc từ dòng chữ lớn nhất. Đọc từ từ, chính xác, dừng lại ở dòng cuối cùng mà bạn đọc rõ nhất rồi ghi kết quả.
  • Bước 4: Tiến hành thực hiện tương tự như vậy với mắt còn lại rồi cũng ghi lại kết quả.

Một vài lưu ý cho bạn để đảm bảo được kết quả đo chính xác nhất:

  • Nên sử dụng các loại bảng đo có chữ đen trên nền trắng nhằm đảm bảo độ tương phản, dễ quan sát nhất.
  • Cho mắt nghỉ ngơi khi mỏi, nên nhớ chỉ đo thị lực khi mắt bạn trong trạng thái khỏe nhất nhé (thời gian nghỉ 15 phút, trong trường hợp bạn vừa từ vùng sáng vào vùng tối hơn).
  • Trẻ em cần được kiểm tra mắt mỗi 3 đến 6 tháng, trong khi người lớn nên khám định kỳ 6 đến 12 tháng một lần.
  • Khi nhận thấy các triệu chứng cận thị, bạn không nên trì hoãn mà hãy đi khám ngay lập tức tại các cơ sở khám uy tín, bệnh viện, … 

Khuyến cáo y khoa: Dựa vào kết quả sau khi đo của bạn sẽ xác định được tình trạng sức khỏe hiện tại của mắt. Tuy nhiên, lưu ý bạn nên khám tại bệnh viện hoặc cơ sở khám mắt uy tín để được bác sĩ tư vấn và phát hiện những vấn đề nghiêm trọng của mắt sớm. Việc tự thực hiện tại nhà khá đơn giản, nhanh chóng nhưng chỉ mang tính chất tham khảo!

Cụ thể như sau:

  • Thị lực 10/10: Mắt ở tình trạng tốt, không có vấn đề về thị lực, không cần điều chỉnh bằng kính.
  • Thị lực 6 – 7/10: Có dấu hiệu cận thị nhẹ, tương đương với khoảng 0.5 Diop, cần kiểm tra kỹ hơn để xác định việc có cần đeo kính không.
  • Thị lực 4 – 5/10: Độ cận ở mức trung bình, từ 1.5 – 2 Diop. Mắt cần sự hỗ trợ từ kính cận để nhìn rõ.
  • Thị lực dưới 3/10: Mắt có thị lực kém, độ cận cao từ 2 Diop trở lên, việc điều chỉnh bằng kính là cần thiết và có thể cần đánh giá thêm để tránh các bệnh lý khác.

Dựa vào bảng kết quả nhận được, nếu có bất kỳ thắc mắc nào thì bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để nắm rõ thông tin hơn nhé!

Các loại bảng đo thị lực phổ biến

Ở phần tiếp theo này, Đa khoa Phương Nam sẽ giới thiệu đến bạn những bảng đo thị lực từ cổ điển đến hiện đại, từ bảng chữ cái đơn giản đến những bảng đặc biệt. Thật thú vị là mỗi loại bảng đo đều có một mục đích riêng, phục vụ cho từng trường hợp cụ thể. Hãy cùng khám phá những loại bảng đo thị lực phổ biến nhất và xem loại nào phù hợp với bạn nhé. 

Bảng đo thị lực chữ C

Bảng đo thị lực chữ C (Landolt C) là một sự lựa chọn tuyệt vời, nó có thể áp dụng với mọi người, đặc biệt là các bé nhỏ hoặc những ai gặp khó khăn với bảng chữ cái. Điểm độc đáo của bảng này là các vòng tròn có khe hở nhỏ. Nhiệm vụ của bạn là xác định hướng của khe hở, đây được đánh giá là một cách kiểm tra đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả. Bảng đo tiêu chuẩn có kích thước và khoảng cách nhỏ dần từ trên xuống với 11 dòng.

Bảng chữ C có thể sử dụng được cho mọi người
Bảng chữ C có thể sử dụng được cho mọi người

Cách dùng: Đảm bảo khoảng cách giữa người cần đo mắt và bảng 5 là mét. Khi kiểm tra thị lực, người được đo chỉ đúng chiều xoay của chữ C.

Bảng chữ cái cận thị chữ E

Bảng chữ cái cận thị chữ E rất thân thuộc với hầu hết chúng ta. Thay vì dùng nhiều chữ cái, bảng này chỉ sử dụng chữ E xoay theo các hướng khác nhau. Bạn chỉ cần chỉ ra hướng của chữ E, giúp đo thị lực một cách dễ dàng mà không cần phải nhận biết các ký tự.

Dạng bảng này cũng được sử dụng nhiều vì sự tiện lợi
Dạng bảng này cũng được sử dụng nhiều vì sự tiện lợi

Cách dùng: Đảm bảo khoảng cách giữa người cần đo với bảng là 5 mét. Người đo cần chỉ đúng hướng xoay của chữ E/ dùng miếng nhựa hình chữ E xoay đối chiếu với hình nhìn được trên bảng đo thị lực.

Bảng đo mắt cận thị Snellen

Bảng Snellen cũng là 1 loại bảng phổ biến, được dùng nhiều tại các phòng khám mắt. Với các dòng chữ cái in hoa L, F, D, O, I, E với 11 dòng có kích thước giảm dần, bảng Snellen giúp đánh giá chính xác thị lực của bạn qua từng dòng ký tự. Đây là bảng mà hầu hết chúng ta đều đã từng trải nghiệm khi đi khám mắt.

Đây là loại bảng phổ biến sử dụng nhiều tại các trung tâm, phòng khám mắt
Đây là loại bảng phổ biến sử dụng nhiều tại các trung tâm, phòng khám mắt

Cách dùng: Người cần kiểm tra thị lực phải cách bảng một khoảng 5 mét. Đọc tên các chữ cái theo thứ tự từ trên xuống, trái sang phải, tuân theo hướng dẫn đã cho.

Bảng đo thị lực hình

Dòng bảng này dành riêng cho trẻ em và người gặp khó khăn trong việc đọc chữ, bảng đo thị lực hình sử dụng các hình ảnh dễ nhận biết như ngôi sao, mặt trời hay quả táo có kích thước giảm dần từ trên xuống. Đây là phương pháp kiểm tra rất thân thiện, đảm bảo các bé có thể tham gia một cách vui vẻ, thoải mái.

Bảng đo này sử dụng đo thị lực cho trẻ em
Bảng đo này sử dụng đo thị lực cho trẻ em

Cách dùng: Đảm bảo khoảng cách của người cần đo với bảng là 5 mét. Sau đó, njgười được đo cần chỉ đúng tên của con vật hoặc đồ vật theo thứ tự từ trên xuống dưới cho đến khi không thể đọc được nữa.

Bảng cận thị Parinaud

Loại bảng đặc biệt dành cho những ai gặp vấn đề với cận thị hoặc lão thị. Đây là bảng đo thị lực thông dụng nhất được dùng cho người biết chữ, bảng bao gồm các câu ngắn bên cạnh có ghi các số thị lực cụ thể. Dùng để giúp kiểm tra khả năng đọc gần thông qua việc đọc các dòng chữ với kích thước khác nhau.

Loại bảng này giúp đánh giá khả năng đọc ở vị trí gần
Loại bảng này giúp đánh giá khả năng đọc ở vị trí gần

Cách dùng: Đảm bảo khoảng cách từ 30 đến 35 cm. Theo thứ tự từ trên xuống, hãy đọc tuần tự các ký tự được hiển thị trên bảng.

Bảng đo thị lực dạng thẻ

Với thiết kế nhỏ gọn, bảng đo thị lực dạng thẻ dễ dàng mang theo và sử dụng bất cứ lúc nào. Loại bảng này rất phù hợp cho những người muốn tự kiểm tra thị lực một cách nhanh chóng tại nhà hoặc khi di chuyển, đảm bảo tính linh hoạt cao, sự tiện lợi cao. Các ký tự trên bảng được thiết kế với kích thước nhỏ, phù hợp tiêu chuẩn để đánh giá khả năng nhìn gần, mỗi hàng trên bảng đều được ghi chú rõ mức thị lực tương ứng.

Loại thẻ này tiện lợi, dễ sử dụng
Loại thẻ này tiện lợi, dễ sử dụng

Cách dùng: Người thực hiện kiểm tra giữ tấm thẻ cách mắt khoảng 30 đến 35 centimet. Sau đó, họ đọc tuần tự các ký hiệu được hiển thị trên thẻ, tuân theo các hướng dẫn đã được cung cấp.

Có quá nhiều sự lựa chọn cho bạn để thực hiện việc đo thị lực tại nhà đúng không ạ. Mỗi loại bảng đều có những ưu điểm riêng, giúp bạn có được kết quả kiểm tra thị lực chính xác nhất. Thông qua những điểm mạnh này, bạn hãy tham khảo kỹ và chọn 1 cái phù hợp nhất với mình nhé.

Bác sĩ tại Phương Nam mách bạn cách chăm sóc mắt hàng ngày

Chăm sóc mắt hàng ngày là yếu tố quan trọng để bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa các vấn đề không tốt xảy ra với đôi mắt. Dưới đây là những gợi ý từ các bác sĩ nhãn khoa tại Phòng khám Đa khoa Phương Nam nhằm giúp bạn duy trì đôi mắt khỏe mạnh và sáng rõ. Hãy tham khảo để áp dụng vào cuộc sống hàng ngày nhằm giúp mắt luôn sáng và cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn nhé.

Bảo vệ, chăm sóc đôi mắt mỗi ngày để mắt luôn sáng, khỏe
Bảo vệ, chăm sóc đôi mắt mỗi ngày để mắt luôn sáng, khỏe

Một số lưu ý khi chăm sóc mắt:

  • Duy trì việc khám mắt định kỳ: Cụ thể, trẻ em nên khám 3 – 6 tháng/lần, người lớn 6 – 12 tháng/lần. Với những đối tượng có dấu hiệu cận thị, giảm thị lực thì nên đi khám ngay.
  • Cho mắt có khoảng nghỉ ngơi thường xuyên: Cụ thể để giảm thiểu mỏi mắt khi làm việc với các thiết bị điện tử, hãy thực hiện quy tắc 20-20-20 nghĩa là cứ sau mỗi 20 phút làm việc, hãy nhìn xa khoảng 20 feet (6 mét) trong ít nhất 20 giây. Điều này giúp mắt được thư giãn và giảm căng thẳng.
  • Sử dụng kính mát chống UV: Khi ra ngoài, đặc biệt là vào những ngày nắng gắt, việc sử dụng kính mát chống UV là cần thiết. Nó sẽ giúp bảo vệ mắt khỏi tia UV có hạ, giảm mỏi mắt, giúp bạn nhìn rõ hơn trong điều kiện ánh sáng mạnh.
  • Đảm bảo khoảng cách giữa mắt và màn hình ít nhất là 50 – 70 cm: Điều chỉnh độ sáng của màn hình để không quá chói hoặc quá tối. Việc này giúp giảm căng thẳng cho mắt, tăng hiệu quả làm việc hoặc giải trí.
  • Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho mắt: Trong chế độ ăn uống, nên bổ sung nhiều rau xanh, trái cây, các loại thực phẩm chứa omega-3 để hỗ trợ chức năng thị giác, bảo vệ mắt khỏi các tác nhân gây hại, giảm nguy cơ mắc các bệnh về mắt.

Với tất cả những thông tin cập nhật bên trên, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ tầm quan trọng của việc đo thị lực và cách chăm sóc sức khỏe đôi mắt là như thế nào. Mong rằng qua bài viết này, bạn sẽ biết cách đọc bảng đo thị lực tại nhà và kiểm soát tốt hơn tình trạng của đôi mắt của mình. Hãy chia sẻ kiến thức này đến với nhiều người hơn nhé!

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ